Trong bối cảnh Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang nỗ lực thu hút lại đầu tư nước ngoài, Đại sứ quán Hà Lan tại Trung Quốc đã thông báo đóng cửa Tổng lãnh sự quán Hà Lan ở siêu đô thị Trùng Khánh phía tây nam Trung Quốc. Công bố đưa ra trên mạng xã hội X vào thứ Sáu (1/3).

Ha Lan
Trang web của Đại sứ quán Hà Lan tại Trung Quốc. (Ảnh chụp màn hình)

Tuyên bố ngắn gọn cho biết: “Tổng lãnh sự quán tại Trùng Khánh đã chính thức đóng cửa vào hôm nay (1/3/2024). Giờ đây, phạm vi công việc của Đại sứ quán Hà Lan tại Bắc Kinh cũng sẽ bao gồm Trùng Khánh, Tứ Xuyên, Thiểm Tây, Vân Nam và Quý Châu”.

Trang web chính thức của Đại sứ quán Hà Lan tại Trung Quốc không cung cấp bất kỳ thông tin nào về việc đóng cửa Tổng lãnh sự quán Hà Lan ở Trùng Khánh.

Bloomberg đưa tin, tại cuộc họp mặt các doanh nhân nước ngoài ở Thành Đô vào thứ Sáu, đại diện của Hà Lan đã nói vấn đề đóng cửa lãnh sự quán Hà Lan ở Trùng Khánh vì thương mại hạn chế của Hà Lan trong khu vực này.

Bộ Ngoại giao ĐCSTQ cho biết tôn trọng quyết định của Hà Lan, vì là quyền tự do của các nước.

Động thái của Hà Lan diễn ra vào thời điểm Trung Quốc phải đối mặt với những thách thức lớn trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Dữ liệu do Cục Quản lý Ngoại hối Nhà nước Trung Quốc công bố vào giữa tháng 2 cho thấy, vào năm 2023 tốc độ tăng trưởng đầu tư trực tiếp của các công ty nước ngoài đã giảm xuống mức thấp nhất trong 30 năm. Dữ liệu này nêu bật những khó khăn mà Trung Quốc phải đối mặt. Hiện ĐCSTQ đang tìm kiếm thu hút lại nguồn đầu tư từ nước ngoài để thúc đẩy nền kinh tế Trung Quốc đang trì trệ.

Động thái Hà Lan đóng cửa Lãnh sự quán ở Trùng Khánh cho thấy sự thay đổi chiến lược của Hà Lan nhằm ứng phó với căng thẳng địa chính trị và sự suy giảm đầu tư vào Trung Quốc.

Trong bối cảnh Trung Quốc suy thoái kinh tế nhưng hiện mối quan hệ giữa ĐCSTQ với nhiều nước trên thế giới không ngừng căng thẳng về các vấn đề thương mại, công nghệ và địa chính trị, đặc biệt là liên quan cuộc chiến Nga – Ukraine và chính sách xe điện. Năm ngoái tình báo Hà Lan cho biết, mặc dù Trung Quốc là đối tác thương mại quan trọng của Hà Lan nhưng họ lại đặt ra “mối đe dọa lớn nhất” đối với an ninh kinh tế của Hà Lan.

Ngoài ra, Chính phủ Hà Lan còn giúp Mỹ ngăn chặn ĐCSTQ có được một số công nghệ cao nhất định.

Gần đây, Hà Lan đã quyết định rút khỏi Trung Quốc ‘gã khổng lồ’ in thạch bản ASML của Hà Lan – công ty phát triển và sản xuất máy in thạch bản để sản xuất chip máy tính – với lý do lo ngại thiết bị chip máy tính sẽ được ĐCSTQ sử dụng cho mục đích quân sự. Cho đến năm 2023, ASML là nhà cung cấp lớn nhất trong ngành bán dẫn, cũng là nhà cung cấp duy nhất trên thế giới sản xuất máy in thạch bản EUV cực tím cần thiết để sản xuất chip tiên tiến nhất, có giấy phép xuất khẩu một số sản phẩm sang Trung Quốc.

Mặc dù việc Hà Lan đóng cửa Lãnh sự quán Trùng Khánh dường như không liên quan trực tiếp đến những căng thẳng bao trùm trên diện rộng của ĐCSTQ như kể trên, nhưng vấn đề phản ánh lập trường thận trọng của Hà Lan trong quan hệ ngoại giao và kinh tế với Trung Quốc, cũng có thể là dấu hiệu cho thấy trong bối cảnh tình hình quốc tế đang thay đổi và lập trường chính sách ngoại giao kiêu căng của ĐCSTQ khiến các nước trên thế giới cũng có những thay đổi ngoại giao tương ứng. Tác động của các biện pháp này có thể vượt ra ngoài quan hệ song phương, ảnh hưởng đến cục diện rộng lớn hơn của ngoại giao và trao đổi kinh tế quốc tế đối với Trung Quốc.

Hiện chỉ có một số nước trong đó có Nhật Bản, Canada và Hungary có lãnh sự quán ở phía tây nam Trung Quốc. Vào năm 2020, ĐCSTQ đã ra lệnh cho Mỹ đóng cửa Tổng lãnh sự quán tại Thành Đô để trả đũa việc chính quyền Trump khi đó đóng cửa Tổng lãnh sự quán ĐCSTQ ở Houston.

Trong một diễn biến khác, theo một tuyên bố từ Câu lạc bộ Phóng viên Nước ngoài tại Trung Quốc (the Foreign Correspondents’ Club of China), chính quyền tỉnh Tứ Xuyên gần đây đã ngăn cản hai phóng viên làm việc cho đài truyền hình công cộng Hà Lan NOS đưa tin về một cuộc biểu tình tại một ngân hàng và giam giữ họ trong vài giờ. Đoạn video cho thấy một trong những phóng viên bị đẩy ngã và bị giật ba lô. Tại cuộc họp báo thường kỳ ở Bắc Kinh hôm thứ Sáu, khi được hỏi về vụ việc này thì người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mao Ninh cho biết bà không biết về vụ việc.