Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố báo cáo nhân quyền thường niên 2022 vào thứ Hai (20/3), tiến hành đánh giá toàn diện về các quyền dân sự và chính trị ở 198 quốc gia/khu vực, đồng thời một lần nữa chỉ trích Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) xâm phạm nhân quyền.

id13874301 400millionrally 04 600x397 1
Ngày 27/11/2022, gần 100 học viên Pháp Luân Công đã luyện công tập thể tại công viên Barnes thuộc công viên Monterey, quận Los Angeles, kỷ niệm 405 triệu người trên toàn thế giới thoái ĐCSTQ. (Ảnh: Lý Húc Sinh / Epoch Times)

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã chỉ ra 5 vấn đề nhân quyền lớn trên thế giới trong báo cáo của ông hôm thứ Hai, bao gồm việc Nga phát động cuộc chiến tranh nhắm vào Ukraine, sự đàn áp bạo lực của Iran đối với các cuộc biểu tình ôn hòa, ĐCSTQ tiếp tục tội ác diệt chủng và tội ác chống lại loài người ở Tân Cương, Chính phủ quân sự Myanmar sử dụng bạo lực để kiểm người dân, Taliban tiếp tục áp dụng các biện pháp áp bức và phân biệt đối xử đối với phụ nữ Afghanistan.

Ông cũng đề cập đến các cuộc khủng hoảng nhân quyền ở Nam Sudan, Syria, Cuba, Belarus, Venezuela và Campuchia.

Phần báo cáo về Trung Quốc dài 87 trang, liệt kê 25 hành vi xâm phạm nhân quyền của Chính phủ Trung Quốc. Các hành vi này bao gồm: Giết người phi pháp (tước đoạt mạng sống tùy tiện và các vụ giết người bất hợp pháp có thể xuất phát từ động cơ chính trị), mất tích, tra tấn, bắt giữ tùy tiện, từ chối xét xử công khai và công bằng, trả thù các cá nhân ở nước ngoài, nghe lén, chà đạp nhân quyền và hạn chế nghiêm trọng quyền tự do ngôn luận, hội họp và lập hội ôn hòa, tôn giáo, phong trào, và cả tham nhũng và thiếu minh bạch của chính phủ.

“Mặc dù vậy, chúng tôi đã chứng kiến ​​những người dũng cảm và có lương tri bất chấp rủi ro cá nhân lớn, đứng lên bảo vệ nhân quyền phổ quát, duy trì và bảo vệ hạnh phúc của cộng đồng và tương lai của quốc gia họ,” ông Blinken nói trong một tuyên bố. “Những người bảo vệ nhân quyền này làm việc không mệt mỏi để vạch trần sự bất công, hủ bại và ngược đãi, đồng thời thúc đẩy sự minh bạch và cơ chế truy cứu trách nhiệm.”

“Như đã nêu trong ‘Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền’, tất cả mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng về phẩm giá và quyền lợi. Chúng tôi đệ trình các báo cáo về các quốc gia này để phục vụ nhân loại chung của chúng ta,” ông Blinken nói.

Báo cáo tập trung vào tội ác diệt chủng và tội ác chống lại loài người đối với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số sắc tộc và tôn giáo khác ở Tân Cương. Những tội ác này vẫn tiếp tục. Hơn 1 triệu người bị giam giữ tùy tiện hoặc bị tước quyền tự do nghiêm trọng. Những nạn nhân này cũng bị lạm dụng hàng loạt, cưỡng bức ngừa thai hoặc phá thai, lao động cưỡng bức và hạn chế quyền tự do tôn giáo, tự do ngôn luận và đi lại.

Tại cuộc họp báo hôm thứ Hai, ông Blinken nói rằng hồ sơ vi phạm nhân quyền của Trung Quốc “Chính phủ Trung Quốc (ĐCSTQ) tiếp tục lạm dụng quyền lực của mình, bao gồm tội ác diệt chủng và tội ác chống lại loài người đối với người Duy Ngô Nhĩ, đàn áp người Tây Tạng, đàn áp các quyền cơ bản ở Hồng Kông và nhắm mục tiêu vào những người ở Đại Lục muốn thực hiện các quyền tự do cơ bản của họ.”

