Bảo tàng di vật đá ở Peru (P2): Số phận khi ‘dám’ thách thức thuyết tiến hóa
- thành tâm
- •
Tôi đi đến kết luận rằng thái độ phủ nhận của giới khoa học chính thống khiến GS. Cabrera tức giận và buồn chán. Ông thường xuyên nói về sự tức giận đối với sự từ chối của các nhà khoa học chủ lưu đối với thư viện khắc hoạ trên đá này. “Ai cũng có thể đọc những hòn đá này như một quyển sách!” vị giám đốc bảo tàng nhấn mạnh.
(Trích phần 1: Từ phong trào đào mộ đến sự vùi dập của truyền thông)
Khám phá tuyệt vời hay trò giả mạo?
Giáo sư Javier Cabrera Darquea đã dùng hàng thập kỷ để xây dựng một trong những bảo tàng kỳ lạ nhất hành tinh mà tôi từng thấy. Các hiện vật nhiều đến mức nếu chúng là chân thực thì có thể phải viết lại lịch sử của nhân loại. Những ai viễn du để nghiên cứu các bí ẩn của hành tinh chúng ta cũng thường xuyên gặp phải các hiện vật bí ẩn và khó chấp nhận tương tự.
Trong vô số các bảo tàng, ai cũng có thể học về thuyết tiến hoá của loài người, thông thường là qua các chi tiết hình ảnh. Các buổi buổi triển lãm cầu kỳ mô tả sự phát triển từ một cấu trúc đơn bào nguyên thủy trở thành một chuyên gia máy tính. Từ đó, người xem có thể theo dõi cơ chế của tiến hoá: nguồn lực thúc đẩy sáng tạo ra cuộc sống tiện nghi hiện nay, cũng như sự phát triển của con người từ ‘người tinh khôn’ trở thành nhân loại hôm nay.
Thuyết tiến hoá được vinh danh như một dạng thức hiện đại của vị thần được khoa học công nhận. Chỉ vài thế kỷ trước việc nghi ngờ Chúa trong Kinh thánh được cho là báng bổ. Nguồn động lực thúc đẩy chính của con người là Đức Chúa Cha, Sáng Thế Chủ thì không còn nữa, con người hiện đại và hiểu biết đã đi theo một thuyết giáo mới. Giới khoa học còn phản bác ghê gớm hơn đối với vị nữ thần mà theo các hệ thống tín ngưỡng cổ xưa là người đã liên tục sản sinh ra sự sống và cai quản luân hồi. Vị thần tối cao mới của khoa học hiện đại là Thuyết tiến hoá đã thay thế nữ thần này. Hiện nay, thuyết tiến hoá cũng linh thiêng đối với những giai tầng cao nhất của giới quý tộc khoa học không khác gì Chúa toàn năng trong Kinh Thánh vài thế kỷ trước.
>> Thổ Nhĩ Kỳ sẽ ngưng dạy thuyết tiến hóa trong trường phổ thông
Tuy nhiên một số điều thực ra đã thay đổi: hàng thế kỷ trước, những kẻ dị giáo bị tra tấn và thiêu chết. Ngày nay, họ cũng phải lo lắng cho “nồi cơm” nếu có tham vọng tìm một vị trí trong hệ thống khoa học. Các đoàn thể vô thần trong khoa học cũng có những cấm kỵ của họ. Các xuất bản khoa học hiện nay cũng tuyên bố “sự thật” một cách mạnh mẽ giống như các luận thuyết tôn giáo trước kia với rất nhiều lý luận khác nhau.
Và cũng giống như các nhà thần học trước kia đã từng tiêu huỷ những nội dung không phù hợp với Kinh Thánh hay đơn giản là nghiêm cấm chúng, thì các hiện vật bảo tàng không phù hợp với học thuyết phổ quát cũng chịu số phận thảm hại. Nếu như chúng không bị tiêu huỷ thì cũng mất hút trong các tầng hầm mốc meo – vì chúng được xem là vô giá trị.
