Càng lớn tuổi, nhiều người cảm thấy mái tóc bạc màu ảnh hưởng tới ngoại hình cho nên nhuộm tóc trở thành giải pháp được nhiều người lớn tuổi ưa chuộng. Ngoài ra, nhiều bạn trẻ vì để thay đổi phong cách cũng thay đổi màu tóc liên tục. Tuy nhiên mới đây tại Trung Quốc đã ghi nhận một số trường hợp mắc ung thư do nhuộm tóc.

nhuom toc 2
Nhuộm tóc có thể gây dị ứng và ung thư. (Ảnh: New Africa/ Shutterstock)

Người phụ nữ phát hiện ung thư sau 10 năm nhuộm tóc

Mới đây, bà Hồ, 65 tuổi sống tại thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc đã rất sốc với kết quả xét nghiệm từ bệnh viện. Chỉ đơn giản là nhuộm tóc bạc 2 lần/năm nhưng hậu quả để lại chính là căn bệnh ung thư da quái ác. 

Sự việc diễn ra cách đây nửa năm, khi bà Hồ đến tiệm cắt tóc để nhuộm lại tóc bạc như thường lệ. Tuy nhiên trong quá trình nhuộm tóc, bà cảm thấy ngứa ran và xót ở phía bên trái đầu. Nhân viên nhuộm tóc sau khi kiểm tra thì đã phát hiện một vết xước rất nhỏ xuất hiện ngay tại vị trí có vết bớt trên vùng da đầu của bà. Vết bớt này đã có sẵn từ khi bà còn nhỏ nhưng trước nay nó không hề khiến bà cảm thấy khó chịu. Khi đó, cả bà và nhân viên nhuộm tóc đều cho rằng quá trình nhuộm đã làm xước da nên mới gây nên tình trạng đau rát này. 

Mặc dù đã 2 tháng trôi qua nhưng vết xước bằng hạt vừng này vẫn chưa lành, tình trạng đau rát cũng ngày càng trở nên khó chịu hơn. Cuối cùng bà đã đến bệnh viện để làm sinh thiết da (kỹ thuật xét nghiệm phổ biến giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác những tổn thương trên da, đặc biệt là bệnh ung thư da) và kết quả cho thấy bà đã bị ung thư biểu mô tế bào đáy.

Sau khi kiểm tra tình trạng của bà, phó bác sĩ Wang ở bệnh viện ở Ninh Ba nói rằng “vết bớt” của bà chính xác là một khối bã nhờn bẩm sinh, nhưng nó đã trở thành ung thư khi bị kích thích quá nhiều lần, mà nguyên nhân gây ung thư có thể là do nhuộm tóc lâu dài.

Tiến sĩ Wang cho biết, sau khi nhuộm tóc việc đi mưa, gội đầu hay đổ mồ hôi sẽ đều khiến một lượng nhỏ các thành phần nhuộm tóc được hấp thụ vào cơ thể qua da. Bởi vì nốt bã nhờn bẩm sinh có cấu trúc kém hơn các vùng da khác nên nó cũng chính là một điểm yếu tự nhiên, khu vực đó sẽ hấp thụ nhiều thành phần có liên quan hơn và sẽ phản ứng ra tác vấn đề mang dấu hiệu cảnh báo.

Hiện nay, các cộng đồng khoa học chính thống quốc tế cho rằng nếu một “nốt ruồi” có 5 đặc điểm sau thì bạn cần cảnh giác. Những đặc điểm này được tóm tắt theo quy tắc ABCDE:

A (Asymmetry): Không đối xứng, tức là khi chia đôi thì hai nửa nốt ruồi không tương đồng nhau.

B (Border): Đường viền, khối u ác tính thường có đường viền không đều, lởm chởm hoặc chỗ đậm chỗ mờ.

C (Color): Màu sắc, nốt ruồi bình thường có màu sắc đồng đều. Tuy nhiên nếu một nốt ruồi có nhiều màu khác nhau như rám nắng, nâu, xám, đỏ, hồng, đen, xanh hoặc đen xen kẽ với màu trắng thì có thể là dấu hiệu cảnh báo ác tính.

D (Diameter): Đường kính, kích thước của nốt ruồi lớn hơn cục tẩy bút chì (khoảng 5-6 mm) thì được coi là bất thường.

E (Evolution): Nốt ruồi có sự phát triển, thay đổi theo thời gian từ màu sắc, đường kính hay chiều cao đều là bất thường.

Ngoài ra, hãy lưu ý đến bất kỳ thay đổi nào sau đây: Nốt ruồi mới, đặc biệt là ở tuổi trưởng thành; bề mặt nốt ruồi trở nên không đều màu hoặc bắt đầu phát triển; nốt ruồi trở nên cứng hoặc mềm khi chạm vào; sự thay đổi màu sắc của vùng da xung quanh nốt ruồi; nốt ruồi có cảm giác đau, ngứa hoặc châm chích. Bác sĩ Vương nhắc nhở mọi người rằng nếu nốt ruồi có bất kỳ thay đổi nào nêu trên thì nên đến gặp bác sĩ da liễu để khám càng sớm càng tốt.

