Báo cáo mới nhất do Freedom House công bố cho thấy Trung Quốc (Đảng Cộng sản Trung Quốc – ĐCSTQ) là quốc gia chính truy lùng công dân nước ngoài tích cực nhất, đặc biệt là những người công khai chống lại Chính phủ Trung Quốc. 30% các vụ đàn áp xuyên quốc gia bắt nguồn từ nước này.

Báo cáo 2021: 14.290 người tập Pháp Luân Công bị bức hại, 101 tử vong
Bà Chu Ái Lâm, một người tập Pháp Luân Công tại Vũ Hán đang bị đưa tới “trung tâm tẩy não” vào ngày 29/9/2021. (Ảnh: Minghui.org)

Theo báo cáo của VOA, trong tuần này, Freedom House – tổ chức nghiên cứu dân chủ có trụ sở tại Washington, đã công bố báo cáo có tựa đề “Vẫn chưa an toàn: Đàn áp xuyên quốc gia năm 2022”. “Trung Quốc là quốc gia xuất xứ của 30% tất cả các vụ đàn áp xuyên quốc gia được ghi nhận trong cơ sở dữ liệu của Freedom House,” báo cáo nêu rõ.

Trong báo cáo của Freedom House, từ năm 2014 đến nay, có 854 vụ đàn áp trực tiếp, hữu hình xuyên quốc gia được ghi nhận đến từ 38 chính phủ tại 91 quốc gia trên thế giới.

“Thủ phạm đàn áp xuyên quốc gia lớn nhất tiếp tục là Chính phủ Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Ai Cập và Tajikistan,” báo cáo cho biết. “Tuy nhiên, ngày càng nhiều chính phủ sử dụng bạo lực và quấy rối, để bịt miệng những người chỉ trích sống ở nước ngoài, và tìm cách trốn tránh trách nhiệm quốc tế và trong nước.”

Đặc biệt, Trung Quốc đã sử dụng sức mạnh kinh tế và ngoại giao của mình, để gây sức ép buộc các nước khác trục xuất, hoặc dẫn độ công dân Trung Quốc trốn ra nước ngoài, bao gồm cả những người đang xin tị nạn.

Chính phủ Trung Quốc cũng bị cáo buộc tấn công mạng Internet, và gây ra các mối đe dọa kỹ thuật số khác, nhằm chống lại các nhà hoạt động và người bất đồng chính kiến ​​sống bên ngoài Trung Quốc.

Freedom House là một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Hoa Kỳ, được thành lập vào năm 1941, chuyên thúc đẩy dân chủ và nhân quyền trên toàn thế giới. Tổ chức này tiến hành nghiên cứu các vấn đề liên quan đến tự do chính trị và tự do dân sự.

Chính quyền Bắc Kinh đã chỉ trích Freedom House vì những “cáo buộc sai sự thật” trước các vấn đề liên quan đến Trung Quốc. Năm ngoái, khi được hỏi về Freedom House, bà Mao Ninh (Mao Ning) – phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho biết rằng: Họ “đã đưa ra những cáo buộc sai trái về các vấn đề liên quan đến Trung Quốc trong một thời gian dài.”

Ngoài ra, bà Laura Harth, người phát ngôn của “Safeguard Defenders” – tổ chức nhân quyền Tây Ban Nha, đã được mời làm chứng trước Quốc hội Canada.

Bà cho biết: “ĐCSTQ sử dụng các phương pháp bí mật, ép buộc các cá nhân ở nước ngoài phải trở về Trung Quốc, để đối mặt với việc bị truy tố. Các thủ đoạn bao gồm săn lùng, bắt giữ người nhà trở về nước, cũng như cho nhân viên lãnh sự quán hoặc đại sứ quán đe dọa và quấy rối trực tiếp các mục tiêu ở nước ngoài.

Trong một số trường hợp cực đoan nhất, họ còn được sử dụng nước thứ ba, dụ dỗ hoặc gài bẫy các cá nhân, thậm chí trực tiếp thực hiện các vụ bắt cóc ở lãnh thổ nước ngoài.”

Trong số đó có nhiều nạn nhân bị truy lùng, sách nhiễu là các học viên Pháp Luân Công, người Duy Ngô Nhĩ bị từng bức hại tại Trung Quốc và xin tị nạn ở nước ngoài, nhằm che đậy cuộc đàn áp quy mô lớn trường kỳ ở trong nước.

Pháp Luân Công, còn được gọi là “Pháp Luân Đại Pháp”, là một môn tu luyện Phật gia Thượng thừa, dựa trên nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn”, với 5 bài công pháp có tác dụng đáng kinh ngạc trong việc chữa bệnh và rèn luyện sức khỏe.

Môn này đã được truyền ra ở Trung Quốc vào năm 1992 và người dân được đón nhận rộng rãi. Theo thống kê nội bộ của Bộ Công an ĐCSTQ, trước năm 1999, số lượng học viên Pháp Luân Công đã lên tới 70 triệu – 100 triệu người.

Tháng 7/1999, Giang Trạch Dân, cựu Tổng Bí thư ĐCSTQ, đã ra lệnh đàn áp đẫm máu Pháp Luân Công với quy mô chưa từng có, được Công an, Viện kiểm sát và các Sở Tư pháp phối hợp triển khai, và đã vượt xa phạm vi pháp luật.

Vô số học viên Pháp Luân Công đã bị bỏ tù, tra tấn đến mức tàn phế hoặc tử vong, và thậm chí họ còn bị mổ sống cướp nội tạng. Đến nay, Pháp Luân Công đã có mặt tại hơn 100 quốc gia và giành được hơn 3.000 giải thưởng quốc tế.

Kể từ tháng 11/2022, Safeguard Defenders liên tiếp tiết lộ rằng ĐCSTQ đã thành lập 104 đồn cảnh sát 110 ở nước ngoài tại 53 quốc gia trên thế giới, trong đó có ít nhất 6 đồn ở Canada.

Cả Anh và Mỹ đều đang tăng cường nỗ lực bảo vệ các cá nhân khỏi sự đàn áp xuyên quốc gia. Gần đây, Chính phủ Anh đã thành lập Lực lượng Đặc nhiệm Bảo vệ Dân chủ, nhằm chống lại các mối đe dọa từ nước ngoài, bao gồm cả cuộc đàn áp xuyên quốc gia.

Các thượng nghị sĩ từ khắp các đảng phái trong Quốc hội Hoa Kỳ đã cùng nhau đưa ra “Đạo luật chính sách đàn áp xuyên quốc gia”, tội phạm hóa việc đàn áp xuyên quốc gia. Gần đây Canada đã khởi động một cuộc tham vấn về luật can thiệp của nước ngoài.

Bình Minh (t/h)