Một tiêu chí không được phép nghi vấn của “Sự thật khoa học” là: sự tiến hoá dẫn đến sự phát triển liên tục và từ từ. Con người hiện đại là đỉnh cao của phát triển, tất cả tổ tiên của con người, tất cả các nền văn hoá trước kia đều là nguyên thuỷ lạc hậu. Không thể có chuyện tồn tại các nền văn hoá tiên tiến với rất nhiều lĩnh vực vượt xa chúng ta từ hàng nghìn, hoặc ngay cả hàng vạn năm trước. Tại sao không thể? Bởi vì theo cái khung của hệ tư tưởng khoa học, không thể có một nền văn hoá cao cấp như thế tồn tại. Tuy nhiên, những ai muốn nghiên cứu lịch sử nhân loại một cách không thành kiến, nhìn lịch sử như một quyển sách hấp dẫn và phong phú, thì không nên ràng buộc suy nghĩ vào một giáo điều cứng nhắc áp đặt nào cả.
>> Tiến sĩ Rupert Sheldrake: 10 giáo điều của khoa học (Video)
Nh`ững vật thể không phù hợp với các quan niệm phổ quát của lịch sử sẽ không được trưng bày ở những căn phòng trang trọng trong các bảo tàng của chúng ta. Chúng phải chịu số phận đáng thương là nằm trong kho hoặc tầng hầm nơi công chúng không thể tiếp xúc tới. Hoặc chúng đơn giản bị lãng quên.
Những vật thể không có chỗ trong các học thuyết khoa học chính thống sẽ ngay lập tức bị tuyên bố là giả mạo. Chúng chắc chắn là giả mạo, chúng không thể là chân thực, bởi vì chúng không được phép là chân thực
Những viên đá khắc và tượng gốm của giáo sư Cabrera mô tả rất rõ ràng các loài bò sát tiền sử hoặc khủng long. Ai có thể lý giải được những vật thể như thế? Làm thế nào để xếp loại chúng? Người ta có thể dễ dàng tuyên bố chúng là giả mạo, chiểu theo một phán quyết đơn giản: hàng nghìn năm trước, con người ở Nam Mỹ không thể biết gì về các con bò sát tiền sử. Do đó, các hiện vật mô tả bò sát tiền sử không thể có tuổi hàng nghìn năm.
>> Tại sao bạn cho mình đúng ngay cả khi bạn đang sai?
Một cách tiếp cận khác
Tuy nhiên, vẫn có một cách suy nghĩ khác! Sẽ ra sao nếu hiểu biết của chúng ta về trình độ của con người sống hàng nghìn năm trước ở Nam Mỹ có thể là sai? Có thể chúng ta phải thay đổi các giả định về quá khứ của Nam Mỹ để giải thích được các khám phá khảo cổ khó chấp nhận kia. Những luận định của chúng ta về nhân loại quá khứ không thể là những nguyên lý bất di bất dịch. Chúng cần phải được liên tục kiểm định.
Đáng tiếc, khoa học chính thống đã xem các nhận thức đó như là một luật định, họ đã từ chối công nhận các khám phá khảo cổ không phù hợp với quan điểm truyền thống về quá khứ. Những tác phẩm về khủng long với tuổi hàng nghìn năm bị ghẻ lạnh bởi các chuyên gia của khoa học chính thống. Nhưng chúng vẫn đang tồn tại ở đó.
