Trong thời gian Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky có các chuyến viếng thăm cuối tuần qua, hai thủ tướng của Hà Lan và Đan Mạch đã công bố gửi chiến đấu cơ F-16 cho chính quyền Kiev, quyết định mà ông Zelensky miêu tả là “thỏa thuận có tính đột phá” cho chiến tranh Ukraine. Đan Mạch cam kết gửi 19 chiếc F-16. Ông Zelensky tuyên bố Hà Lan sẽ gửi 42 chiếc, trong khi đó Hà Lan tuyên bố họ có tổng cộng 42 chiếc F-16 nhưng không cam kết sẽ gửi toàn bộ cho Ukraine.

Zelensky
Ảnh tự chụp của ông Zelensky và Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte cuối tuần qua. (Ảnh lấy từ mạng xã hội)
GettyImages 1611188077
Ông Zelensky và bà Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen hôm 20/8. (Ảnh cắt từ video đăng trên mạng xã hội của AFP)

Hôm Chủ Nhật 20/8, bà Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen tuyên bố “chúng tôi… tặng 19 chiếc máy bay phản lực chiến đấu F-16” có khả năng ném bom hạt nhân chiến thuật cho Ukraine, để củng cố hòa bình thế giới với khẩu hiệu “hòa bình của các bạn cũng là hòa bình của chúng tôi.”

Ông Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte nói hiện Hà Lan có 42 chiếc F-16, và cam kết sẽ gửi cho Ukraine. Theo Breitbart đưa tin, mặc dù Hà Lan chưa hề cam kết sẽ gửi bao nhiêu chiếc, thì ông Zelensky đã tuyên bố rằng Hà Lan sẽ gửi 42 chiếc cho ông, và “đó mới chỉ là bắt đầu; cảm ơn Hà Lan!”

Như tin đã đưa, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đồng ý chuyển máy bay phản lực chiến đấu F-16 cho chính quyền Kiev, sau nhiều tháng được miêu tả là đợt vận động mới nhất theo chủ đề thuyết phục phương Tây đồng ý tự phá vỡ cam kết của chính họ rằng sẽ không leo thang chiến tranh Ukraine.

Như Reuters báo cáo, cả Hà Lan và Đan Mạch đều là các nước dẫn đầu trong đợt vận động này.

Dự kiến lô chiến đấu cơ F-16 sớm nhất, theo thủ tướng Đan Mạch, sẽ tới chiến trường Ukraine vào đầu năm tới. Theo báo chí của Ukraine, giới chức Kiev kỳ vọng sẽ có được 200 chiến đấu cơ để có thể làm chủ chiến tranh ở bầu trời.

Cũng vào cuối tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov thông báo rằng việc đào tạo phi công cho Ukraine đã được triển khai, nhưng nhanh nhất cũng phải mất 6 tháng mới xong. Ngoài đào tạo phi công ra, còn cần đào tạo chuyên viên kỹ thuật và thợ cơ khí tay nghề cao, điều có thể đòi hỏi thời gian lâu hơn nữa.

Trong thời gian chiến tranh diễn ra từ đầu tới giờ, có các nghi ngờ trong giới quan sát, về tính hiệu quả của quân đội được đào tạo chớp nhoáng tựa như vừa làm vừa học theo cách này (training on the fly) — cho vũ khí, đào tạo lính, và đưa ra trận chém giết.

Reuters cũng đưa tin rằng cả Hà Lan và Đan Mạch đều đang trong quá trình đổi mới vũ khí trong kho của mình, trong đó F-16 (Mỹ) được coi là đã lạc hậu và sẽ được đào thải đi, và thay vào đó là F-35 (cũng của Mỹ) tiên tiến hơn.

Tuy nhiên, truyền thông phương Tây thường miêu tả công nghệ của Nga còn lạc hậu hơn, ám chỉ F-16 của Mỹ cũng đủ hạ gục dòng chiến đấu cơ hiện hành của Nga.