Một nghiên cứu gần đây của Nhật Bản cho thấy, việc đánh răng trước khi đi ngủ vào buổi tối đặc biệt quan trọng, đánh răng ảnh hưởng tới tỷ lệ sống sót của bệnh nhân mắc bệnh tim mạch. Một nghiên cứu khác cho thấy đánh răng nhiều hơn một lần mỗi ngày giúp giảm 9% nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

đánh răng
Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng thói quen đánh răng ảnh hưởng đến tỷ lệ sống sót của bệnh nhân mắc bệnh tim mạch. (Ảnh: PeopleImages.com – Yuri A/ Shutterstock)

Không nên đánh giá thấp sức khỏe răng miệng. Đánh răng có liên quan đến nhiều loại bệnh mãn tính, bao gồm bệnh tim mạch và ung thư.

Một nghiên cứu được công bố trên Scientific Reports, một công ty con của Nature ngày 28/6/2023 đã tuyển chọn 1.675 bệnh nhân từ 20 tuổi trở lên nhập viện để phẫu thuật, khám hoặc điều trị bằng thuốc, và chia họ thành 4 nhóm theo thời gian đánh răng.

Bốn nhóm gồm: Đánh răng vào buổi sáng và buổi tối (nhóm 1), chỉ đánh răng vào buổi sáng (nhóm 2), chỉ đánh răng vào buổi tối (nhóm 3) và không đánh răng (nhóm 4). Sau đó tiến hành phân tích chuyên sâu về mối quan hệ giữa thói quen đánh răng và nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ sống sót sau khi mắc bệnh tim mạch của bệnh nhân ở nhóm đánh răng buổi sáng và buổi tối (nhóm 1) và nhóm đánh răng buổi tối (nhóm 3) cao hơn đáng kể so với nhóm không đánh răng (nhóm 4). Hơn nữa, tỷ lệ đánh răng sau bữa trưa ở 2 nhóm này cũng cao hơn các nhóm khác.

Các tác giả viết, những phát hiện này cho thấy rõ ràng rằng đánh răng vào buổi sáng là chưa đủ, và đánh răng vào buổi tối có lợi cho việc duy trì một sức khỏe tốt.

Một nghiên cứu khác được công bố trên “Tạp chí Điều tra Lâm sàng Châu Âu” đã kiểm tra vệ sinh răng miệng và các bệnh khác nhau của hơn 510.000 người (trong độ tuổi từ 30 – 79 tuổi).

Kết quả cho thấy, so với những người đánh răng thường xuyên, những người không bao giờ, hoặc hiếm khi đánh răng có nguy cơ cao mắc bệnh mạch máu tăng 12%, nguy cơ đột quỵ tăng 8%, nguy cơ xuất huyết não tăng 18%, nguy cơ nhồi máu cơ tim tăng 15%, nguy cơ bệnh tim phổi tăng 22%, nguy cơ ung thư tăng 9%, nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tăng 12%, nguy cơ xơ gan tăng 25%. Nhưng có rất ít sự khác biệt giữa bệnh tiểu đường tuýp 2 và bệnh thận mãn tính.

Đánh răng liên quan đến nhiều bệnh mãn tính

Mỗi năm trên thế giới có 41 triệu người chết vì các bệnh mãn tính, chiếm khoảng 74% tổng số ca tử vong. Các nghiên cứu phát hiện ra rằng những hành vi không lành mạnh như hút thuốc, ít tập thể dục, ăn uống không lành mạnh, không đánh răng, hoặc ít đánh răng có liên quan đến nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.

Tháng 2/2023, một nghiên cứu về đánh răng và các bệnh mãn tính được thực hiện trên 18.158 người (độ tuổi trung bình khoảng 61 tuổi) cho thấy, những người chỉ đánh răng một lần mỗi ngày, hoặc không đánh răng có 50,24% khả năng mắc bệnh mãn tính.

Trong đó, tỷ lệ mắc cao nhất là bệnh mạch máu 40,2%, bệnh nội tiết hoặc chuyển hóa dinh dưỡng 15,39%, bệnh cơ xương khớp 3,79%, bệnh hệ tiêu hóa 2,04%, bệnh hệ hô hấp 1,79%, và bệnh hệ tiết niệu sinh dục 1,38%.

