Theo một báo cáo mới, ảnh hưởng toàn cầu ngày càng tăng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) gây đe dọa nghiêm trọng đối với nhân quyền quốc tế trong bối cảnh họ tăng cường thao túng Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC) để quảng bá quan điểm phi tự do về nhân quyền.

Embed from Getty Images

Ngày 10/3/2023 tại phiên họp thứ 52 của UNHRC ở Geneva (Thụy Sĩ) đã diễn ra hội nghị chuyên đề về quyền trẻ em và môi trường kỹ thuật số. (Nguồn: FABRICE COFFRINI/AFP qua Getty Images)

Theo một báo cáo mới, ảnh hưởng toàn cầu ngày càng tăng của ĐCSTQ đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với nhân quyền quốc tế trong bối cảnh họ tăng cường thao túng UNHRC để truyền bá quan điểm phi tự do về nhân quyền.

UNHRC được bầu 3 năm một lần, đây là cơ quan liên chính phủ với 47 nước thành viên, mục tiêu là “thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền” trên toàn cầu.

Nhưng nghiên cứu được công ty tư vấn rủi ro Verisk Maplecroft có trụ sở tại Anh công bố vào thứ Năm (30/3), cảnh báo ĐCSTQ “muốn đưa ra quan điểm xét lại về nhân quyền”, khiến UNHRC trở thành “chiến trường địa chính trị trong tranh luận về tiêu chuẩn nhân quyền”.

Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng ĐCSTQ đang sử dụng sức mạnh kinh tế của họ để gây ảnh hưởng đến các phiếu bầu của UNHRC, theo đó những nơi dễ bị tổn thương nhất là nơi tham gia vào Sáng kiến ​​​​Vành đai và Con đường của Trung Quốc. Có những dấu hiệu cho thấy ĐCSTQ và các đồng minh liên quan đang “làm suy yếu hành động nhân quyền quốc tế”.

Sử dụng UNHRC để thúc đẩy “nhân quyền” kiểu Trung Quốc

Công ty Verisk Maplecroft đã chỉ ra trong báo cáo rằng ĐCSTQ đã thay đổi từ bị động chống lại những tiếng nói chỉ trích trên toàn cầu về hồ sơ nhân quyền của họ sang thúc đẩy chủ động “nhân quyền kiểu Trung Quốc”, theo đó UNHRC thành công cụ quan trọng để ĐCSTQ đạt được mục tiêu.

Báo cáo chỉ ra rằng đối với ĐCSTQ, “một số vấn đề nhân quyền bình đẳng hơn những vấn đề nhân quyền khác”. Báo cáo viết: “Khuôn khổ nhân quyền lấy phát triển [kinh tế] là trên hết của ĐCSTQ làm suy yếu các quyền tự do cá nhân, theo đó nhấn mạnh phát triển kinh tế cao hơn tất cả các quyền khác, vấn đề khiến những nhà cầm quyền phi tự do tham gia vào nhân quyền trong bối cảnh chính những nhà cầm quyền đó không phải chịu trách nhiệm giải trình và giám sát đối với các vi phạm nhân quyền của họ”.

Theo thống kê của Verisk Maplecroft, gần 3/4 (33 nước) thành viên của UNHRC được coi là có rủi ro cao (High risk) hoặc rủi ro cực cao (Extreme risk) trong vấn đề “quyền dân sự và chính trị”. Điều này cho thấy các nước này có thể có lợi ích chung trong việc “làm suy yếu hành động nhân quyền quốc tế”.

“UNHRC là một cơ quan liên chính phủ chịu trách nhiệm thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền trên toàn cầu, nhưng thành viên của tổ chức lại bao gồm Sudan, Eritrea và Pakistan là những nước áp bức người dân thậm tệ nhất thế giới”, báo cáo cho hay.

Báo cáo cũng lưu ý: “Thao túng chính trị của ĐCSTQ đối với cơ chế của UNHRC ngày càng trở nên tinh vi, dập tắt những tiếng nói chỉ trích trên toàn cầu, và khiến ngày càng có nhiều chế độ không tương xứng tham gia vào ủng hộ cho ĐCSTQ về vấn đề nhân quyền”.

35 nước thành viên tham gia “Vành đai và Con đường” của ĐCSTQ

ĐCSTQ đang sử dụng sức mạnh kinh tế để gây ảnh hưởng đến bỏ phiếu của UNHRC. Báo cáo nghiên cứu chỉ ra rằng ít nhất 35 trong số 47 nước thành viên của UNHRC đã tham gia sáng kiến ​​“Vành đai và Con đường” của ĐCSTQ, trong số đó có nhiều nước ở châu Á hoặc châu Phi thường có chỉ số nhân quyền thấp.

Năm 2022, Mỹ đề xuất tại UNHRC rằng hy vọng vào tháng 10 năm đó sẽ tổ chức diễn đàn về vấn đề Tân Cương, nhưng dự thảo nghị quyết bất ngờ bị bác bỏ. Kết quả bỏ phiếu cho thấy ĐCSTQ có ảnh hưởng đáng kể đối với nhiều nước, đặc biệt là các bên ký kết Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường.

