Theo truyền thông Indonesia đưa tin, ngày 30/8 cảnh sát Indonesia đã phát hiện một nhóm lừa đảo tình yêu trực tuyến thường được gọi là “bàn giết lợn”. Tổng cộng bắt giữ 88 người cả nam và nữ, tất cả đều là người có quốc tịch Trung Quốc. Theo tìm hiểu sơ bộ, nạn nhân của nhóm tội phạm này phần lớn là người Trung Quốc.

p3383111a249341057
Indonesia vừa bắt nhóm lừa đảo tình yêu trực tuyến, tổng cộng có 88 người Trung Quốc cả nam và nữ. (Nguồn ảnh: Sở cảnh sát thành phố Batam, Indonesia)

Theo truyền thông Indonesia đưa tin, cảnh sát căn cứ theo thông tin báo cáo, đã bắt giữ nhóm lừa đảo yêu đương trực tuyến có tổng cộng 83 nam và 5 nữ tại một khu công nghiệp ở Batam, trên Đảo Riau. Kết quả điều tra sơ bộ cho thấy, đối tượng lừa đảo chính của nhóm này chủ yếu là người Trung Quốc, trong đó nhiều nạn nhân là công chức và số tiền liên quan vẫn chưa được công bố.

Theo điều tra của cảnh sát Indonesia, các thành viên của nhóm tội phạm đã sử dụng thị thực du lịch để vào Indonesia rồi ở lại thêm 3 tháng để thực hiện hành vi phạm tội lừa đảo video trực tuyến. Thủ đoạn phạm tội là lợi dụng tình cảm yêu mến của đối tượng bị lừa đảo để phát triển “mối quan hệ qua lại giả tạo“, sau đó tiếp tục dụ dỗ nạn nhân thực hiện hành vi tình dục không đứng đắn trước ống kính, đồng thời dùng phương thức ghi lại video để tiến hành tống tiền. Nếu đối tượng bị lừa không trả tiền, thì sẽ đe dọa đăng ảnh và video lên mạng xã hội. 

Cảnh sát không tiết lộ cụ thể liệu những kẻ lừa đảo này có sử dụng phần mềm thay đổi khuôn mặt AI Deepfake hay không, họ cũng không nói rõ liệu ngoài các đối tượng bị lừa đảo là người Trung Quốc ra, còn có bao gồm cả người Hoa ở nước ngoài hoặc người Đài Loan hay không.

Hậu trường nhóm lừa đảo Campuchia, truyền thông Hồng Kông nhắc đến 3 thế lực tội phạm bị truy nã đến từ Trung Quốc

Ngày 19/8/2022 truyền thông Hồng Kông HK01 đưa tin, nhiều người dân Đài Loan bị lừa đến Campuchia và Myanmar. Kẻ lừa đảo dùng mồi nhử là “việc nhẹ lương cao”, cuối cùng nạn nhân bị nhóm lừa đảo giam giữ, đánh đập, xâm phạm tình dục, người muốn trốn thoát thậm chí sẽ bị thu hoạch nội tạng và vứt xác.

Báo cáo tiết lộ, hậu trường của những vụ lừa đảo này có quá nửa là những tội phạm truy nã người Trung Quốc lợi dụng kinh doanh làm vỏ bọc. Họ cấu kết với giới chính trị và thương mại trong chính quyền Campuchia, Sihanoukville là nơi có nhiều người bị lừa đảo đến đó nhất, và có 3 thế lực tội phạm bị truy nã đến từ Trung Quốc.

Dong Lecheng (Đổng Lặc Thành), kẻ tuyên bố có tài sản ròng 3 tỷ nhân dân tệ, từng là ủy viên Chính hiệp khóa 8 và 9 của ĐCSTQ tại Vân Nam đã nhiều lần dính líu đến hối lộ và đầu tư bất hợp pháp vào các sòng bạc ở miền bắc Myanmar và bị kết án. Sau đó, người này đến Campuchia để phát triển một thành phố giải trí ở Sihanoukville cùng với ông trùm sòng bạc Ma Cao Zhou Zhuohua (Châu Trác Hoa). Theo nguồn tin, có một công viên quy mô lớn “Jin Shui” (Kim Thủy) gần khu phố Tàu ở Sihanoukville chuyên chơi game trực tuyến và lừa đảo, ông chủ đứng sau nó là Dong Lecheng.

Một doanh nhân Trung Quốc nổi tiếng khác ở Campuchia là Xu Aimin (Từ Ái Dân) được phong tặng danh hiệu “Huân tước” tại Campuchia, thực tế Xu Aimin đã bị chính quyền ĐCSTQ kết án 10 năm tù vì điều hành một tổ chức cờ bạc và sử dụng ngân hàng HSBC Hồng Kông để rửa tiền. Năm 2013, Interpol đã ra thông báo đỏ đối với Xu Aimin. Khách sạn Kaibo (K.B) do Xu Aimin điều hành tại Campuchia nằm tại khu phố Tàu gần Sihanoukville, cũng chuyên về trò chơi trực tuyến và lừa đảo.

Một tay trùm khác là She Zhijiang (Xa Trí Giang) đã nhập quốc tịch Campuchia và mang hộ chiếu Campuchia, người này bị ĐCSTQ truy nã 10 năm vì tội đánh bạc xuyên biên giới, sau đó đổi tên thành Tang Kailun để đi lại giữa Đông Nam Á và Trung Quốc, và gần đây đã bị bắt ở Thái Lan.

Theo tổ chức chống lừa đảo toàn cầu Global Anti Scam Org, She Zhijiang là một trong những chủ sở hữu của Công viên KK ở Myanmar, công viên này được biết đến với cái tên “địa ngục heo”, cách gọi “con heo” là chỉ vào hàng ngàn người nước ngoài đã bị bắt cóc đến đây làm việc.