Bệnh nha chu thường xảy ra do chăm sóc răng miệng không đúng cách, và liên quan đến các bệnh tự miễn, bệnh tâm thần. Một nghiên cứu được công bố trên BMJ Open, tạp chí phụ của The BMJ (Tạp chí Y khoa Anh), đã sử dụng dữ liệu chăm sóc sức khỏe ban đầu của Anh với hơn 15 triệu người để phân tích.

Kết quả cho thấy, so với nhóm đối chứng không mắc bệnh nha chu, những người mắc bệnh nha chu (viêm nha chu và viêm nướu) có nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng 18%, nguy cơ mắc bệnh tim mạch chuyển hóa tăng 7%, nguy cơ mắc các bệnh tự miễn tăng 33%, và nguy cơ mắc bệnh tâm thần tăng 37%.

Kết quả cuối cùng của viêm nha chu là mất răng. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng mất răng cũng liên quan đáng kể đến chứng mất trí nhớ.

Một nghiên cứu về người già Nhật Bản không có răng cho thấy, nhóm có ít răng nhất (còn lại 0-10 răng) có nguy cơ suy giảm trí nhớ nhẹ cao hơn 71% so với những người còn lại 22-32 răng.

Một đánh giá nghiên cứu được công bố trên “Báo cáo thần kinh và khoa học thần kinh hiện tại” Current Neurology and Neuroscience Reports đề cập rằng bệnh nhân bị mất răng dù có đeo răng giả cũng không đủ khả năng nhai. Tải trọng tối đa của răng tự nhiên khi nhai là 8-15 kg, trong khi tải trọng do răng giả chịu dưới 2 kg.

Ông Âu Hãn Văn, Giám đốc điều hành Chi nhánh Đài Loan của Học viện Y học Chống lão hóa Hoa Kỳ, kiêm Giám đốc điều hành của Trung tâm Y học Chức năng Tích hợp Hãn Sĩ Đài Loan, đăng trên Facebook rằng mọi người thường coi nhẹ sức khỏe răng miệng.

Trên thực tế, tình trạng viêm mãn tính trong cơ thể có thể đến từ vấn đề răng miệng. Bởi vì quần thể vi khuẩn hình thành màng sinh học (mảng bám) trên răng và mô nướu, theo thời gian chúng phá hủy hệ vi khuẩn trong miệng, gây viêm mãn tính và rối loạn hệ miễn dịch.

Vi khuẩn gây bệnh cũng có thể xâm nhập vào hệ tuần hoàn máu, và đến các cơ quan khác trong cơ thể, bao gồm tim, gan và não. Vi khuẩn miệng có liên quan đến tổn thương tế bào thần kinh trong não, và có thể dẫn đến suy giảm nhận thức và bệnh Alzheimer.

Đánh răng thường xuyên giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Tạp chí nổi tiếng European Heart Journal đã công bố một nghiên cứu dựa trên dân số vào năm 2019, bao gồm 247.696 người trưởng thành khỏe mạnh không có tiền sử bệnh tim mạch nặng, với độ tuổi trung bình là 52. Thời gian theo dõi là 9,5 năm.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, những người đánh răng 3 lần trở lên mỗi ngày, có nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn 19% so với những người đánh răng mỗi ngày một lần, hoặc hoàn toàn không đánh răng.

Ngoài ra, việc vệ sinh răng miệng chuyên nghiệp thường xuyên mỗi năm một lần hoặc nhiều hơn giúp giảm 14% nguy cơ tim mạch. Sau khi điều chỉnh đa biến, nghiên cứu cho thấy đánh răng nhiều hơn một lần mỗi ngày giúp giảm 9% nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Về việc cải thiện thói quen vệ sinh răng miệng, ông Âu Hãn Văn cho rằng sự mất cân bằng của vi sinh vật đường miệng có thể được điều chỉnh thông qua các chiến lược y học chức năng, bao gồm can thiệp dinh dưỡng và thay đổi lối sống.

Ông đề nghị tăng cường sức khỏe răng miệng ở 5 khía cạnh sau:

  1. Kiểm tra răng miệng định kỳ và chăm sóc răng miệng thật tốt.
  2. Sử dụng các sản phẩm chăm sóc sức khỏe răng miệng không cần kê đơn, như kem đánh răng và sữa rửa mặt có chứa men vi sinh.
  3. Chải răng và dùng chỉ nha khoa đúng cách mỗi ngày.
  4. Tăng lượng men vi sinh tiêu thụ.
  5. Tăng cường hấp thụ các hợp chất polyphenol như nghệ, resveratrol và chiết xuất trà xanh (EGCG).

Theo Giai Nghi / Epoch Times