Theo các chuyên gia, căng thẳng gia tăng giữa Washington và Bắc Kinh đang đặt ra những thách thức mới cho các doanh nghiệp nhỏ và nhà đầu tư Mỹ mặc cho hai quốc gia tiếp tục đàm phán để hạn chế hiểu lầm chính sách và giảm bớt các rào cản công nghệ.

Các nhà sáng lập và nhà đầu tư Hoa Kỳ nói rằng khi tiền khan hiếm, những hạn chế mới về việc đầu tư vào công nghệ tiên tiến ở cả hai quốc gia đang làm trầm trọng thêm sự sụt giảm các giao dịch giữa doanh nghiệp vừa và nhỏ ở hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.

Ông Gary Dugan, giám đốc đầu tư của Dalma Capital(*), và là một nhà đầu tư Trung Quốc nhiệt thành, nói với The Epoch Times: “Không có gì quan trọng hơn [với một nhà đầu tư Mỹ] như căng thẳng thương mại hiện tại giữa Mỹ và Trung Quốc.”

(* Dalma Capital một nền tảng đầu tư thay thế toàn cầu có trụ sở tại UAE)

“Sau cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ lần gần nhất, các nhà đầu tư Hoa Kỳ đã mong đợi một lập trường ít đối đầu hơn về các vấn đề thương mại từ Hoa Kỳ. Tuy nhiên, điều này đã không thành hiện thực”, ông Gary Dugan nói tiếp. 

Vào ngày 2 tháng 8, Tổng thống Joe Biden đã ban hành lệnh hạn chế đầu tư từ các quỹ đầu tư mạo hiểm, vốn cổ phần tư nhân và doanh nghiệp liên doanh của Hoa Kỳ vào các ngành trí tuệ nhân tạo, điện toán lượng tử và chất bán dẫn của Trung Quốc.

Lệnh này, mở rộng lệnh trước đây của cựu Tổng thống Donald Trump, là một phần trong chiến lược của chính quyền Biden nhằm chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc cộng sản và thách thức các hành vi vi phạm nhân quyền, hoạt động thương mại và tham vọng công nghệ của nước này.

Cùng ngày, chính quyền Biden cũng mở rộng rà soát các khoản đầu tư của Trung Quốc, đặc biệt là những khoản có thể sử dụng cho mục đích quân sự hoặc liên quan đến an ninh quốc gia.

Đáp lại những hạn chế của Hoa Kỳ bằng những lời chỉ trích, quan ngại và các biện pháp trả đũa, Bắc Kinh đã đang áp đặt các lệnh trừng phạt đối với một số cá nhân và tổ chức Hoa Kỳ, cấm một số công ty Hoa Kỳ – như Micron Technologies – kinh doanh tại Trung Quốc và khởi động một cuộc điều tra chống độc quyền nhắm vào một số công ty công nghệ của Hoa Kỳ, chẳng hạn như Deloitte, Bain & Company, Capvision và Mintz Group.

Ngoài ra, Bắc Kinh đã áp đặt các biện pháp kiểm soát tiền tệ để hạn chế dòng vốn chảy ra ngoài, khiến các nhà đầu tư Trung Quốc gặp khó khăn hơn trong việc tài trợ cho các công ty khởi nghiệp ở Mỹ.

Ông Dugan nói: “Các hạn chế đối với thương mại đang diễn ra nhanh chóng… cung cấp rất ít thông tin về cách Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ hợp tác với nhau trong tương lai. Ví dụ, các hạn chế đối với [việc] chuyển giao công nghệ cũng như dòng sản phẩm và dịch vụ vẫn rất lỏng lẻo và mở ra nhiều cách diễn giải”. 

Ông Dugan cũng cho biết, các nhà đầu tư luôn gặp khó khăn trong việc dự đoán và giải quyết xung đột chính trị giữa hai quốc gia, và sự căng thẳng hiện nay gây nản lòng đối với các nhà đầu tư Hoa Kỳ muốn tránh rủi ro pháp lý hoặc lệnh trừng phạt.

Giảm khả năng tiếp cận thị trường công nghệ Trung Quốc

Là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và là một trong những thị trường sinh lời cho các công nghệ mới nổi – như trí tuệ nhân tạo, điện toán lượng tử và công nghệ sinh học – lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc trở nên rất hấp dẫn với nhiều nhà đầu tư Mỹ.

Theo báo cáo của công ty kiểm toán KPMG trong quý đầu tiên năm nay, vốn đầu tư mạo hiểm (VC) vào Trung Quốc đạt tổng cộng 7,4 tỷ USD do hoạt động đầu tư tăng lên trong nửa cuối quý sau khi làn sóng COVID-19 giảm bớt.

Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư mạo hiểm cho các công ty khởi nghiệp ở Trung Quốc đạt mức 11,6 tỷ USD, đã giảm 44,8% so với cùng kỳ năm ngoái (21,2 tỷ USD) 

Trong khi chỉ thị của Tổng thống Biden hạn chế các nhà đầu tư Mỹ tiếp cận ngành công nghệ Trung Quốc, thì các động thái trả đũa của Bắc Kinh ngăn cản các công ty Mỹ tìm kiếm đầu tư từ Trung Quốc hoặc niêm yết trên thị trường chứng khoán Trung Quốc vì sợ bị chính phủ Mỹ trừng phạt hoặc hủy niêm yết.