Vào năm 1897, ông Waldemar Julsrud, một thương gia người Bremen, đã di cư đến Mexico. Cũng giống Heinrich Schliemann (thương gia, nhà khảo cổ nổi tiếng, 1822-1890), Julsrud cũng là một nhà khảo cổ thực địa giàu lòng đam mê. Khoa học không chấp nhận Schliemann, người đã khám phá được vị trí của thành Troy huyền thoại. Các khám phá của Julsrud có thể còn quan trọng hơn nhiều đối với lịch sử nhân loại. Nếu ai muốn đọc lịch sử chân thực của nhân loại như một quyển sách, người đó nhất định không thể bỏ qua các tác phẩm của Julsrud. Trong suốt quãng thời gian từ 1944 đến 1952, ông đã thuê người bản địa khai quật được hơn 33.000 tượng điêu khắc nhỏ. Vô số trong đó là hình ảnh của bò sát hoặc khủng long. Chưa một ai đã từng phân tích khoa học đối với những tượng điêu khắc kỳ lạ này. Vậy mà tất cả chúng bị đóng thùng và khoá lại, rồi gán nhãn là giả mạo. Chúng không thể là chân thực, bởi vì chúng không được cho phép là chân thực.
Ông Waldemar Julsrud đã biến căn nhà rộng của mình thành một bảo tàng có người ở. Bất kỳ chỗ trống nào đều được tận dụng. Người sống trong đó chia sẻ không gian với các hình tượng đất sét nằm ở mọi nơi, trên bàn, trong phòng, trên kệ và trong các tủ trưng bày. Nhà của Julsrud đã trở thành một thế giới kỳ lạ nơi mà con người và các sinh vật trông như quái vật sống cùng nhau. Hàng nghìn bức tượng nhỏ mô tả một thế giới giống như bộ phim bí ẩn nào đó của thế kỷ 21 chứ không phải một sự thật trên Trái Đất. Số lượng các du khách tò mò đến triển lãm đặc biệt này ngày càng tăng một cách đều đặn.
Tuy nhiên những đại diện của khoa học hiện đại cho rằng không cần thiết phải tìm hiểu các hiện vật đó kỹ lưỡng hơn. Chúng chỉ có thể là giả mạo bởi vì chúng phải như thế. Và chúng nhất định phải là giả mạo bởi vì chúng bị nghiêm cấm trở thành hiện vật chân thực. Ngay cả một cái liếc qua cũng là quá nhiều đối với bất kỳ nhà khoa học nào… ít ra là một cách công khai.
Sau khi ông Waldemar Julsrud qua đời vào năm 1964, tất cả bộ sưu tập đã bị tống vào nhà kho. Chúng đã ngủ yên ở đó và khoá khỏi tầm mắt của công chúng cho đến khi các nhà nghiên cứu tư nhân dấy động sự quan tâm đến khám phá chấn động này vào cuối thập kỷ 90. Cuối cùng cũng đã có người tiến hành phân tích khoa học những hiện vật này. Vì sao kết quả lại không được công bố? Vì sao không ai hào hứng công bố kết quả về tuổi của các hiện vật ‘giả mạo’ này? Có phải vì kết quả kiểm tra không phải là kết quả họ mong muốn? Có phải những khám phá đó không phải là trò giả mạo thời hiện đại?
Sự thật là cả ba viện nghiên cứu khoa học ở Bắc Mỹ đều đã kiểm tra các hiện vật của Julsrud. Hoàn toàn độc lập với nhau, họ đều đưa ra kết quả giống nhau, chứng tỏ một điều: các hiện vật cổ này không phải là giả mạo! Quá trình kiểm định được tiến hành bởi:
- Viện nghiên cứu đồng vị Teledyne, Westwood, New Jersey, Mỹ;
- Bảo tàng trung tâm khoa học ứng dụng cho khảo cổ học, đại học Pennsylvania, Mỹ;
- Phòng thí nghiệm Geochron, Massachusetts, Mỹ.
Nếu tổng kết lại kết quả của những kiểm định khoa học này, thì những tượng vật nhỏ bí ẩn kia đã được tạo ra từ rất xa xưa, khoảng giữa 4500 đến 2500 TCN. Thế nhưng đã có ai phục hồi lại danh dự cho ông Julsrud sau khi cái mũ chụp “giả mạo” kia đã bị bác bỏ?
