BlackRock, nhà quản lý tài sản lớn nhất thế giới, đang gặp khó khăn ở Trung Quốc. Hiện tại, thành tích tầm thường của công ty này ở Trung Quốc là một hình ảnh thu nhỏ của những ‘gã khổng lồ’ Phố Wall. Giấc mơ kiếm tiền từ Trung Quốc của họ dường như đang tan vỡ.

shutterstock 372720859
(Nguồn: Castleski/ Shutterstock)

Năm 2021, BlackRock trở thành công ty quản lý tài sản toàn cầu đầu tiên vận hành hoạt động kinh doanh quỹ tương hỗ (Mutual Fund) thuộc sở hữu hoàn toàn tại Trung Quốc vào năm 2021. Tuy nhiên, theo nhà cung cấp dữ liệu tài chính Wind, BlackRock đứng thứ 145 trong số gần 200 công ty quỹ tương hỗ Trung Quốc về tài sản được quản lý trong nước Trung Quốc. Các công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn của Trung Quốc như Fidelity International và Neuberger Berman thậm chí còn được xếp hạng thấp hơn.

Cùng với việc chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kích động chủ nghĩa dân tộc và đàn áp các công ty nước ngoài, các doanh nghiệp bản địa ngày càng có xu hướng chuyển sang các công ty tài chính Trung Quốc, lưu lượng lượng giao dịch của nhiều ngân hàng đầu tư của Mỹ tại Trung Quốc đã chậm lại. Bên cạnh đó, nền kinh tế Trung Quốc đang chậm lại và khó khăn trong việc thu thập dữ liệu ngày càng gia tăng đã hạn chế sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài đối với tài sản của Trung Quốc.

Sắc lệnh hành chính mới của Tổng thống Joe Biden cấm người Mỹ đầu tư vào một số công ty Trung Quốc, đây là động thái mới nhất trong hàng loạt các biện pháp của phía Mỹ nhắm vào ĐCSTQ.

Ông Stephen Roach, cựu chủ tịch của Morgan Stanley khu vực Châu Á và thành viên cấp cao tại Trung tâm Trung Quốc Paul Tsai tại Trường Luật Yale, nói với tờ Wall Street Journal (WSJ): “Các mô hình kinh doanh phương Tây hoạt động tự do ở Trung Quốc vài năm trước hiện đang bị thách thức.”

Ông nói: “Môi trường hiện nay khó khăn hơn nhiều so với trước đây. Các kế hoạch mở rộng quy mô lớn ít nhất cũng đang bị gác lại.”

Số lượng ngân hàng đầu tư nước ngoài tham gia IPO của doanh nghiệp Trung Quốc thiếu trầm trọng

Theo báo cáo thường niên về tình hình kinh doanh tại Trung Quốc, Goldman Sachs, Morgan Stanley và JPMorgan Chase đều báo cáo doanh thu ngân hàng đầu tư ở Trung Quốc sụt giảm trong năm ngoái. Trong khi đó, doanh thu của các công ty cùng ngành Trung Quốc là CITIC Securities và China International Capital Corporation tăng lần lượt 6% và 0,3%.

Lấy Goldman Sachs làm ví dụ, trong thập kỷ qua, tập đoàn này đã chủ đạo hoặc đồng chủ đạo 7 đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) ở Trung Quốc, trong đó có một đợt phát hành vào năm 2022. Trong khi đó, CITIC Securities đã chủ đạo 57 đợt IPO chỉ riêng trong năm 2022. JPMorgan đã chủ đạo 2 đợt IPO vào năm ngoái, trong khi Morgan Stanley thì không.

Cùng với sự nhiệt tình của các nhà đầu tư quốc tế đối với Trung Quốc suy giảm, các doanh nghiệp xuyên biên giới cũng bị ảnh hưởng.

Dữ liệu của Wind cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 12 tỷ USD cổ phiếu nội địa Trung Quốc thông qua các kênh giao dịch phổ biến vào năm ngoái, mức thấp nhất kể từ năm 2016. Trong khi đó, họ đã rút khoảng 84 tỷ USD khỏi thị trường trái phiếu Trung Quốc vào năm 2022 và 20 tỷ USD vào năm 2023 tính đến cuối tháng 7/2023. Năm nay, nhu cầu của nước ngoài đối với cổ phiếu và trái phiếu Trung Quốc đã tăng lên, tuy nhiên thời kỳ mua số lượng lớn dường như đã kết thúc.

Hiệu quả của các công ty quản lý tài sản nước ngoài kém so với chỉ số chung của thị trường

Đối với các nhà quản lý tài sản, các tổ chức quốc tế đang gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với các đối thủ lớn hơn của Trung Quốc. Các đối thủ cạnh tranh này bán nhiều loại quỹ tương hỗ hơn, bao gồm các sản phẩm tập trung vào các ngành cụ thể và chủ đề đầu tư.

Vào năm 2021, sau khi huy động được 6,68 tỷ nhân dân tệ (khoảng 917 triệu đô la Mỹ), BlackRock đã niêm yết quỹ tương hỗ đầu tiên của mình tại Trung Quốc – Quỹ Chứng khoán New Horizon Hybrid, đầu tư vào hàng chục cổ phiếu vốn hóa cỡ vừa và lớn niêm yết ở Trung Quốc Đại Lục.

Quỹ này có tài sản giảm 47% tính đến ngày 30/6, đã bị ảnh hưởng bởi các khoản mua lại của nhà đầu tư và lợi nhuận âm 30% kể từ khi ra mắt. Cổ phiếu đã hoạt động kém hiệu quả so với chỉ số chung của thị trường. Trong cùng thời gian, chỉ số CSI 300 của các cổ phiếu lớn nhất niêm yết trên sàn chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến là âm 16%.

Tập đoàn Vanguard, một nhà quản lý tài sản lớn khác của Mỹ, đã đi một con đường khác sau khi lên kế hoạch thâm nhập vào Trung Quốc. Vanguard đã tạm dừng việc chuẩn bị triển khai hoạt động kinh doanh quỹ tương hỗ ở Trung Quốc vào năm 2021, sau khi nhận ra rằng việc xây dựng một hoạt động kinh doanh quan trọng ở đó sẽ khó khăn và tốn kém. Tập đoàn này vẫn điều hành một liên doanh dịch vụ tư vấn robot với công ty fintech Ant Group.

Nhiều nhà phân tích Phố Wall đã đưa ra dự báo lạc quan cho thị trường Trung Quốc vào đầu năm 2023, dự đoán chi tiêu của người tiêu dùng sẽ tăng vọt khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới mở cửa trở lại sau các hạn chế do COVID-19. Nhưng giờ đây, một loạt dữ liệu kinh tế đáng lo ngại từ Trung Quốc đã khiến Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc bất ngờ điều chỉnh giảm lãi suất chủ chốt trong. Chính quyền ĐCSTQ cũng cho biết họ sẽ ngừng báo cáo tỷ lệ thanh niên thất nghiệp sau nhiều tháng tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên tăng trưởng chóng mặt.

Ông Andrew Collier, giám đốc điều hành của Orient Capital Research ở Hồng Kông, nói với WSJ rằng Phố Wall hiện đang phải đối mặt với “những rủi ro địa chính trị khiến những khoản đầu tư này không còn đáng để tiêu tốn thời gian và công sức, đặc biệt nếu bạn kiếm không được rất nhiều tiền”.