Ấn Độ đang ngày càng phải chịu áp lực mạnh mẽ về việc phải có quan điểm rõ ràng đối với cuộc khủng hoảng Ukraine.

Embed from Getty Images

Cho đến nay, Ấn Độ vẫn đang giữ thái độ khá dè dặt về cuộc chiến tranh Nga-Ukraine. New Delhi đã bỏ phiếu trắng khi Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết lên án Nga xâm lược Ukraine. Họ có lên tiếng kêu gọi các bên giải quyết cuộc khủng hoảng này thông qua đối thoại vào ngoại giao. Trong các tuyên bố của mình, giới chức Ấn Độ cũng đã đang nói về tầm quan trọng của toàn vẹn lãnh thổ, nhưng lại lưỡng lự chưa chỉ trích hành động sử dụng vũ lực của Nga.

Ấn Độ đang đối mặt với thử thách khó khăn khi phải cân bằng các mối quan hệ quốc phòng và ngoại giao với cả phương Tây và Nga.

Gần 50% hàng hóa quốc phòng của Ấn Độ là nhập từ Nga và hai nước cũng đã đang là đối tác đã qua kiểm chứng về nhiều vấn đề toàn cầu. Tuy nhiên, đồng thời, mối quan hệ giữa Ấn Độ và Mỹ cũng đã phát triển đáng kể trong hai thập niên qua.

Những thách thức của Ấn Độ có thể được nhìn thấy qua những tuyên bố cực kỳ khác nhau của phía Washington và Moscow về lập trường của New Delhi đối với vấn đề Ukraine.

Đại sứ Nga tại Ấn Độ Denis Alipov hôm thứ Bảy (5/3) đã hoan nghênh chính sách ngoại giao độc lập của Ấn Độ. Trong khi đó, quan chức ngoại giao cấp cao của Mỹ Donald Lu lại nói rằng Washington đã đang cố gắng buộc Ấn ĐỘ phải đưa ra lập trường rõ ràng về Ukraine.

Khi cuộc chiến tranh Nga-Ukraine tiếp diễn, Ấn Độ có lẽ sẽ càng gặp khó khăn hơn nữa trong việc tiếp tục thực hiện “chính sách ngoại giao không liên kết” nổi tiếng của mình.

Như Ngọc (Theo BBC)