Zero-COVOD được đưa vào báo cáo, ông Blinken chỉ trích chuyến thăm Nga của ông Tập Cận Bình

Báo cáo cũng đề cập đến “chính sách Zero-COVID” được chính quyền ĐCSTQ thực hiện trong đợt dịch bệnh năm ngoái khiến người dân xuống đường biểu tình. Báo cáo nhắc đến vụ hỏa hoạn ở Urumqi, Tân Cương và “Phong trào Giấy trắng” xảy ra vào cuối năm ngoái, cũng như việc phong tỏa Thượng Hải, các trung tâm cách ly quy mô lớn và chính sách cách ly cưỡng bức, vi phạm quyền riêng tư của công dân, và phần mềm “Kho báu sức khỏe” với chức năng hạn chế người dân đi lại, v.v.

Báo cáo cũng liệt kê một số nhà hoạt động nhân quyền ở Trung Quốc đã bị bắt, mất tích, thậm chí bị đưa vào bệnh viện tâm thần vì họ phản đối các biện pháp phong tỏa, bao gồm cả Lý Hiếu Long (Ji Xiaolong) và Đinh Yến (Ding Yan).

Trước tình hình quốc tế, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng chỉ trích Bắc Kinh ủng hộ hành vi xâm lược của Nga. Ông Blinken chỉ ra tại cuộc họp báo về công bố báo cáo rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vẫn thăm Moscow sau khi Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành lệnh bắt giữ đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin, đồng thời tạo vỏ bọc ngoại giao để Nga tiếp tục thực hiện những tội ác này.

Bà Erin Barclay, Quyền Trợ lý bộ trưởng phụ trách Cục Dân chủ, Nhân quyền và Lao động (DRL) của Bộ Ngoại giao Mỹ, cho biết trong một cuộc họp báo hôm thứ Hai rằng tình hình nhân quyền của Trung Quốc luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong quan hệ Mỹ – Trung.

“Tình hình nhân quyền ở Trung Quốc là một vấn đề mà chúng tôi thường xuyên nêu ra với các đối tác và đồng minh của mình trong các mối quan hệ song phương, cũng như trong các môi trường đa phương bao gồm cả Trung Quốc. Điều này bao gồm cả việc tìm cách buộc Trung Quốc (ĐCSTQ) phải chịu trách nhiệm về tội ác diệt chủng và tội ác chống lại loài người ở Tân Cương, và vi phạm nhân quyền xảy ra trên khắp ​​Trung Quốc.” Bà Barclay cho biết, “Nhân quyền vẫn là (một trong) chủ đề quan trọng nhất mà chúng tôi thảo luận với Trung Quốc, và chúng tôi tiếp tục nhấn mạnh vấn đề này trong các cuộc thảo luận cấp cao giữa hai bên.”

Một lần nữa chú ý đến người tập Pháp Luân Công bị bức hại ở Trung Quốc

Báo cáo một lần nữa tập trung vào thực tế người tập Pháp Luân Công đang bị bức hại ở Trung Quốc. Báo cáo cho biết, việc bức hại bao gồm việc chính quyền sử dụng biện pháp giam giữ hành chính để đe dọa các nhà hoạt động chính trị và tôn giáo cũng như ngăn chặn các cuộc biểu tình công khai, đặc biệt là việc giam giữ người tập Pháp Luân Công trong các trung tâm “giáo dục pháp chế”.

Báo cáo cũng đề cập cụ thể đến bằng chứng mới nhất về nạn thu hoạch nội tạng (của ĐCSTQ) từ những người Pháp Luân Công.

Báo cáo cho biết, một số nhà hoạt động và tổ chức đã cáo buộc chính phủ (ĐCSTQ) thu hoạch nội tạng sống từ các tù nhân lương tâm, bao gồm người tập Pháp Luân Công và những người theo tôn giáo và tâm linh, bao gồm cả những người Hồi giáo bị giam giữ ở Tân Cương.

Báo cáo đề cập rằng vào ngày 4/4/2022, “Tạp chí Cấy ghép Hoa Kỳ” (American Journal Of Transplantation) đã xuất bản một bài báo nghiên cứu được đánh giá ngang hàng nói rằng Trung Quốc (ĐCSTQ) đã vi phạm “quy tắc hiến tạng đã chết”, tức là trước khi bất kỳ nội tạng nào bị lấy đi, người hiến tạng cần được chính thức tuyên bố là đã chết.

Các tác giả đã phân tích 2.838 bài luận văn liên quan đến cấy ghép được xuất bản bằng tiếng Trung và phát hiện ra rằng trong 71 bài luận văn có tình huống này, xác định rằng người hiến tặng bị chết do mổ cướp nội tạng, những việc này đều xảy ra trước khi các bác sĩ có thể đưa ra phán đoán hợp pháp về chết não.