Hôm thứ Bảy (20/4) khi dự một sự kiện tại Đại học Harvard, Đại sứ tại Mỹ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) – ông Tạ Phong  – đã bị biểu tình phản đối…

bieu tinh
Nhân sự kiện Đại sứ ĐCSTQ tại Mỹ dự sự kiện ở trường Harvard Kennedy, đông đảo người biểu tình bất chấp mưa lớn, tập trung bên ngoài trường để thể hiện phản đối sự cai trị chuyên chế của ĐCSTQ. (Ảnh: Epoch Times)

Theo đoạn video do tài khoản X “Sinh viên vì Tây Tạng tự do” (Students for a Free Tibert) đăng tải, khi ông Tạ Phong lên bục phát biểu, một người đàn ông đã lớn tiếng hỏi rằng: Làm sao ông có đủ can đảm để phát biểu trên bục Trường Harvard Kennedy khi ĐCSTQ đã vi phạm mọi khoản trong luật nhân quyền quốc tế?

Chất vấn “hóc búa” khiến ông Tạ Phong chỉ có thể im lặng.

id14230818 DSC01437 600x400 450x300 1
Đại sứ Tạ Phong của ĐCSTQ tại Mỹ bị phản đối khi phát biểu tại Trường Harvard Kennedy. (Ảnh: Epoch Times)

Trường Kennedy tại Đại học Harvard đã tổ chức một sự kiện vào thứ Bảy (20/4) với chủ đề “Hội nghị Trung Quốc”, khách mời chính là Đại sứ Tạ Phong, ngoài ra còn một số học giả từ Đại học Thanh Hoa tham gia.

Trong thời gian diễn ra hoạt động này, một số sinh viên tham gia đã bày tỏ quan điểm phản đối bằng cách đứng dậy khỏi chỗ ngồi, cầm lá cờ Tây Tạng giơ cao trên đầu và hét lên “Tự do cho Tây Tạng”.

“Làm sao ông có thể đến đây [phát biểu đạo lý] khi Chính phủ Trung Quốc trực tiếp vi phạm mọi luật nhân quyền trên thế giới? Ông là đại diện của một chính phủ phạm tội ác diệt chủng. Các ông đang phạm tội diệt chủng đối với người Tây Tạng, đối với người Duy Ngô Nhĩ, đã chiếm đóng Hồng Kông”, người phản kháng hét lên.

Đoạn video cho thấy ông Tạ Phong quay qua nhìn người biểu tình, sau đó nhanh chóng chuyển hướng nhìn.

“Ông là một trò hề, không xứng đáng có mặt ở đây”, người biểu tình vẫn không ngừng hét lên.

Sau đó người biểu tình bị nhân viên an ninh đưa ra khỏi hội trường, nhưng người biểu tình vẫn liên tục hét lên khi bị đưa ra: “Đây là một đất nước tự do”… Ánh mắt của toàn bộ khán giả đều đổ dồn vào người biểu tình. Đoạn video cho thấy ông Tạ Phong thời cúi đầu lặng lẽ, không có bất kỳ cử động hay phản ứng bằng lời nói nào.

Trong quá trình người biểu tình bị nhân viên an ninh đưa ra khỏi địa điểm, anh vẫn không ngừng hướng về phía Đại sứ ĐCSTQ và hô khẩu hiệu phản đối. “Ông không được phép mang đàn áp xuyên quốc gia đến đất nước này, lục địa này. Ông đang làm hoen ố nơi này. Tạ Phong, ông nên cảm thấy nhục nhã”, người biểu tình hô vang, “Cảm thấy nhục nhã về Trung Quốc (ĐCSTQ) (Shame on China)”...

Theo một video khác lan truyền trên mạng, trước khi người đàn ông lên tiếng phản đối, có hai người phụ nữ đã cầm khẩu hiệu tương tự để phản đối sự kiện phát biểu của ông Tạ Phong, khiến bài phát biểu bị gián đoạn.

Trong số hai người biểu tình nữ, một người cầm biểu ngữ phản đối có dòng chữ “Trung Quốc dối trá (China Lies)”, người còn lại cầm biểu ngữ phản đối có dòng chữ “Người dân bị giết” (People Die).

Họ cáo buộc ông Tạ Phong đồng lõa kích động diệt chủng đối với người Tây Tạng và Đông Turkestan, phá hoại các quyền tự do ở Hồng Kông và chuẩn bị cho một cuộc xâm lược quân sự vào Đài Loan.

Người phụ nữ đầu tiên hét lên những khẩu hiệu như “phạm tội diệt chủng”“tay ông nhuộm máu” trong khi bị dẫn đi, nhưng sau đó ngay lập tức có người phụ nữ khác đứng dậy hét lên “ĐCSTQ reo rắc dối trá, người dân mất mạng” – nhằm chỉ việc ĐCSTQ tra tấn và thu hoạch nội tạng [liên quan đến hoạt động mua bán trong cấy ghép tạng tại Trung Quốc], cũng như vấn đề Đài Loan. Cả hai người phụ nữ liên tục hét lên “Tạ Phong, ông nên cảm thấy nhục nhã”.

Trong khi đó, Hội đồng Dân chủ Hồng Kông (Hong Kong Democracy Council) công bố một số bức ảnh người dân Hồng Kông và Tây Tạng biểu tình bên ngoài địa điểm Tạ Phong đang phát biểu.

Hội đồng Dân chủ Hồng Kông chia sẻ trên mạng xã hội X: “Người Tây Tạng và người Hồng Kông đã biểu tình tại Đại học Harvard chống lại Đại sứ Tạ Phong của ĐCSTQ ở Mỹ. Trong cuộc biểu tình năm 2019 (Hồng Kông chống ĐCSTQ chiếm đóng) và cuộc đàn áp sau đó, Tạ Phong là quan chức hàng đầu của ĐCSTQ tại Hồng Kông… Ông ta được sinh viên Trung Quốc mời đến phát biểu tại trường Kennedy. Các trường đại học Mỹ nên tránh tiếp xúc với ông ta”.

Hai video phản đối này đã được cộng đồng mạng rầm rộ chia sẻ, nhiều người khen “làm tốt lắm”.

“Xin lỗi Tạ Phong! Đây không phải là năm 1989, và ông đang ở Mỹ. Sinh viên của chúng tôi có thể công khai phản đối ông”, một cư dân mạng để lại lời nhắn.