Embed from Getty Images

Hình chụp ngày 31/5/2019 ở ngoại ô Hotan thuộc tỉnh Tân Cương, tây bắc Trung Quốc: Cảnh một cơ sở được cho là trại “cải tạo” chủ yếu giam giữ người theo đạo Hồi. (Nguồn: GREG BAKER/AFP qua Getty Images)

Báo cáo cho biết hơn một nửa số nước thành viên UNHRC có nguy cơ cao hoặc rất cao trong 4 lĩnh vực được đánh giá trong nghiên cứu (bao gồm quyền lao động, quyền dân sự và chính trị, phát triển con người và an ninh con người), cho thấy hồ sơ nhân quyền của hơn một nửa số nước tham gia UNHRC là không tốt. Trong số đó, biểu hiện kém nhất là các quyền dân sự và chính trị với khoảng 70% nước thành viên có nguy cơ cao hoặc rất cao, tiếp theo là quyền lao động ở mức 64%, an ninh con người ở mức 62%, và phát triển con người ở mức 53%. Hồ sơ nhân quyền không tốt của các thành viên UNHRC không chỉ đặt ra câu hỏi về tính hiệu quả và độ tin cậy của tổ chức này, còn làm giảm khả năng hành động vì nhân quyền của UNHRC.

Công ty Verisk Maplecroft cũng nhận thấy rằng việc tham gia Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường gây vấn đề lạm dụng vi phạm nhân quyền gia tăng hơn. Báo cáo lưu ý rằng 18 nước là thành viên của UNHRC kể từ năm 2017 đã suy giảm ​​điểm số về quyền lao động, trong số đó có 15 nước ký kết Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường. “Điều này làm dấy lên lo ngại về việc quyền lao động ngày càng bị suy giảm trong quá trình thực hiện dự án Vành đai và Con đường”, báo cáo viết.

Các vấn đề về quyền lao động trong các dự án Vành đai và Con đường đã không còn xa lạ vì được thông tin rộng rãi, trong đó nhiều dự án diễn ra ở các nước có quản lý yếu kém và tham nhũng tràn lan. Khi sáng kiến càng phát triển ​​mở rộng thì các vụ vi phạm quyền lao động có thể sẽ gia tăng.

Báo cáo cũng lưu ý trước nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu, các thành viên UNHRC phụ thuộc vào đầu tư/các khoản vay từ Trung Quốc (chẳng hạn như Pakistan, Bangladesh và Cameroon) không chỉ có khả năng ủng hộ Bắc Kinh tại Liên Hiệp Quốc, mà còn có thể làm ngơ đối với những vi phạm nhân quyền trong các dự án Vành đai và Con đường.

Nhà phân tích nhân quyền cấp cao Sofia Nazalya tại công ty Verisk Maplecroft là một trong những tác giả của báo cáo, cho biết: “Bắc Kinh (ĐCSTQ ) ngày càng hoạt động tích cực trong hệ thống nhân quyền quốc tế khiến cho tình hình dân chủ toàn cầu ngày càng xấu đi, trong bối cảnh toàn cầu suy thoái kinh tế và chia rẽ địa chính trị nghiêm trọng lại gây thêm ảnh hưởng xấu mang tính dây chuyền đối với thực trạng nhân quyền”.

Embed from Getty Images

Nhân viên bảo vệ đi ngang qua bảng quảng bá của Diễn đàn Thượng đỉnh Hợp tác Quốc tế “Vành đai và Con đường”, diễn đàn kỳ đầu tiên được tổ chức tại Bắc Kinh từ ngày 14 – 15/5/2017. (Nguồn: Getty Images)

Doanh nghiệp cần cẩn trọng để không tô son cho chế độ độc đoán

Công ty Verisk Maplecroft cảnh báo rằng trong bối cảnh xung đột giữa ĐCSTQ và phương Tây gia tăng, các doanh nghiệp sẽ khó khăn hơn trong kiên định về một quan điểm nhất định về nhân quyền giữa hai quan điểm cạnh tranh nhau. Rất khó để các công ty không bị ảnh hưởng bởi chiến lược thúc đẩy quan điểm nhân quyền kiểu Trung Quốc.

Báo cáo viết: “Mặc dù chúng tôi cho rằng Trung Quốc khó thành công trong việc viết lại quy tắc nhân quyền quốc tế, nhưng ảnh hưởng ngày càng tăng của họ trong UNHRC sẽ gây phân cực lớn hơn và do đó làm suy yếu khả năng của cơ quan này trong việc vạch trần các hành vi vi phạm nhân quyền.”

Báo cáo cũng cho biết những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm che đậy hồ sơ nhân quyền của họ đang cản trở khả năng của các công ty trong nắm bắt những gì đang xảy ra trên thực tế. Vì vậy công ty Verisk Maplecroft kêu gọi, hơn bao giờ hết, bây giờ doanh giới cần có được “các nguồn thông tin tình báo rủi ro khách quan và độc lập” để hiểu được thực trạng rủi ro nhân quyền trên toàn thế giới, qua đó nhằm tránh vô tình thành đồng lõa của các chế độ độc tài.

Báo cáo nghiên cứu dựa trên dữ liệu định lượng từ các nguồn như Liên Hiệp Quốc, Bộ Ngoại giao Mỹ và Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, cũng như phân tích định tính nội bộ của Verisk Maplecroft.

Liên quan đến báo cáo, CNBC đưa tin rằng quyền phát ngôn viên Pascal Sim của UNHRC bác bỏ báo cáo: “Không có nước nào thao túng được UNHRC hoặc chi phối chương trình nghị sự của UNHRC”.

“Tất cả các nước dù lớn hay nhỏ đều có tiếng nói bình đẳng và tiềm năng to lớn để thông báo và tác động đến cơ quan liên chính phủ có nhiệm vụ thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền trên toàn thế giới này”, ông Pascal Sim phản hồi trong một tuyên bố gửi qua email.