Giới tinh anh chính trị trên toàn thế giới đã lên tiếng chỉ trích các công ty công nghệ lớn (Big Tech) vì đã cấm Tổng thống Donald Trump trên các nền tảng truyền thông xã hội của họ.

Embed from Getty Images

Hiện tại, tổng thống Trump đã bị “cấm cửa” trên Twitter, Facebook, Pinterest, Snapchat, Reddit và Instagram. Twitter đã đình chỉ vĩnh viễn tài khoản của TT Trump, cáo buộc rằng các bài đăng gần đây của ông vi phạm “Chính sách tôn vinh bạo lực”.

Về vấn đề này, Thủ tướng Đức Angela Merkel gọi lệnh cấm của Twitter đối với TT Trump là “có vấn đề” và phát ngôn viên của bà, Steffen Siebert hôm 11/1 nói rằng việc tự do bày tỏ quan điểm là quyền thiết yếu “có ý nghĩa cơ bản”.

Ông Siebert nhấn mạnh: “Quyền cơ bản này có thể bị can thiệp, nhưng dựa theo luật pháp và trong khuôn khổ do các nhà lập pháp xác định, chứ không phải dựa trên quyết định của ban quản lý của các công ty truyền thông xã hội.”

Ông cũng cho biết: “Nhìn từ góc độ này, thủ tướng [Đức] cho rằng có vấn đề khi các tài khoản của tổng thống Mỹ hiện đã bị khóa vĩnh viễn.”

Các thành viên của chính phủ Pháp cũng đồng ý với nhận định này.

Embed from Getty Images

Ông Clement Beaune, Bộ trưởng phụ trách các vấn đề của Liên minh châu Âu (Ảnh: Getty Images)

Ông Clement Beaune, Bộ trưởng phụ trách các vấn đề của Liên minh châu Âu, cho biết ông “bị sốc” khi một công ty tư nhân đưa ra quyết định như vậy.

Phát biểu trên Bloomberg TV hôm thứ Hai (11/1), ông cho hay: “Điều này nên được quyết định bởi những người dân, chứ không phải bởi một giám đốc điều hành. Cần phải có quy định chung cho các nền tảng trực tuyến lớn.”

Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cũng lên án động thái này và cho rằng những gã khổng lồ công nghệ là một phần của tổ chức tài phiệt kỹ thuật, vốn là mối đe dọa cho nền dân chủ.

Ông Manfred Weber, lãnh đạo của Đảng Nhân dân châu Âu, một đảng chính trị trung hữu, hưởng ứng phát biểu của ông Clement Beaune và kêu gọi phải có quy chế kiểm soát các công ty Big Tech ở Mỹ.

“Chúng ta không thể để các công ty Big Tech ở Mỹ quyết định cách chúng ta có thể hay không thể thảo luận trực tuyến. Các cơ chế hiện nay đang phá hủy quá trình tìm kiếm thỏa hiệp và xây dựng sự đồng thuận, những yếu tố quan trọng trong các xã hội tự do và dân chủ. Chúng ta cần có biện pháp để đưa ra những quy định chặt chẽ hơn,” ông viết trên Twitter ngày 11/1.

Trong khi đó, lãnh đạo Đảng Lao động cánh tả của Na Uy, ông Jonas Gahr Støre nói rằng sự kiểm duyệt của Big Tech đang đe dọa tự do chính trị trên toàn thế giới. Ông cho biết Twitter cần áp dụng tiêu chuẩn toàn cầu tương tự như đã làm với TT Trump.

Ông Støre nhấn mạnh: “Đây là lằn ranh nơi quyền tự do ngôn luận đang bị đe dọa. Nếu Twitter bắt đầu bằng những thứ thế này, điều đó có nghĩa là họ sẽ phải đi vòng quanh thế giới để quan sát những nhân vật khác mà họ cho là lầm đường lạc lối, và cấm cửa họ.”

Chính phủ Úc cũng đã gọi lệnh cấm TT Trump là một “hành động kiểm duyệt”. Quyền Thủ tướng Michael McCormack cho biết: “Trước đây, có rất nhiều người đã nói và làm rất nhiều điều trên Twitter mà không hề bị lên án kiểu đó, hay thực sự là bị kiểm duyệt. Tôi không phải là người tin vào lối kiểm duyệt đó.”

Bộ Trưởng Tài chính Josh Frydenberg cho biết ông cảm thấy bực bội với lệnh cấm của Twitter đối với TT Trump: “Những quyết định đó được đưa ra bởi các công ty thương mại, nhưng cá nhân tôi cảm thấy bực bội trước những gì họ đã làm.”

