Nghe có vẻ nực cười vì ngày nay ai cũng biết rằng hút một điếu thuốc thì cũng tương đương với việc bạn vừa tự tay cắt ngắn tuổi thọ đi vài phút. Nhưng sự thật là 1 thế kỷ trước đây, nhiều bác sĩ đã ra sức quảng bá cho các hãng thuốc lá, khuyến khích hút thuốc lá để bảo vệ sức khỏe.

Giống như nhiều sản phẩm khác, để bán được thuốc lá, nhà sản xuất đưa ra các lý do như: Nghiên cứu chứng minh hút thuốc tốt cho sức khỏe, bác sĩ xác nhận tốt cho sức khỏe; bác sĩ là người hiểu biết, ông chọn thương hiệu XYZ; từ trẻ đến già đều được khuyên là nên hút thuốc, hút tùy thích…

Nếu bạn hỏi một số người phương Tây đứng tuổi, họ cũng khẳng định, đã từng có một thời trẻ em được hút thuốc trong trường học, thậm chí là phần thưởng khi các em có thành tích nào đó!

Dưới đây là một số quảng cáo được công bố chủ yếu là giữa năm 1930 và năm 1960 tại Mỹ và đang được trường Đại học Y khoa Stanford lưu giữ.

1. “Hút thuốc không phải là xấu, nó thậm chí còn tốt cho sức khỏe”

Xì gà của Joy (1881) và Marshall (1882)

Thuốc lá đã trở thành một sản phẩm tiêu dùng phổ biến vào cuối thế kỷ 19. Thời đó, các quảng cáo đưa tin:

Hen suyễn, viêm phế quản, sốt mùa hè, cảm cúm, khó thở… Niềm vui của thuốc lá là phương thuốc cho bạn!

01

Thương hiệu Marshall quảng cáo rằng thuốc lá của họ là liều thuốc kỳ diệu cho tất cả các bệnh về họng, cảm lạnh, sốt, hen suyễn và thậm chí là vấn đề mùi trong hơi thở!

02

Thương hiệu Happy Thought (1904): “Bác sĩ biết rõ sứ mệnh của ông, để cứu mạng các bệnh nhân, ông luôn luôn song hành với gói Happy Thougth.”

03

2. “Thuốc lá của bạn đã được các bác sĩ xác nhận bảo đảm!”

Thương hiệu Lucky Strike (1927 và 1930)

Lucky Strike tìm ra được một lý do thuyết phục cho sự tin tưởng của bạn: “thuốc lá đã bị đốt cháy.” Các bác sĩ đều đồng thuận: không có nguy hiểm gì…

04

05

Thương hiệu Old Gold (1930)

“Các bác sĩ và chuyên gia về họng bỏ phiếu bầu Old Gold là tốt nhất cho họng của bạn! Ngay cả họ cũng hút chúng thường xuyên.”

06

Thương hiệu Chesterfield (1952 và 1953)

Các chuyên gia cũng bỏ phiếu cho Chesterfield… Và lần này, một nghiên cứu “khoa học” đã được thực hiện, chứng minh hút thuốc Chesterfield không gây hại gì cho mũi, họng và các nội tạng!

08

085 (1)

Thuốc lá Kent (1964)

“Nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng Kent là thuốc tốt nhất.”

086

Thương hiệu Philip Morris (1944)

Các chuyên gia hàng đầu về mũi và họng khuyến cáo dùng Philip Morris …

09

Thương hiệu Philip Morris (1936)

Ngành công nghiệp thuốc lá sử dụng các bác sĩ như là những bình phong để quảng bá cho sản phẩm của họ. Khi bạn đã khá bối rối trước việc các thương hiệu ra sức tuyên bố đã được các bác sĩ phê duyệt… họ cũng không ngại ngần đưa các thư ngỏ lên các tạp chí y học để quảng cáo.

10

Những nghiên cứu khoa học nổi tiếng này là gì? Chúng được thực hiện bởi các phòng thí nghiệm của ngành công nghiệp thuốc lá trong đầu những năm 50, và đã khẳng định tác hại gây ung thư của thuốc lá. Tuy nhiên các kết quả này đã bị công khai phủ nhận và ngành công nghiệp tiếp tục sống trong dối trá của mình. Một ví dụ là trường hợp của nhà nghiên cứu Ragnar Rylander, người Thụy Điển đã làm việc tại Đại học Geneva trong khi đang được tài trợ bởi Philip Morris. Vị này này đã bị kết tội gian lận khoa học trong các nghiên cứu về hút thuốc thụ động, trong khi đó mối quan hệ với Philips Morris chỉ được phát hiện vào năm 2001.

3. “Thuốc lá là sản phẩm dành cho sức khỏe của bạn”

Khi xem các quảng cáo ở trên, người ta không thể không nghĩ rằng ngành công nghiệp thuốc lá đã nhận thức được tác hại từ các sản phẩm của họ. Tại sao tất cả các quảng cáo đều cố chứng minh với chúng ta rằng hút thuốc lá không nguy hiểm đến sức khỏe nếu sự thật đúng là như vậy?

