Hiệu trưởng Đại học Harvard Lawrence S. Bacow gần đây đã đến thăm Đại học Bắc Kinh và có bài phát biểu tại đây, ông đã dùng phương thức mơ hồ để động chạm đến các chủ đề nhạy cảm tại Trung Quốc như tình hình nhân quyền, trại giáo dục cải tạo tại Tân Cương. Hôm 20/3, ông đã có cuộc gặp mặt với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Đại học Harvard
Ông Lawrence S. Bacow – Hiệu trưởng Đại học Harvard tới thăm và có bài phát biểu tại Đại học Bắc Kinh hôm 20/3 (Ảnh từ Internet)

“Theo đuổi chân lý cần phải có dũng khí”

Đài phát thanh Đức (Deutsche Welle) đưa tin, ông Lawrence S. Bacow có bài phát biểu tại Đại học Bắc Kinh với chủ đề “Sự theo đuổi chân lý và sứ mệnh của đại học”, trong bài phát biểu ông đã khen ngợi truyền thống tự do tư tưởng của Đại học Bắc Kinh, ông cho rằng phẩm chất riêng, dám thúc đẩy biến đổi của người của Đại học Bắc Kinh, cần phải nhắc tới công lao biết nhìn xa trông rộng của Hiệu trưởng Thái Nguyên Bồi cách đây cả trăm năm.

Ông trích dẫn lại câu nói của cố Hiệu trưởng Đại học Bắc Kinh: “Cái gọi là đại học, là tập trung những bậc thầy của các trường phái tư tưởng, thu thập các loại văn hiến kinh điển … dựa vào nguyên tắc tự do tư tưởng này, nên đại học mới lớn mạnh được”.

Ông cũng nhìn lại lịch sử hợp tác của Đại học Harvard và các trường giáo dục bậc cao của Trung Quốc, ông chỉ ra, “giữa những người theo đuổi và sáng tạo tri thức, luôn có một loại quan tâm lẫn nhau vượt qua thời gian không gian”, dù là “trong điều kiện kinh tế chính trị xã hội gay gắt, đại học vẫn có thể trở thành nguồn của sức mạnh”.

Ông nói, “chỉ có trong tranh luận và thực nghiệm thì chân lý mới hiển lộ”, còn “theo đuổi chân lý thì cần phải có dũng khí … trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, các học giả thường cần phải phòng bị tấn công chính trị đến từ các phương diện khác nhau.”

Ông chỉ ra, thay đổi phương thức tu duy truyền thống cần phải có quyết tâm và nghị lực to lớn, cũng cần phải hoan nghênh những ý nguyện của quan điểm đối lập, cần có dũng khí nhìn thẳng vào sai lầm của bản thân.

“Sự vĩ đại của đại học là bồi dưỡng những phẩm chất này, khuyến khích mọi người lắng nghe, khuyến khích mọi người phát ngôn. Các cách nghĩ khác nhau thì có thể trao đổi chia sẻ, cũng có thể tranh luận, nhưng sẽ không bị áp chế, lại càng không bị cấm.”

“Trường học ưu tú càng cần phát huy tác dụng tích cực”

Ông cũng nhắc đến việc hai nước Mỹ – Trung đang “tiến hành đàm phán hàng loạt các vấn đề quan trọng”, ông cũng chỉ ra, kết quả đàm phán sẽ ảnh hưởng tới sâu tới toàn cầu. Do đó, “trong thời khắc quan trọng này, các trường học ưu tú cần phát huy tác dụng tích cực.”

Đây cũng là lần đầu tiên ông Lawrence S. Bacow viếng thăm nước ngoài trên cương vị Hiệu trưởng Đại học Harvard. Ngày 20/3, ông Lawrence S. Bacow cũng đã hội kiến với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cùng bàn bạc về chủ đề hợp tác nghiên cứu giáo dục giữa 2 nước Mỹ và Trung Quốc.

Từ năm ngoái, khi Mỹ và Trung Quốc bùng nổ chiến tranh thương mại, giới học thuật Trung – Mỹ đã bị cuốn vào trong cuộc chiến này, chính phủ Mỹ nói sức ảnh hưởng của Trung Quốc đang thâm nhập vào các cơ quan nghiên cứu và học thuật của Mỹ, học giả Trung Quốc đối mặt với vấn đề bị hủy bỏ visa, hồi tháng trước cơ quan tình báo Mỹ cáo buộc Trung Quốc lợi dụng du học sinh tại Mỹ để đánh cấp các bí mật.

Ngâm thơ của người Duy Ngô Nhĩ

Cuối bài phát biểu, ông Lawrence S. Bacow tiết lộ mẹ của ông từng là người may mắn sống sót trong Trại tập trung Auschwitz (do Đức Quốc xã lập lên tại Ba Lan), ông còn trích dẫn bài thơ của tác gia người Duy Ngô Nhĩ Abdurehim Ötkür:

“Trên con đường đời mênh mông, tôi tìm kiếm chân lý, hướng tới con đường chính nghĩa, tôi trầm tư suy nghĩ. Từng thời khắc tôi mong đợi cơ hội được bày tỏ hết, dùng những từ ngữ đầy ý nghĩa và có sức cuốn hút kia. Hãy đến đây, các bạn của tôi, để chúng ta được nói thỏa thích, mỗi người đều nói hết những suy nghĩ trong lòng.”

Ông Lawrence S. Bacow không đề cập đến thân phận người Duy Ngô Nhĩ của tác gia này, cũng không nhắc đến “trại giáo dục tập trung” mà hiện nay chính phủ Trung Quốc đang giam giữ rất nhiều người Tân Cương. Tuy nhiên, theo Apple Daily và một số kênh truyền thông Hồng Kông, ông Lawrence S. Bacow dùng phương thức mơ hồ này để biểu đạt thái độ của phần tử tri thức Mỹ về các chủ đề nhạy cảm của Trung Quốc.

Huệ Anh

Xem thêm: