Bà Ryoko Mochizuki, người Hoa gốc Nhật, được chẩn đoán mắc bệnh ung thư trực tràng giai đoạn cuối vào năm 1991. Bác sĩ cho biết, bà sẽ không thể sống sót trong 5 năm nữa. Tuy nhiên 32 năm sau, ở tuổi 70, bà vẫn sống khỏe mạnh. Bí quyết của bà là gì?

PLC
32 năm sau khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư trực tràng giai đoạn cuối, bà Ryoko Mochizuki 70 tuổi vẫn sống khỏe mạnh. (Ảnh: bà Ryoko Mochizuki cung cấp)

Bà Ryoko Mochizuki sinh ra ở Trung Quốc. Năm 1967, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động Cách mạng Văn hóa. Vì cha bà được người Nhật thuê làm quản lý cửa hàng, nên gia đình bà bị ĐCSTQ bức hại và bị phân biệt đối xử từ khi còn nhỏ.

Lớn lên trong nghịch cảnh, bà đã hình thành một tính cách mạnh mẽ, không ngại gian khổ, hy vọng có thể vượt lên và thay đổi vận mệnh của mình.

Vào những năm 1980, sau Cách mạng Văn hóa, ĐCSTQ bắt đầu cho phép kinh doanh tư nhân. Bà Ryoko Mochizuki cùng chồng quyết định mở một cửa hàng ăn. Họ bắt đầu bằng việc xây bếp lò, ống khói và cống rãnh và dần dần mở rộng kinh doanh. Ban ngày họ mở quán ăn, ban đêm mở vũ trường.

Vì quá bận rộn và mệt mỏi, cơ thể bà không thể trụ được nữa. Năm 1991, bà đến bệnh viện khám và được chẩn đoán mắc nhiều căn bệnh, như đau đầu thần kinh và bệnh tim, viêm gan C, bệnh dạ dày, v.v. Cuối năm đó, bà lại được chẩn đoán mắc ung thư trực tràng giai đoạn cuối. Bác sĩ cho biết, bà chỉ có thể sống tối đa là 5 năm.

Trong quá trình cắt trực tràng, bác sĩ lại phát hiện có khối u ở tử cung và buồng trứng nên tiến hành cùng lúc 3 ca phẫu thuật lớn, gồm cắt bỏ trực tràng, tử cung và buồng trứng. Vì không có thuốc gây mê toàn thân nên bà vô cùng đau đớn.

Nhưng vì con thơ và cha mẹ già, bà Ryoko Mochizuki tiếp tục dũng cảm vật lộn với căn bệnh ung thư. Trong đau đớn, bà nghĩ: “Dù đã có được mọi thứ mình muốn, nổi tiếng và giàu có, nhưng vì điều đó mà cơ thể mình suy sụp. Mình sống để làm gì? Ý nghĩa của cuộc sống là gì?”

Sau đó, gia đình bà chuyển đến Nhật Bản. Chưa đầy 2 tuần sau khi đến đây, bà được nhận vào Trung tâm Ung thư Quốc gia Nhật Bản, nhưng ngay cả các chuyên gia cũng bất lực.

Thậm chí ngày nay, sau 30 năm, tỷ lệ tử vong của bệnh nhân ung thư đại trực tràng đã di căn ác tính vẫn còn khá cao.

Nghiên cứu được Trung tâm nghiên cứu ung thư MD Anderson của Đại học Texas ở Hoa Kỳ công bố năm nay cho thấy, thời gian sống sót trung bình của bệnh nhân ung thư đại trực tràng giai đoạn từ năm 2004 -2012 là 22,6 tháng, từ năm 2016 – 2019 đã tăng lên 32,4 tháng. Đại đa số bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn cuối vẫn sống được dưới 3 năm.

May mắn thay, bà Ryoko Mochizuki đã tìm thấy hy vọng trong các phương pháp rèn luyện thể chất và tinh thần truyền thống của Trung Quốc. Cuối năm 1997, một người bạn đã giới thiệu Pháp Luân Công cho bà.

Pháp Luân Công là một môn khí công dựa trên nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn”, với 5 bài tập nhẹ nhàng, bao gồm cả thiền định. Sau khi người sáng lập, Sư phụ Lý Hồng Chí, truyền ra vào năm 1992, đến năm 1999, đã có 70 triệu đến 100 triệu người tập Pháp Luân Công ở Trung Quốc.

Ngay ngày đầu tiên tập các bài công pháp của Pháp Luân Công, bà đã có một giấc ngủ ngon sau một thời gian dài mất ngủ.

Khi tiếp tục luyện các bài công pháp, sức khỏe của bà Ryoko Mochizuki đã được cải thiện từng ngày. Bà ăn ngon miệng, ngủ ngon giấc, lại có thể làm việc nhà, sắc mặt cũng càng ngày càng tốt hơn.

id14132774 5b8b37bc392091fc9b41c1d1b42099f6 600x768 1
Sau khi tu luyện Pháp Luân Công, bà Ryoko Mochizuki đã hồi phục sức khỏe. Bức ảnh chụp bà trước núi Phú Sĩ. (Ảnh: Bà Ryoko Mochizuki cung cấp)

Sau khi khỏi bệnh, bà kiên quyết rút tiền trợ cấp y tế quốc gia của Nhật Bản, mặc cho người nhà can ngăn.

Bà nói: “Tôi tu luyện Pháp Luân Công và yêu cầu bản thân chiểu theo Chân-Thiện-Nhẫn. Trước tiên tôi phải trung thực. Bây giờ tôi đã khỏi bệnh, tôi không thể tiếp tục nhận trợ cấp y tế”.