Các sản phẩm hỗ trợ cho người hút thuốc bắt đầu ra hàng…

Nic-o-cin (1935)

“Ăn Nic-o-cin rồi sẽ có thể hút thuốc thoải mái, không cần nghĩ đến chuyện cắt giảm hay bỏ thuốc nữa! Các tác hại của thuốc lá sẽ biến mất một cách kỳ diệu!”

12

Denicotea (1952)

Mới ở trên, nicotin được cho là vô hại, còn bây giờ nó đã trở thành mối lo bận tâm của ngành y tế (!?). Các bác sĩ lại được đưa ra để loại bỏ nicotin, chứng minh cho hiệu quả của sản phẩm lọc nicotin. Sau khi sử dụng Denicotea, mọi chuyện sẽ tốt hơn, miệng sạch hơn cho dù có hút thuốc lá….

11

4. Hãy xem các bác sĩ hút thuốc gì

Các bác sĩ sử dụng loại thuốc nào, thì đó sẽ là chuẩn để cho mọi người theo.

Thương hiệu Camel (1949)

“Bác sĩ là một người hiểu biết. Nếu anh ta hút thuốc lá Camel, hẳn là anh ta có lý do đúng!”

13

Thương hiệu Kool (1938)

Vị bác sĩ này đã không cho cảm giác thực sự đáng tin cậy …

15

5. Phần còn lại của hệ thống y tế cũng tham gia quảng cáo

Viceroys (1949) & Fatima (1950)

Không chỉ các bác sĩ đa khoa, bác sĩ tai-mũi-họng, mà các nha sĩ, y tá cũng hoạt động như các đại sứ, quảng bá cho thuốc lá.

17

Thuốc lá Mell-O-Well (1930)

“Một loại thuốc lá có lợi cho sức khỏe…”

176

Lucky Strike (1930) & Chesterfield (1931)

“20,679 bác sĩ ủng hộ thuốc Lucky”

178

Chesterfield còn đưa ra con số lớn hơn…

177

Country Doctor (Philip Morris) (1947)

Thậm chí còn tốt hơn nữa, là thánh Peter cũng được đưa ra để xác nhận chất lượng thương hiệu.

18

6. “Thuốc lá, một toa thuốc cho tinh thần!”

Khi thuốc lá không được bán như một toa thuốc trị nhiều bệnh vào cuối thế kỷ 19 nữa, các nhà sản xuất lại sáng tạo ra một thông điệp khác, bác sĩ xem nó như một toa thuốc cho tinh thần.

Old Gold (1938)

19

7. Hút thuốc ngay từ khi còn trong nôi!

Ngành thuốc lá hẳn cảm thấy tiếc là trẻ con không hút thuốc. Nhưng để bù lại, họ nhắm vào những ông bố bà mẹ còn trẻ, làm cho họ hiểu rằng hút thuốc lá là không nguy hiểm cho em bé của họ…

Churchman (1930) & Kool (1935)

23

Marlboro (1951)

26

Sẽ ra sao nếu con bạn khuyên bạn hút thuốc lá?

25

Camel (1942) & Cavalier (1953)

Quảng cáo cổ vũ những người trẻ tuổi hút thuốc lá, để cho…thoải mái và sành điệu!

28

27

8. “Nếu vận động viên hút thuốc, tại sao tôi không thử?”

Bên cạnh các bác sĩ, ai là những người phù hợp cho quảng cáo các sản phẩm sức khỏe? Các vận động viên!

Camel (1937)

Lý do mới trước đây chưa bao giờ gặp: hút thuốc lá giúp tiêu hóa!

29

Lucky Strike (1928) & Viceroy (1957)

Vinnie Richards và Pancho Gonzales, hai người chơi quần vợt được tài trợ bởi các nhà công nghiệp thuốc lá!

32

33

Craven A (1939) & Chesterfield (1946)

Thời đó tennis là một môn thể thao quý phái cũng sẵn lòng cho mượn hình ảnh để quảng bá một số thương hiệu cho các khách hàng nữ.

34

35

True (1976)

Với tất cả những gì tôi nghe nói về thuốc lá, tôi đã có sự lựa chọn giữa bỏ thuốc hoặc là hút thuốc True. Tôi quyết định hút thuốc True.

36

9. Sử dụng các thông điệp “nhạy cảm”

Để bán được thuốc lá, các nhà sản xuất không ngại ngần sử dụng các thông điệp nhạy cảm, kiểu như: hút thuốc làm tăng vẻ quyến rũ và sexy cho phụ nữ, làm tăng nam tính và khả năng sinh lý cho đàn ông… Bạn sẽ tìm thấy đủ loại!

Còn tại Việt Nam, người ta cũng từng lưu truyền câu:

“Thuốc lào nâng cao sĩ diện, thơm mồm, bổ phổi, diệt trùng lao….!”

Do vậy, nếu tương lai các chuyên gia y tế khuyến khích bạn làm một điều nào đó ngược lại so với bây giờ thì có lẽ cũng không có gì quá ngạc nhiên.

Theo vivepub.fr
Đình Vũ

Xem thêm: