“Hội chứng chuyển hóa” (HCCH) là thuật ngữ dùng để chỉ những người có 1 nhóm các yếu tố nguy cơ tập hợp như tim mạch, tiểu đường, tích mỡ bụng, chất béo trung tính cao, cholesterol cao, huyết áp cao, đường huyết cao… Thật may mắn là các nhà khoa học đã tìm ra một loại thảo dược điều trị hội chứng này, đó chính là tảo bẹ.

hội chứng chuyển hóa
(Ảnh: Viktor Kochetkov/ Shutterstock)

Những yếu tố nguy cơ thuộc Hội chứng chuyển hóa có thể gây ra nhiều biến chứng, đe dọa rất lớn đến sức khỏe của con người hiện đại.

Một nghiên cứu toàn cầu được công bố trên tạp chí y tế ‘JAMA Network Open’ cho thấy những bệnh nhân nhập viện do nhiễm coronavirus (COVID-19) có bệnh huyết áp cao, béo phì, tiểu đường hoặc các bệnh khác liên quan đến hội chứng chuyển hóa sẽ có nguy cơ tử vong tăng lên đáng kể.

Nghiên cứu của Giáo sư Kim Fengyi, Đại học Kyung Hee thuộc Đại học Y khoa Hàn Quốc đã xác nhận rằng ‘tảo bẹ’ là một loại thảo dược có tác dụng làm sạch máu, và có thể được điều chế ra thuốc điều trị hội chứng chuyển hóa.

Kombu hay còn gọi là tảo bẹ, là một loại rong biển có giá trị dinh dưỡng cao, được mệnh danh là rau của biển, chúng chứa nhiều canxi, vitamin, khoáng chất, chất xơ, đặc biệt là hàm lượng i-ốt cao, đây là một chất rất dễ bị thiếu hụt ở người hiện đại.

Hàn Quốc và Nhật Bản là 2 đất nước được bao quanh bởi biển, do đó, họ sở hữu nguồn tảo bẹ vô cùng dồi dào phong phú, được coi là một loại thực phẩm quen thuộc hàng ngày. Tảo bẹ có nhiều màu sắc như đỏ, xanh lục, nâu hoặc đen và nó có giá trị dinh dưỡng rất cao.

Sau khi phơi khô, tảo bẹ thường được dùng để nấu các món canh, súp hoặc để xào. Nó cũng có thể được pha thành trà để uống, còn tảo bẹ tươi thì ăn sống, cuộn sushi, salad và thực phẩm bổ sung cũng đều rất ngon và giàu chất dinh dưỡng.

Còn ở Nhật Bản, tảo bẹ là nguyên liệu bắt buộc phải có trong món súp và trong món sashimi, ngoài ra nó cũng được ăn như một loại thực phẩm ngâm giấm. Okinawa là vùng có lượng tiêu thụ tảo bẹ lớn nhất Nhật Bản, những người già ở Okinawa nổi tiếng về tuổi thọ. Một trong những bí quyết trường thọ của họ được cho là thói quen thường xuyên ăn tảo bẹ.

shutterstock 2153973737
Súp miso với tảo bẹ. (Ảnh: DronG/ Shutterstock)

Đặc biệt, tảo bẹ còn được dùng như một loại thuốc cổ truyển Hàn Quốc có công dụng thanh nhiệt, trừ đờm, làm mềm và trừ ẩm. Dược tính của nó có tác dụng chống ho, hạ sốt, hạ huyết áp, hạ lipid máu, hạ đường huyết, chống đông máu, kháng u….

Nghiên cứu Hàn Quốc đã phân loại tác dụng của tảo bẹ tập trung vào 3 bệnh: béo phì, tiểu đường loại 2 và xơ cứng động mạch.

Đầu tiên, tảo bẹ có tác dụng ức chế tổng hợp axit béo, từ đó ức chế cả chuyển hóa lipid. Nhóm nghiên cứu xác nhận rằng, tảo bẹ có tác dụng ức chế sự tổng hợp axit béo của protein AMPK (AMP-activated kinase) là một trong những enzyme quan trọng trong việc duy trì sự sống trong các tế bào và có thể ngăn ngừa và điều trị bệnh béo phì. 

Ngoài ra, đối với bệnh tiểu đường loại 2, đây được coi là một loại bệnh tiểu đường ở người lớn, khi này tảo bẹ hoạt động như một chất ức chế stress oxy hóa và alpha-glucosidase, có thể làm giảm các biến chứng sang tiểu đường.

Ngoài ra, tảo bẹ có thể ngăn chặn sự di chuyển của các chất làm giảm tính đàn hồi của mạch máu, có thể ngăn ngừa và điều trị chứng xơ cứng động mạch. Bệnh hội chứng chuyển hóa là do sự tích tụ của stress oxy hóa trong các mạch máu khi cơ thể hấp thụ thức ăn có nhiều chất béo. Để ngăn chặn điều này, cơ thể phải tiết ra các enzym chống oxy hóa, và tảo bẹ giúp tiết ra enzym này.

Nhóm nghiên cứu khẳng định tảo bẹ có cơ chế hoạt động ức chế và có thể được sử dụng như một vị thuốc điều trị hiệu quả 3 loại bệnh nêu trên.

Nghiên cứu này là nghiên cứu đầu tiên xác nhận toàn diện về hiệu quả của tảo bẹ. Mặc dù trước đây đã có những nghiên cứu thực nghiệm riêng lẻ, nhưng vẫn thiếu các tài liệu toàn diện và có hệ thống.

Nhóm nghiên cứu có kế hoạch bắt đầu với tảo bẹ và mở rộng nghiên cứu sang các loại tảo biển khác để làm rõ các cơ chế cũng như tác dụng chống ung thư trong y học Hàn Quốc. 

Ngày nay do khí hậu thay đổi, thiên nhiên thực vật đối mặt với nhiều nguy cơ bị tuyệt chủng, nhưng nguồn tài nguyên biển lại ít bị ảnh hưởng nhất. Vì vậy, tài nguyên biển đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều học giả, nhóm nghiên cứu dự định trong tương lai sẽ tìm kiếm những loại thuốc hữu ích khác trong đại dương.

Giáo sư Lee In-sun của nhóm nghiên cứu cho biết: “Tảo bẹ được dùng như một loại thực phẩm, nghĩa là nó ít có tác dụng phụ đối với cơ thể người”, “Chúng tôi còn có kế hoạch điều trị các bệnh chuyển hóa đã xảy ra và xác nhận thêm thông qua nghiên cứu việc ăn tảo bẹ thường xuyên sẽ có bao nhiêu tác dụng phòng ngừa.”

Giáo sư Kim Bong-yi nói rằng hội chứng chuyển hóa là một căn bệnh nan y cần phải có một phương pháp điều trị mới. “Nếu cơ chế và hiệu quả của tảo bẹ như một dược liệu truyền thống của Trung Quốc được đề cập trong sách cổ dựa trên nghiên cứu này, nếu được xác nhận bằng các thí nghiệm thêm một lần nữa, thì các phương pháp điều trị mới dựa trên nền tảng đông y sẽ góp phần phát triển các phương pháp điều trị đáng tin cậy.”

Bài báo liên quan của nghiên cứu này được xuất bản với tiêu đề “The Effect of Laminaria Japonica on Metabolic Syndrome: A Systematic Review of its Efficacy and Mechanism of Action” trên Tạp chí ‘Nutrients’.