Kiểm định các bức tượng bò sát
Một sự thật khác là bộ sưu tập của Julsrud còn có rất nhiều hình tượng các loài bò sát. Phân tích khoa học xác nhận rằng các hiện vật này có tuổi rất cao. Một số chúng đang được trưng bày ở bảo tàng Waldemar Julsrud, vốn được khai trương vào ngày 28/2/2002 ở Acambaro, Mexico. Hàng thập kỷ sau khi ông Julsrud qua đời thì ước mơ của nhà nghiên cứu không mệt mỏi đó cuối cùng đã thành hiện thực.
Còn một sự thật nữa: bảo tàng của giáo sư Cabrera cũng chứa các tác phẩm khắc họa loài bò sát. Những vật thể này cũng bị đóng thùng và khoá kín lại, chúng bị dè bỉu và bôi nhọ là giả mạo. Nhưng cũng có các nghiên cứu khoa học nhận định rằng chúng là những vật thể rất cổ.
Vào mùa hè 1967, công ty Minera Mauricio Hochschild tiến hành kiểm tra các hòn đá chạm khắc này. Giáo sư Javier Cabrera Darquea đưa cho tôi xem các tài liệu liên quan ở trong bảo tàng của ông. Kết quả thật chấn động, nhưng cho đến nay phần lớn vẫn bị bưng bít. Giáo sư địa chất học Erik Wolf đã phân tích lớp ôxy hoá ở trên các rãnh. Các vật mẫu khác cũng được kiểm tra bởi giáo sư Josef Frenchen của Viện nghiên cứu Mineralogie und Petropraphie của trường đại học Bonn. Vào mùa xuân năm 1969, kết quả đã rõ ràng. Theo báo cáo, các vật thể được chạm khắc phải được thực hiện ít nhất 12.000 năm trước. Cũng không trừ khả năng có thể còn lâu hơn.
Năm 2002, Maria del Carmen Olazar Benguira và Felix Arenas Marsical tiến hành khai quật trong sa mạc giữa Nasca và Ica. Họ làm việc nhiều ngày trong điều kiện hết sức khó khăn. Tại 200m dưới đỉnh Cerro Norte họ đã tìm thấy các hòn đá chạm khắc cho riêng mình, chúng gần giống với các hiện vật trong bảo tàng của giáo sư Cabrera. Trong bảo tàng của giáo sư Cabrera, các hình ảnh mô tả những quy trình y học phức tạp đã làm kinh ngạc người xem, dù chúng được khắc hoạ trên đá hay là các tượng vật nhỏ bằng đất sét.
Một trong các hòn đá được khai quật năm 2002 cũng mô tả cảnh tượng giải phẫu giống các hiện vật ở bảo tàng Cabrera: một người nằm trên bàn, trong một buổi giải phẫu; bác sĩ giải phẫu rõ ràng đang đặt con dao lên người bệnh nhân.
Một số hòn đá được ‘phủ bởi các lớp trầm tích’. Tác giả Burgin viết rằng trầm tích hữu cơ ở trong các mẫu đất và đá có tuổi tương ứng lớn hơn 61.196 hoặc 99.240 năm theo phương pháp định tuổi bằng phương pháp phát quang nhiệt (thermoluninescence) với sai số từ 5000 đến 8000 năm.
Tác giả Luc Burgin từng phát biểu kết thúc buổi triển lãm về các ‘hòn đá Ica’ như sau: “Lịch sử không hồi kết của các hòn đá Ica đã được làm phong phú hơn bằng một chương mới. Nó sẽ tiếp diễn như thế nào đây?”
Tác giả Walter-Jorg Langbein đã từng xuất bản khoảng 60 quyển sách viết về các bí ẩn của thế giới, nhiều quyển đã trở thành best-seller.
Theo ancient-origins.net
Thành Tâm biên dịch
Xem thêm:
Từ khóa đạo đức trong khoa học Peru văn minh cổ đại thuyết tiến hoá