Ông cũng trích dẫn câu nói nổi tiếng của Nhà văn Voltaire về tự do ngôn luận như sau: “Tôi có thể không đồng ý những điều anh nói, nhưng tôi có thể chết để bảo vệ quyền anh được nói những điều đó.”

Một thượng nghị sĩ khác của Đảng Tự do, ông Alex Antic cho biết, khi Quốc hội Úc hoạt động trở lại vào tháng tới, ông sẽ hối thúc Thượng viện lập ủy ban để điều tra việc Big Tech gây ảnh hưởng và kiểm duyệt các ý tưởng chính trị.

Trả lời phỏng vấn của The Epoch Times vào ngày 12/1, ông Antic bày tỏ lo ngại rằng Big Tech có thể dễ dàng kiểm duyệt nghiêng về một phía của cuộc tranh luận. Ông nói: “Quy trình dân chủ của chúng ta được hình thành dựa trên khả năng chia sẻ ý tưởng một cách tự do và tiếp xúc với các quan điểm thách thức và đối lập. Điều cốt yếu để bảo vệ tính toàn vẹn của quy trình này là không cho phép các công ty Big Tech kiểm duyệt một phía của cuộc tranh luận.”

Embed from Getty Images

Tổng thống Mexico Andrés Manuel López Obrador (Ảnh: Getty Images)

Trong khi đó, Tổng thống Mexico Andrés Manuel López Obrador cũng tán thành với các nhà lãnh đạo toàn cầu. Ông phát biểu với Reuters rằng, khi các công ty tư nhân ra nỗ lực kiểm duyệt ý kiến cá nhân, đó là một dấu hiệu xấu.

“Tôi không thích bất kỳ ai bị kiểm duyệt hoặc tước quyền đăng thông điệp của họ trên Twitter hoặc Facebook,” ông Obrador khẳng định.

Còn tại Nga, thủ lĩnh phe đối lập, ông Alexey Navalny, một nhà vận động chống tham nhũng bộc trực, cho biết ông tin rằng lệnh cấm TT Trump là một hình thức kiểm duyệt không thể chấp nhận được và không dựa trên nhu cầu thực sự mà dựa trên ưu tiên chính trị của Twitter.

Trong một tweet đăng ngày 10/1, ông viết: “Đừng nói với tôi rằng ông ấy [TT Trump] đã bị cấm vì vi phạm các quy tắc của Twitter. Tôi bị dọa giết trên Twitter hàng ngày suốt nhiều năm và Twitter đã không hề cấm đoán bất kỳ ai [đưa ra những lời hăm dọa này].”

Ông Navalny cũng lưu ý rằng mô hình này đã từng được thấy trước đây ở Nga và Trung Quốc khi các công ty lớn sử dụng vị thế của trở thành “bạn tốt của chính quyền” và  tham gia vào việc ban hành lệnh kiểm duyệt của nhà nước.

“Tiền lệ này sẽ bị khai thác bởi những kẻ thù của quyền tự do ngôn luận trên khắp thế giới. Ở Nga cũng vậy. Mỗi khi cần bịt miệng ai đó, họ sẽ viện dẫn: ‘Đây chỉ là thông lệ, ngay cả ông Trump cũng đã từng bị chặn trên Twitter’.”

Thủ tướng Anh, Boris Johnson thậm chí còn từng cảnh báo về sự kiểm duyệt của Big Tech trước khi tài khoản của TT Trump bị xóa vĩnh viễn khỏi Twitter và các nền tảng khác.

Hồi tháng 11, tờ Daily Mail dẫn lời một nguồn tin chính phủ cấp cao cho biết: “Ông Boris không thích những điều ông ấy thấy trong cuộc bầu cử Mỹ và đã yêu cầu thêm thời gian để xem xét cách tránh điều tương tự xảy ra với mình trong tương lai,” khi thảo luận về một dự luật chống lại sự kiểm duyệt của các công ty công nghệ.

Còn đối với Ba Lan, chính phủ này từ lâu đã coi trọng vấn đề kiểm duyệt công nghệ. Chính phủ Ba Lan đang hiện trong quá trình thông qua đạo luật trừng phạt các công ty công nghệ hàng triệu Euro vì đã kiểm duyệt các nội dung hợp pháp tại nước này.

Minh Ngọc (Theo Breitbart)

Xem thêm: