Ấn Độ gần đây đã triển khai vũ khí do Mỹ sản xuất dọc theo biên giới với Trung Quốc trong bối cảnh hai nước vẫn đang bế tắc về tranh chấp lãnh thổ trên dãy Himalaya.

Embed from Getty Images

Thời gian gần đây, Ấn Độ đã tăng cường lực lượng đến khu vực đông bắc ở cao nguyên Tawang tiếp giáp với Bhutan và Tây Tạng – khu vực có một phần đất do Trung Quốc tuyên bố chủ quyền nhưng lại do Ấn Độ kiểm soát. Khu vực này có ý nghĩa lịch sử về chính trị và quân sự: vào năm 1959, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã chạy đến Ấn Độ khi băng qua các đèo núi gần đó.

Ấn Độ đã mang trực thăng Chinook do Mỹ sản xuất, súng trường và pháo kéo siêu nhẹ cũng như tên lửa hành trình siêu thanh sản xuất trong nước và một hệ thống giám sát thời đại để hỗ trợ quân đội Ấn Độ ở các khu vực giáp với miền đông Tây Tạng.

Các loại vũ khí này đều đã được mua trong vài năm qua khi quan hệ quốc phòng giữa Mỹ và Ấn Độ ngày càng được củng cố do có chung mối lo ngại về Trung Quốc.

Quân đội Ấn Độ đã hộ tống một nhóm phóng viên qua khu vực này vào tuần trước để chứng minh về khả năng tấn công mới của nước này. Trung tướng Manoj Pande, Tư lệnh Lục quân miền Đông cho biết, ủng, thiết giáp, pháo binh và yểm trợ không quân đang được kết hợp để làm cho lực lượng này trở nên nhanh nhẹn, tinh nhuệ hơn.

Ông nói: “Quân đoàn Mountain Strike đã hoạt động hết công suất. Tất cả các đơn vị, bao gồm cả các đơn vị chiến đấu và hỗ trợ chiến đấu đều được nâng cấp và trang bị đầy đủ.”

Ấn Độ đã tăng cường phòng thủ dọc biên giới với Trung Quốc sau khi xảy ra cuộc giao tranh tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ vào năm ngoái, dẫn đến cái chết của ít nhất 20 quân nhân Ấn Độ và 4 binh sĩ Trung Quốc. Trong khi hai bên đã tiến hành nhiều cuộc đàm phán, cả hai vẫn chưa đồng ý về việc rút quân.

Rajeswari Pillai Rajagopalan, giám đốc Trung tâm An ninh, Chiến lược và Công nghệ tại Quỹ Nghiên cứu Quan sát ở New Delhi, cho biết việc triển khai thêm quân lực của Ấn Độ cho thấy sự thất vọng với việc không có tiến triển trong các cuộc đàm phán với Trung Quốc.

Mâu thuẫn đã tiếp tục tăng cao khi tuần trước Trung Quốc thông qua luật biên giới mới, được Bắc Kinh cho là “tiêu chuẩn thống nhất để tăng cường quản lý biên giới”.

Ấn Độ cảnh báo rằng luật mới này có thể ảnh hưởng đến căng thẳng biên giới đang diễn ra. Tuy vậy, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nói rằng đây là “suy đoán vô căn cứ.”

Phần lớn lực lượng mới của Ấn Độ đã đi về phía đông, nơi có đội hình ít nhất 30.000 quân đã được triển khai trong năm qua.

Xuân Lan

Xem thêm: