TikTok sẽ ra mắt một nền tảng thương mại điện tử tại Hoa Kỳ vào tháng 8, để bán hàng hóa do Trung Quốc sản xuất cho người Mỹ. TikTok muốn sao chép các nền tảng mua sắm thành công như Shein và Temu.

shutterstock 1977831479
(Ảnh minh họa: 19 STUDIO / shutterstock)

TikTok hiện đang bắt chước kế hoạch bán hàng của Amazon, xây dựng trung tâm mua sắm TikTok Shop, tích hợp các kênh khác nhau vào một trang. Người dùng có thể xem và mua sản phẩm, đồng thời có thể nhận xét về các sản phẩm được bán thông qua gói TikTok. Sản phẩm được bán trực tiếp bởi các nhà bán lẻ bên ngoài

Một nguồn tin nói với Wall Street Journal, TikTok đặt mục tiêu tăng gấp 4 lần tổng khối lượng hàng hóa trên nền tảng này, từ mức dưới 5 tỷ đô la vào năm ngoái lên 20 tỷ đô la trong năm nay.

TikTok sẽ thay mặt các nhà sản xuất và thương nhân Trung Quốc lưu trữ và vận chuyển hàng hóa như quần áo, đồ điện tử và đồ dùng nhà bếp, đồng thời xử lý các dịch vụ tiếp thị, giao dịch, hậu cần và hậu mãi.

Ban đầu, TikTok dự định phát triển nền tảng người bán bên thứ ba tại Hoa Kỳ, nhưng do phải đối mặt với sự giám sát nghiêm ngặt về rủi ro an ninh quốc gia, nên các thương nhân Mỹ không muốn tham gia.

Quốc hội Hoa Kỳ ngày càng lo ngại rằng công ty mẹ của TikTok ở Trung Quốc tuân theo lệnh của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Chính quyền Biden nói rằng TikTok cần bán các dịch vụ tại Hoa Kỳ của mình, hoặc sẽ đối mặt với lệnh cấm.

Ứng dụng truyền thông xã hội này thuộc sở hữu của Trung Quốc, đã được xem xét kỹ lưỡng vì những lo ngại về bảo mật liên quan đến việc công ty mẹ của Tik Tok là ByteDance có trụ sở tại Bắc Kinh, có quan hệ chặt chẽ với chính quyền Trung Quốc.

Giám đốc FBI Christopher Wray đã cảnh báo về mối đe dọa tiềm ẩn mà ứng dụng này gây ra cho người dùng Mỹ. “[TikTok] là một mối đe dọa an ninh quốc gia đáng kể đối với đất nước mà chúng ta chưa từng đối mặt trong quá khứ,” ông nói hồi đầu tháng 4

Lý do được Hoa Kỳ đưa ra là lo ngại rằng Trung Quốc có thể có quyền truy cập vào dữ liệu người dùng của người Mỹ, nhưng TikTok nhiều lần bác bỏ các cáo buộc này.

Bước đột phá của TikTok vào lĩnh vực thương mại điện tử mới nhằm mục đích mở rộng hệ sinh thái người bán và đa dạng hóa ngoài doanh số bán quảng cáo. Việc thu hút các doanh nghiệp Hoa Kỳ thành lập doanh nghiệp trên nền tảng này vẫn là mục tiêu chính của TikTok.

Từ năm ngoái, một nhóm các nhà bán hàng thương mại điện tử bao gồm Temu, Aliexpress của Tập đoàn Alibaba và hãng Sea của Shopee có trụ sở tại Singapore đã triển khai các chương trình tương tự trên khắp thế giới. Họ tận dụng lợi thế của Trung Quốc là công xưởng của thế giới, để cung cấp hàng hóa với giá thấp hơn.

TikTok tin rằng lợi thế của mình so với các đối thủ Shine và Temu nằm ở 1 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng trên toàn thế giới, gấp 5 lần người dùng của 2 nền tảng đó cộng lại. Shine đã kiếm được 800 triệu USD lợi nhuận vào năm ngoái.

Các nhà phân tích cho biết, việc Hoa Kỳ ra mắt nền tảng thương mại điện tử mới của TikTok có thể gia tăng áp lực từ các cơ quan quản lý và đối thủ.

Kể từ tháng 5, TikTok đã tổ chức hàng chục chương trình biểu diễn thông qua WeChat và trực tiếp. Để thu hút nhiều thương nhân hơn, TikTok đã nới lỏng các yêu cầu đầu vào, và cung cấp trợ cấp thuế cho các nhà cung cấp và trả phí vận chuyển.

Hiện TikTok đang thuê nhà kho, người quản lý đơn hàng và người bán hàng chuyên nghiệp, đồng thời cũng đã thu hút được một số nhân tài từ các đối thủ Shine và Temu.

Ngày 14/4, các nhà lập pháp bang Montana, Hoa Kỳ đã thông qua luật cấm TikTok và chặn hoàn toàn việc tải xuống ứng dụng, trở thành tiểu bang đầu tiên có hành động như vậy.

Bình Minh (t/h)