Tu luyện Pháp Luân Công kéo dài tuổi thọ và tăng cường miễn dịch

Việc bà Ryoko Mochizuki khỏi bệnh ung thư không phải là chuyện hiếm gặp trong số các học viên Pháp Luân Công.

Trong một nghiên cứu được công bố tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Ung thư Lâm sàng Hoa Kỳ (ASCO) năm 2016, trường hợp của 152 học viên Pháp Luân Công bị ung thư giai đoạn cuối đã được phân tích.

Nghiên cứu cho thấy, tính đến ngày báo cáo, 149 bệnh nhân vẫn còn sống và khỏe mạnh. So với thời gian sống sót dự đoán (khoảng 5,1 tháng ± 2,7 tháng), thời gian sống thực tế của họ kéo dài đáng kể lên đến 56,0 tháng ± 60,1 tháng. Triệu chứng ung thư của 147 người (96,7%) biến mất hoàn toàn, trong đó 60 người đã được bác sĩ điều trị xác nhận.

Nghiên cứu cho thấy, tập luyện Pháp Luân Công có thể giúp ích cho những bệnh nhân mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối, kéo dài đáng kể thời gian sống sót và cải thiện các triệu chứng.

Một nghiên cứu trước đó cũng chứng minh rằng tập luyện Pháp Luân Công có thể tăng cường khả năng miễn dịch. So với những người khỏe mạnh khác, bạch cầu trung tính của người tập Pháp Luân Công có “cơ chế điều hòa hai chiều” độc đáo.

Trong điều kiện bình thường, bạch cầu trung tính của họ có tuổi thọ cao hơn người bình thường, khả năng thực bào cũng mạnh nên có lợi cho việc bảo vệ cơ thể. Ở trạng thái viêm, sau khi bạch cầu trung tính loại bỏ mầm bệnh, chúng sẽ nhanh chóng trải qua quá trình apoptosis (chết tế bào theo chương trình), giúp giải quyết tình trạng viêm nhanh chóng.

Lợi ích sức khỏe của việc tu luyện Pháp Luân Công không chỉ đến từ 5 bài công pháp, mà sự thăng hoa đạo đức của người tập còn quan trọng hơn. Nghiên cứu hiện đại cũng đã xác nhận rằng tính cách, quan điểm về hạnh phúc và đạo đức của một người sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của họ.

Nghiên cứu được công bố trong “Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ” (PNAS) cũng cho thấy, so với những người chú ý nhiều hơn đến hưởng thụ vật chất, những người có mục tiêu sống rõ ràng và vị tha có biểu hiện gen gây viêm giảm xuống, gen chống viêm tăng lên, khả năng chống viêm và chống virus cao hơn.

Các chuyên gia y tế cũng thừa nhận rằng tinh thần là yếu tố then chốt trong điều trị ung thư.

Ryoko Mochizuki cho biết, nhờ đọcChuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của Pháp Luân Công và học cách sống theo “Chân, Thiện, Nhẫn”, tính cách và thái độ sống của bà đã thay đổi rất nhiều. Bà đã buông bỏ được oán hận với mẹ chồng, ngày càng bao dung hơn, gia đình bà cũng trở nên hòa thuận hơn.

“Trước khi bắt đầu tu luyện, tôi luôn thích phấn đấu đứng đầu trong mọi việc. Tôi cảm thấy mình có thể làm được bất cứ điều gì. Khi bị đối xử tệ, tôi oán giận người khác, và đổ lỗi cho họ.

Sau khi bắt đầu luyện tập, mỗi khi gặp chuyện, trước tiên tôi đều nhìn lại bản thân mình, xem mình đã làm gì sai, đã biết nghĩ cho người khác chưa. Tôi không còn quan tâm đến lợi ích hay lo lắng về được mất. Tôi sống vui vẻ mỗi ngày và mang lại hạnh phúc cho những người xung quanh.”

Điều quan trọng hơn là bà đã tìm thấy ý nghĩa thực sự của cuộc sống. “Con người sống không phải để chiến đấu, cũng không phải sống để tranh hơn thua, mà cần thực sự sống cho chính mình. Ý nghĩa thực sự của sinh mệnh là phản bổn quy chân, quay trở về ngôi nhà thực sự của mình.”

Tháng 7/1999, Giang Trạch Dân, cựu Tổng Bí thư ĐCSTQ, đã ra lệnh đàn áp đẫm máu Pháp Luân Công với quy mô chưa từng có, được Công an, Viện kiểm sát và các Sở Tư pháp phối hợp triển khai, và đã vượt xa phạm vi pháp luật.

Vô số học viên Pháp Luân Công đã bị bỏ tù, tra tấn đến mức tàn phế hoặc tử vong, và thậm chí họ còn bị mổ sống cướp nội tạng. Đến nay, Pháp Luân Công đã có mặt tại hơn 100 quốc gia và giành được hơn 3.000 giải thưởng quốc tế.

Để bày tỏ lòng biết ơn và giúp nhiều người hơn được may mắn, thụ ích như mình, bà Ryoko Mochizuki đã tham gia nhiều hoạt động khác nhau nói rõ sự thật về Pháp Luân Công, hỗ trợ các học viên Pháp Luân Công bị bức hại ở Trung Quốc Đại Lục, vạch trần những lời dối trá nhằm bôi nhọ Pháp Luân Công của ĐCSTQ.

Bà Ryoko Mochizuki thường treo bảng trưng bày nói rõ sự thật về Pháp Luân Công tại các điểm du lịch, và phân phát các ấn phẩm giảng chân tướng cho khách du lịch. Nhiều du khách Trung Quốc bị tẩy não bởi những tuyên truyền dối trá của ĐCSTQ đã chửi rủa bà. Nhưng sự lương thiện của bà đã khiến họ cảm động.

Vương Giai Nghi /Epoch Times