Người phụ nữ mắc bệnh xơ gan giai đoạn cuối do nhuộm tóc suốt 10 năm

Một phụ nữ họ Trần ở Cáp Nhĩ Tân đã nhuộm tóc mỗi tháng một lần kể từ khi cô ở độ tuổi 30, liên tục trong suốt hơn 10 năm sau đó cô đã nhuộm tóc đều đặn không gián đoạn. Tuy nhiên cách đây 1 tháng, màu da của cô bắt đầu chuyển sang màu vàng, sức lực yếu đi, thậm chí là cô không thể leo cầu thang và khó thở. Cô sau đó đã đến bệnh viện để kiểm tra thì kết quả chẩn đoán rằng cô đã bị xơ gan giai đoạn cuối.

Các bác sĩ phát hiện ra rằng Bilirubin của cô cao hơn 10 lần so với giá trị bình thường, điều này khiến nước tiểu của cô có màu sẫm hơn, da toàn thân bị vàng và các triệu chứng đặc trưng khác. Sau khi hội chẩn, bác sĩ xác nhận rằng cô không dùng thuốc gây tổn thương gan, do đó nguyên nhân được xác định có thể là do nhuộm tóc nhiều năm. Sau hơn 20 ngày điều trị tích cực, chức năng gan của cô đã dần hồi phục nhưng hóa chất đã gây tổn thương gan không thể phục hồi, nguy cơ mắc bệnh ung thư gan của cô vẫn cao rất nhiều lần so với những người khác.

nhuom toc 1
Liên tục trong suốt hơn 10 năm nhuộm tóc đều đặn không gián đoạn, một người phụ nữ ở Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc mắc bệnh xơ gan giai đoạn cuối. (Ảnh: fotografamardelplata/ Shutterstock)

Ung thư bàng quang sau 40 năm nhuộm tóc

Một phụ nữ 60 tuổi đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư bàng quang sau một số triệu chứng xuất hiện liên tục. Lúc đầu, các bác sĩ cho rằng bà bị ung thư do tiếp xúc lâu dài với hóa chất khi làm việc trong một nhà máy, tuy nhiên bà cho biết mình không hề tiếp xúc với hóa chất trong quá trình làm việc. Sau khi tìm hiểu, mọi người mới vỡ lẽ ra rằng bà đã bắt đầu nhuộm tóc từ năm 20 tuổi và đã không ngừng nhuộm trong 40 năm. Trước thông tin này, các bác sĩ suy đoán rằng bà đã bị ung thư bàng quang vì nhuộm tóc.

Người như thế nào không được nhuộm tóc?

Giới chuyên gia chăm sóc da cho rằng hầu hết các sản phẩm chăm sóc tóc có chứa hóa chất, chẳng hạn như thuốc nhuộm tóc, uốn tóc… Vì chất nhuộm tóc là hóa chất nên không phải ai cũng phù hợp với nó. Rốt cuộc thì những mẫu người nào không được nhuộm tóc?

Người dị ứng với thuốc nhuộm tóc, vì thuốc nhuộm tóc là pha trộn của nhiều loại chất hóa học, những chất này sẽ gây dị ứng đối với những người có thể chất nhạy cảm với nó, đặc biệt nhất là thành phần p-phenylenediamine. Người dị ứng thuốc nhuộm tóc sẽ bị viêm da, nhưng không xảy ra ngay lập tức sau khi tiếp xúc với thuốc, mà sau khi nhuộm từ 2 – 4 ngày mới có triệu chứng, biểu hiện như nổi ban đỏ hoặc mụn nước xung quanh chân tóc, mí mắt, tai… thậm chí thối rữa và ngứa ngáy. Trường hợp nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến toàn bộ đầu và mặt, thậm chí toàn thân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy, trước khi lần đầu sử dụng một sản phẩm nào đó, hãy lấy một ít bôi vào mặt trong cẳng tay hoặc vành tai, quan sát 2-4 ngày, nếu thấy không có phản ứng dị ứng thì hãy dùng.

Nhiều người không biết rằng trong thuốc nhuộm tóc có chứa các thành phần vô cùng độc hại như hợp chất p-Phenylenediamine, Amonia, Hydrogen Peroxide, Hyđrocacbon thơm (aren), chất màu tổng hợp và các chất khác có khả năng gây ung thư cao. Vậy nên, vì sức khỏe của bản thân, hãy giảm thiểu đối đa việc nhuộm tóc để tránh những hậu quả nguy hiểm khôn lường này. 

Trúc Nhi, Tuệ Di (t/h)