Theo dữ liệu của PitchBook, các giao dịch của Trung Quốc liên quan đến một nhà đầu tư mạo hiểm Hoa Kỳ đạt khoảng 200 triệu USD trong quý 2 so với năm trước là 2,4 tỷ USD và 3,8 tỷ USD vào năm 2019, trước khi đại dịch xảy ra.

Ông Karan Gupta, một nhà đầu tư chuỗi và nhà sáng lập doanh nghiệp khởi nghiệp Alice  dựa trên nền tảng AI có trụ sở tại Thung lũng Silicon, cho biết điều này cũng hạn chế khả năng khai thác của các nhà đầu tư Hoa Kỳ đối với đổi mới công nghệ và nền tảng tài năng của Trung Quốc

Ông Gupta nói với The Epoch Times: “Thật khó để tôi biện minh cho việc đầu tư vào Trung Quốc trong hoàn cảnh hiện tại. Đối với tôi, cho dù đó là mở rộng kinh doanh hay đầu tư vào các công ty có trụ sở tại Trung Quốc, các quy định, nền kinh tế Trung Quốc và thái độ của các nước lớn khác, bao gồm cả Mỹ và Anh, và sự điều chỉnh vai trò của Trung Quốc trên toàn cầu, cũng là những yếu tố quyết định”. 

Gia tăng cạnh tranh từ các đối thủ của Trung Quốc

Tuy nhiên, hiện thực tại Trung Quốc ví như sự giám sát pháp lý chặt chẽ hơn, nền kinh tế trì trệ và căng thẳng địa chính trị là những lý do khiến các nhà đầu tư và doanh nhân thận trọng hơn trước, đồng thời sự cạnh tranh từ các thị trường khác cũng khiến họ phải tìm kiếm nơi khác.

“Có một thị trường toàn cầu đủ lớn và các quốc gia khác sẵn sàng đưa ra điều kiện tốt cho hoạt động sản xuất, ví dụ như Ấn Độ [và] Việt Nam. Nếu bạn không có một doanh nghiệp phải đặt ở Trung Quốc, thì bạn có thể tránh được sự giám sát và lo lắng không cần thiết”, ông Gupta nói.

Thực sự, Trung Quốc phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các nước khác trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, công nghệ, an ninh và ngoại giao. Ngoài Mỹ, các đối thủ khác bao gồm Ấn Độ, Úc, Nhật Bản và Nga.

Đặc biệt ở khu vực Nam Á, Ấn Độ – quốc gia có chung đường biên giới dài và đang tranh chấp với Trung Quốc – được nhiều người coi là đối thủ cạnh tranh chiến lược. Ấn Độ cũng đã đang cảnh giác với Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc, vốn được coi là vòng vây chiến lược và bẫy nợ đối với các nước láng giềng.

Trong những năm qua, Ấn Độ cũng đã liên kết với Hoa Kỳ và các quốc gia có cùng quan điểm trong nhóm Đối thoại Tứ giác An ninh (gồm Ấn Độ, Hoa Kỳ, Úc và Nhật Bản) nhằm đảm bảo một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở.

Tương tự, Nhật Bản là đối thủ đáng kể của Trung Quốc ở Đông Á, với lịch sử đối kháng và thiếu niềm tin giữa hai nước. Nhật Bản cũng đã đang bày tỏ quan ngại về việc Trung Quốc hiện đại hóa quân đội và gây hấn trong khu vực, đặc biệt là ở Eo biển Đài Loan và Biển Đông. Đồng thời, Nhật Bản đã đang tăng cường hợp tác an ninh với Hoa Kỳ và các đồng minh khác để chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Theo các chuyên gia, Nga cũng có mối quan hệ phức tạp với Trung Quốc, dao động giữa là một “liên minh mới nổi” và một “đối thủ vĩnh cửu”. Một mặt, Nga và Trung Quốc đã hợp tác trong nhiều vấn đề khác nhau, bao gồm năng lượng, thương mại, quốc phòng và chủ nghĩa đa phương, đồng thời ủng hộ lẫn nhau trước áp lực và lệnh trừng phạt của phương Tây. Nhưng mặt khác, Moscow và Bắc Kinh có những lợi ích và mối quan tâm trái ngược nhau ở những khu vực mà họ tranh giành độ ảnh hưởng và tài nguyên, chẳng hạn như Trung Á, Bắc Cực và Trung Đông. Nga cũng lo ngại mất quyền tự chủ chiến lược và trở thành đối tác cấp dưới của Trung Quốc về lâu dài.

Ông Dugan cho biết: “Chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang dẫn đến việc khu vực hóa các cơ hội đầu tư”.

Các chuyên gia tin rằng chỉ thị của Tổng thống Biden và sự trả đũa của chế độ Trung Quốc phản ánh sự cạnh tranh và bất đồng ngày càng tăng giữa Washington và Bắc Kinh trong nhiều vấn đề khác nhau, điều này có thể sẽ xác định bối cảnh tương lai của khởi nghiệp toàn cầu.

Ông Gupta cho biết: “Tôi khuyên các công ty khởi nghiệp và nhà đầu tư nên cân nhắc kỹ lưỡng về Trung Quốc trước khi đặt cược vào quốc gia đó”.