Ủy ban Đối ngoại của Nghị viện Châu Âu đã thông qua một nghị quyết mới, ủng hộ việc thúc đẩy mối quan hệ chặt chẽ hơn với Đài Loan trong bối cảnh căng thẳng giữa Bắc Kinh và Đài Bắc gia tăng.

Embed from Getty Images

Báo cáo đầu tiên về quan hệ EU-Đài Loan đã được thông qua tại Brussels vào ngày 1/9, với 60 phiếu ủng hộ, 4 phiếu phản đối và 6 phiếu trắng. Nghị viện sẽ tổ chức một cuộc bỏ phiếu trong phiên họp toàn thể về báo cáo dự kiến trong tháng tới.

Đài Loan là một đối tác quan trọng và đồng minh dân chủ của EU ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, trong khi chế độ Trung Quốc không ngừng gây hấn đe dọa hòa bình và ổn định của khu vực này, theo bản thảo báo cáo.

“Báo cáo đầu tiên của Nghị viện châu Âu về quan hệ EU-Đài Loan đã phát đi một tín hiệu mạnh mẽ rằng, EU đã sẵn sàng nâng mức mối quan hệ với đối tác quan trọng của chúng tôi là Đài Loan,” thành viên Thụy Điển của Nghị viện châu Âu Charlie Weimers cho biết sau cuộc bỏ phiếu ngày 1/9.

Trái với mong muốn của Bắc Kinh, các thành viên của Nghị viện Châu âu (MEPs) đang thúc giục EU mở rộng hợp tác với Đài Loan, đổi tên văn phòng từ “Văn phòng Kinh tế và Thương mại Châu Âu” thành “Văn phòng Liên minh Châu Âu tại Đài Bắc” để thể hiện rõ phạm vi rộng hơn trong quan hệ song phương của hai bên.

Động thái này trái với chương trình nghị sự của Bắc Kinh. Chế độ Trung Quốc coi hòn đảo tự trị là một tỉnh của mình và liên tục gây áp lực lên các quốc gia phản đối tuyên bố chủ quyền của nó. Hầu hết các quốc gia, bao gồm cả Hoa Kỳ và EU, đều không có quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan.

Các thành viên của Nghị viện Châu âu đang thúc đẩy EU hợp tác với các đồng minh cùng chí hướng để bảo vệ sự ổn định trên eo biển Đài Loan và duy trì nền dân chủ của quốc đảo này.

Gần đây, quốc gia thành viên EU Lithuania đã cho phép Đài Loan mở đại sứ quán trên thực tế tại Vilnius, Lithuania, sử dụng tên riêng của mình. Điều này khiến chế độ Trung Quốc hết sức phẫn nộ. Bắc Kinh được cho là đã hạn chế một số hoạt động thương mại với quốc gia Baltic sau khi triệu hồi phái viên của họ tại Lithuania.

Hiện tại, chế độ cộng sản không ngừng đưa ra những luận điệu gay gắt, đe dọa sử dụng bạo lực trong trường hợp cần thiết, để kiểm soát hòn đảo. Đài Loan thống kê, có khoảng hơn 400 cuộc tấn công của máy bay chiến đấu Trung Quốc trong vùng nhận dạng phòng không của họ trong 8 tháng qua, nhiều hơn cả năm 2020.

Ngoài ra, chính quyền Trung Quốc cũng tăng cường “gây hấn quân sự, gây áp lực, tập trận tấn công, vi phạm không phận và các chiến dịch thông tin sai lệch chống lại Đài Loan”.

Các thành viên của Nghị viện Châu âu cũng kêu gọi đánh giá tác động đối với Hiệp định Đầu tư Song phương EU-Đài Loan để có thể “bắt đầu trước cuối năm nay.” Họ còn nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ thương mại này đối với các vấn đề liên quan đến Tổ chức Thương mại Thế giới, 5G và sức khỏe cộng đồng, như chất bán dẫn.

Căng thẳng giữa EU và Trung Quốc đã gia tăng đáng kể trong hai năm qua. Hồi tháng 7, EU đã lên án hành vi vi phạm nhân quyền của Trung Quốc ở Hồng Kông và kêu gọi tẩy chay Thế vận hội 2022, dự kiến được tổ chức tại Bắc Kinh. 

Minh Ngọc (Theo The Epoch Times)

Xem thêm: