Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, ông Phan Đăng Tuất cảnh báo, làn sóng đầu tư Trung Quốc đổ vào công nghiệp hỗ trợ Việt Nam có thể khiến các doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn trong cạnh tranh.

det may viet nam
Xưởng may ở Bà Rịa Vũng Tàu. (Ảnh” Dong Nhat Huy/ Shutterstock)

Ông Tuất đưa ra tuyên bố ngay sau khi Việt Nam và Trung Quốc đồng ý mở rộng hợp tác thương mại trong chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình vào giữa tháng 12. Khi đó, hai nước đã ký 36 văn kiện hợp tác. Trong tuyên bố chung ngày 13/12, Việt Nam và Trung Quốc cam kết tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực như khu kinh tế, đầu tư và thương mại.

Theo các chuyên gia kinh tế, chuyến thăm của ông Tập Cận Bình và các hiệp định được ký kết sẽ mở ra cơ hội cho Việt Nam thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chất lượng cao từ Trung Quốc.

Tuy nhiên, ông Tuất cho rằng làn sóng các công ty công nghiệp hỗ trợ Trung Quốc vào quốc gia Đông Nam Á này rất đáng lo ngại. Các ngành công nghiệp phụ trợ cung cấp nguyên liệu thô và linh kiện cho nhà sản xuất.

Ông bày tỏ sự lo ngại này khi phát biểu tại Hội nghị Tổng kết ngành Công Thương hôm 20/12, theo VietNamNet VnExpress.

Theo ông Tuất, đang có làn sóng đổ bộ công nghiệp hỗ trợ của Trung Quốc vào Việt Nam để tránh thuế và cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp sản xuất trong nước, theo VnExpress.

Lãnh đạo Hiệp hội công nghiệp hỗ trợ cho biết, các công ty Trung Quốc đổ bộ vào Việt Nam với “quy mô cc ln, cc nhanh và hình thành các chuỗi sản xuất cụm chi tiết xuất sang châu Âu, Bắc Mỹ để tránh hàng rào thuế quan của Mỹ khi đầu tư ở Việt Nam.

Đây là ni lo ca doanh nghip công nghip h tr trong nước, được VnExpress trích dẫn lời ông Tuất.

Kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động cuộc chiến thương mại với Trung Quốc vào năm 2018, nhiều sản phẩm của Trung Quốc bị phát hiện “đội lốt” hoặc “dán mác” Việt Nam, để tránh thuế mà Mỹ áp lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.

Cuộc chiến thương mại cũng khuyến khích các công ty Trung Quốc chuyển hướng sản xuất sang các nước khác, bao gồm cả Việt Nam, để tránh thuế quan của Mỹ.

Theo báo Tui Tr đưa tin, cùng thời điểm, tại cuộc họp của Bộ Công Thương, ông Tuất cho biết, các công ty trong nước của Việt Nam đang phải vật lộn với nguồn vốn đắt đỏ và chi phí sản xuất cao do thiếu quy mô kinh tế, gây khó khăn cho việc cạnh tranh với các công ty Trung Quốc.

Ông tiết lộ doanh thu của các công ty Việt Nam giảm 40% trong năm 2023, một phần do đơn đặt hàng từ các thị trường lớn như châu Âu ít hơn. Ngoài ra, lãi suất cho vay cao bất thường ở Việt Nam đã làm suy yếu các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam.

Chỉ có khoảng 1.500 doanh nghiệp trong lĩnh vực này trong nước, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực cơ khí, điện và điện tử, cao su và hóa chất…

Ông Hà Hoàng Hợp, chuyên gia cấp cao tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Yusof Ishak ở Singapore (ISEAS), nói với VOA, đây sẽ là lời cảnh tỉnh để Việt Nam tăng tốc các ngành công nghiệp phụ trợ, nhằm bắt kịp các đối thủ Trung Quốc đang vượt rất xa.

Bà Phạm Chi Lan, nguyên Tổng thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, nói với VOA rằng điều này rất đáng lo ngại, nhưng chúng ta cần nhìn thẳng vào thực tế và rút kinh nghiệm khi nhà đầu tư nước ngoài chọn nhà cung cấp Trung Quốc, thay vì chọn người Việt Nam để sản xuất tại Việt Nam.

Bà đang đề cập đến các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài sử dụng nguyên liệu thô do Trung Quốc cung cấp, để sản xuất quần áo, dệt may và giày dép tại Việt Nam.

Ông Hà Hoàng Hợp và bà Phạm Chi Lan cho rằng cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đã khiến các nhà đầu tư bán dẫn chuyển sự chú ý sang Việt Nam, đây là lợi ích tiềm năng cho Việt Nam.

Khi đề cập đến việc tập trung mạng lưới chuỗi cung ứng ở các quốc gia được coi là đồng minh chính trị và kinh tế của Hoa Kỳ, ông Hợp nói, Hoa Kỳ đã đưa Việt Nam vào mạng lưới “gia công thân thin”, Việt Nam nên tận dụng tối đa lợi thế này.

Trước lệnh cấm xuất khẩu của Mỹ đối với thiết bị sản xuất chip và công nghệ đất hiếm, các chuyên gia cho rằng Việt Nam có vị thế tốt để thu hút các nhà đầu tư Mỹ muốn giảm thiểu rủi ro khi đầu tư vào chuỗi cung ứng của Trung Quốc.

Sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Việt lịch sử vào tháng 9 nhằm tăng cường quan hệ giữa hai nước, Việt Nam đã nâng cấp Nhật Bản lên quan hệ đối tác chiến lược toàn diện ngang hàng với Trung Quốc vào tháng 11.

Theo các chuyên gia được VOA phỏng vấn, cả Washington và Tokyo đều đang cố gắng nâng cấp quan hệ với Việt Nam, nhằm đối phó với việc Bắc Kinh mở rộng quyền lực trong khu vực, và giảm sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng của Trung Quốc.

Khi công bố quan hệ đối tác mới với Việt Nam, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ mô tả, đây là một cách để khám phá các cơ hội phát triển và đa dạng hóa hệ sinh thái bán dẫn toàn cầu, giúp tạo ra chuỗi giá trị bán dẫn toàn cầu linh hoạt, an toàn và bền vững hơn.