Các chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp đã phát hiện loài kiến Formica fusca có một khả năng vô cùng đặc biệt, chính là chúng có thể phân biệt được tế bào ung thư ở người. 

loai kien 2 1
Các nhà nghiên cứu tin rằng, loài kiến Formica fusca này sẽ là giải pháp đem lại hiệu quả cao và tiết kiệm để chẩn đoán bệnh ung thư cho con người. (Ảnh: chinahbzyg Shutterstock)

Tiến sĩ Claire Guest, chuyên gia về hành vi động vật đã khẳng định rằng các loài vật có khả năng cảm nhận được các tế bào ung thư bằng cách đánh hơi ngoài da, hơi thở hoặc mùi nước tiểu.

Nghiên cứu trước đây cho thấy, từ các mẫu máu, chó có thể đánh hơi được việc người có bị ung thư phổi hay không với độ chính xác cao gần 97%. Và gần đây, một nghiên cứu mới tại Pháp cũng phát hiện ra rằng kiến ​​có thể phát hiện mùi ung thư trong nước tiểu. Trong tương lai, kiến ​​sẽ được huấn luyện để trở thành “máy phát hiện ung thư” với chi phí thấp.

Để tiến hành nghiên cứu, các nhà nghiên cứu Pháp đã cắt khối u ung thư vú ở người và cấy chúng vào chuột, đồng thời cho 70 con kiến Formica fusca tiếp xúc với mẫu nước tiểu của chuột có khối u ung thư và mẫu nước tiểu của chuột khỏe mạnh. Sau ba lần thử nghiệm, kết quả cho thấy kiến ​​ở gần nước tiểu của chuột bị ung thư lâu hơn khoảng 20%. Sau khi phân tích, người ta tin rằng kiến ​​có thể phân biệt hiệu quả nước tiểu của chuột bị ung thư.

loai kien 1
Sau ba lần thử nghiệm, những con kiến đã có thể phân biệt được mùi nước tiểu của chuột khỏe mạnh với chuột ung thư. (Ảnh: PPK_studio/ Shutterstock)

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng kiến ​​có thể được sử dụng làm công cụ sàng lọc bệnh nhân ung thư với chi phí thấp vì loài côn trùng này có khứu giác rất nhạy bén.

Patrizia d’Ettorre, giáo sư tại Đại học Sorbonne-Nord ở Pháp, người đứng đầu nghiên cứu chỉ ra rằng mặc dù kiến ​​không có mũi nhưng hệ thống khứu giác trên râu của chúng lại vô cùng tuyệt vời. Ngoài ra, vì các khối u ung thư thường tiết ra một loại hóa chất độc đáo, chính là chất hữu cơ dễ bay hơi, nhưng các hợp chất này vẫn còn trong mồ hôi và nước tiểu cho nên kiến có thể dễ dàng ngửi ra chúng. 

Nghiên cứu này cũng phát hiện ra rằng việc huấn luyện kiến ​​đơn giản và nhanh hơn so với huấn luyện chó. Huấn luyện chó có thể mất khoảng nửa năm, nhưng kiến ​​chỉ cần huấn luyện ba vòng, tổng cộng 10 phút. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng phần thưởng và phương pháp học tập kết hợp để chúng làm quen với mùi nước tiểu của chuột mắc bệnh ung thư. Kiến ​​không chỉ dễ huấn luyện, có trí nhớ tốt, khả năng học tập tốt, hiệu quả cao mà chi phí nuôi cũng rất thấp. Điều này mở ra một hy vọng mới và mang lại lợi ích to lớn cho ngành y tế trong việc nghiên cứu chẩn đoán sớm ung thư.