Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Cell ngày 30/3 chỉ ra, khi thực vật bị thiếu nước hoặc có vấn đề áp lực sẽ không ngừng phát “tiếng kêu” , mỗi giờ có thể tới 50 lần âm thanh ngắt quãng, chỉ là tần số vào khoảng từ 40 – 80 kHz nên tai người không nghe được.

Thực vật
(Ảnh: Anatolii Mikhailov/ Shutterstock)

Theo thông tin nghiên cứu được đưa tin từ ScienceAlert và Guardian…, các nhà khoa học tại Đại học Tel Aviv ở Israel đã sử dụng micrô đặc biệt để ghi lại sóng siêu âm sinh ra từ thực vật như cà chua và thuốc lá để trong hộp cách âm và nhà kính. Trước đó những cây này đã được xử lý theo cách khác nhau, có cây đã 5 ngày không được tưới nước, có cây đã bị cắt tỉa cành, lần này nhóm nghiên cứu chủ yếu muốn biết xem cây có phát ra âm thanh hay không và những âm thanh đó có bị ảnh hưởng bởi trạng thái của cây hay không.

Kết quả nghiên cứu cho thấy tần số âm thanh do thực vật tạo ra là 40 – 80 kHz. Nghiên cứu phát hiện khi thực vật bình thường không bị bất cứ áp lực nào thì mỗi giờ chúng kêu chưa đến một lần, nhưng khi cây bị mất nước hoặc bị thương tổn thì tiếng kêu của chúng mỗi giờ có thể lêu tới 30 – 50 lần, và khoảng cách đo giúp có thể phát hiện được là từ 3 – 5 mét.

Trong điều kiện thiếu nước, mỗi giờ cà chua phát ra tổng cộng 35 lần sóng âm thanh, trong khi thuốc lá mỗi giờ phát ra 11 lần; nếu cắt hết rễ và cành thì trung bình mỗi giờ cà chua sẽ phát ra 25 lần còn đối với thuốc lá là 15 lần. Ngược lại, những cây khác không bị thương tổn hay áp lực thì tiếng kêu trung bình mỗi giờ chưa tới 1 lần.

Nhóm nghiên cứu cũng đang thử nghiệm nhiều loại cây trồng, ngoài cà chua và cây thuốc lá, âm thanh đã được ghi lại trên lúa mì, ngô, nho và xương rồng, chỉ có điều tai người không thể nghe thấy những âm thanh này, hiện không rõ những âm thanh này sinh ra như thế nào cũng như liệu âm thanh có được sinh ra trong những điều kiện bất lợi như bức xạ cực tím và nhiệt độ khắc nghiệt hay không.

Các nhà khoa học cho biết có thể ứng dụng khám phá này trong canh tác, giúp cho người trồng có thể tưới tiêu đúng giờ giấc hoặc phát hiện các vết thương trên cây trồng và chăm sóc cây trồng tốt hơn.

Theo New Scientist, nhóm nghiên cứu tại Đại học Tel Aviv ở Israel suy luận rằng, ngoài việc phát ra sóng âm thanh trong không khí, thực vật còn có thể nghe và thậm chí phản ứng với sóng âm thanh của các loài thực vật khác. Kiến thức thông thường chúng ta vẫn biết cho rằng thực vật gần như im lặng, nhưng kết quả của nghiên cứu này đã thay đổi ấn tượng lâu nay của chúng ta về thực vật. Trong tương lai, kết quả nghiên cứu có thể được ứng dụng vào nông nghiệp, theo đó người nông dân có thể dùng sóng âm để nắm bắt tình hình cây trồng.

Theo thông tin của trang web công nghệ outsideplaces.com vào ngày 8/2/2018, nhiều thí nghiệm đã xác nhận rằng thực vật có ý thức. Ví dụ, vào ngày 5/2/2018, tạp chí The American naturalist đã công bố nghiên cứu về cây bắt ruồi, cho biết rằng cây bắt ruồi có tính chọn lọc khi bắt côn trùng, theo đó không bắt loại côn trùng có lợi cho quá trình thụ phấn của cây.

Nhà sinh vật học của Đại học Bang North Carolina đã nêu trong bài báo rằng, hầu hết các loài côn trùng mà cây bắt ruồi bắt là nhện và ruồi, rất ít khi xảy ra đối với ong và một số loài bọ cánh cứng, nhưng họ không hiểu tại sao cây bắt ruồi không ăn ong. Một lý giải được đưa ra là ong có ích cho sinh trưởng của cây, nếu vậy phải chăng cây có “ý thức”?

Vương Quân

Video: Con người mãi mãi luôn cần có nhau