Kênh truyền thông điều tra độc lập ProPublica mới đây đưa tin về câu chuyện mờ ám liên quan đến các băng đảng Trung Quốc trồng cần sa trái phép tại Mỹ và thống trị thị trường này. Họ chuyển số tiền lớn để giao dịch thông qua các ngân hàng Trung Quốc.

can sa
Ảnh: Cảnh sát Quận Los Angeles đã tịch thu một ngôi nhà cần sa ở Diamond Bar vào tối ngày 7/1/2016 và thu giữ tổng cộng 400 pound cần sa thành phẩm và khoảng 1.000 cây cần sa được trồng trong nhà, với tổng giá trị ước tính khoảng 4 triệu USD. (Nguồn: Sở Cảnh sát trưởng Quận Los Angeles)

Theo đơn kiện hình sự và các cựu quan chức liên bang, nhóm nghi phạm đã sử dụng các ngân hàng Trung Quốc để chuyển tiền cho các bị cáo ở Mỹ theo một phương pháp vừa đáng ngờ vừa dễ thấy. Tuy nhiên Trung Quốc, quốc gia cảnh sát mạnh nhất thế giới, chưa bao giờ can thiệp vào việc này.

Hai cựu quan chức cấp cao của Mỹ nói với ProPublica rằng họ nghi ngờ các quan chức Trung Quốc đang bí mật bảo vệ âm mưu này và có khả năng thu lợi từ đó.

Một cựu quan chức cấp cao của Bộ Tư pháp Mỹ cho biết: “Không còn nghi ngờ gì nữa, Chính phủ Trung Quốc ít nhất cũng biết rõ điều này. Họ không thể không nhận ra rằng số tiền đang được chuyển đến cùng một người ở Mỹ. Nhưng chúng ta có thể chứng minh điều đó không? Chúng tôi nghi ngờ rằng các quan chức Trung Quốc có đồng lõa.”

Các quan chức hiện tại và trước đây cho biết, một lượng tiền được rửa đã quay trở lại Trung Quốc, nhưng phần lớn cũng được tái đầu tư vào các hoạt động kinh doanh cần sa mới ở Mỹ.

id14039801 167644
Vào tháng 7/2023, Cơ quan Chống Ma túy Oklahoma đã chặn một lô hàng gần 7.000 pound cần sa được đặt trong các thùng đựng trái cây, rau quả tươi và nấm ăn được. (Ảnh: Cục Chống ma túy Oklahoma)

Sử dụng WeChat để gọi vốn, tiền Trung Quốc liên tục chảy vào việc trồng cần sa ở Mỹ

Theo bản cáo trạng năm 2021 của Colorado đối với hoạt động trồng cần sa bất hợp pháp của người Trung Quốc mà tờ Epoch Times có được, Cục Quản lý Thực thi chống Ma túy đã phát hiện ra sau cuộc điều tra kéo dài 6 năm rằng các tổ chức rửa tiền của Trung Quốc đã trở thành “kênh rửa tiền chủ yếu” được các tổ chức buôn bán ma túy sử dụng để xử lý tiền ma túy trên khắp nước Mỹ.

“Cụ thể, bang Colorado, Lực lượng Chống Ma túy (DEA) và Sở Thuế vụ (IRS) đã biết rằng các tổ chức rửa tiền của Trung Quốc đang trồng cần sa bất hợp pháp và sử dụng một mô hình để rửa tiền thu được từ cần sa qua chợ đen bất hợp pháp của họ”. Công tố viên cho biết số tiền này được trao đổi thông qua các ứng dụng mạng xã hội của Trung Quốc và lợi nhuận của họ có thể dễ dàng chuyển về Trung Quốc bằng cách quét mã QR ví điện tử, sau đó chúng có thể được chuyển trở lại “hợp pháp” bằng phương thức quà tặng từ người thân và bạn bè.

Kể từ khi Colorado trở thành tiểu bang đầu tiên hợp pháp hóa cần sa giải trí vào năm 2012, Mỹ đã bắt đầu một làn sóng mới về hợp pháp hóa cần sa trên toàn quốc, và cùng với đó là thị trường chợ đen cần sa khổng lồ đã phát triển mạnh mẽ.

Ngoài ra còn có dòng tiền khác đổ vào ngành trồng cần sa của Mỹ từ Trung Quốc. Bản cáo trạng nêu rõ rằng một số tiền đầu tư vào việc mua nhà cần sa bất hợp pháp đến từ Trung Quốc Đại Lục và các tổ chức rửa tiền đã giúp người dân Trung Quốc tránh được các biện pháp kiểm soát ngoại hối của Trung Quốc, vốn hạn chế lượng ngoại hối 50.000 USD mỗi người mỗi năm. Cần sa đã trở thành một cách để gây quỹ, thúc đẩy các nhà đầu tư Trung Quốc Đại Lục bỏ tiền vào thị trường cần sa bất hợp pháp ở Mỹ và hoạt động như một ngân hàng ngầm.

Người phát ngôn Cơ quan Chống ma túy Oklahoma, ông Mark Woodward, cho biết vào khoảng năm 2020, một nhóm đã mời các nhà đầu tư trên WeChat gây quỹ cộng đồng cho ngành công nghiệp cần sa ở Oklahoma. Một cuộc điều tra của Mỹ cho thấy mặc dù WeChat được các cơ quan an ninh Trung Quốc giám sát chặt chẽ nhưng nó thường được phép sử dụng để thảo luận về các hoạt động tội phạm mà không gây hậu quả gì.

Giao dịch cần sa đang thúc đẩy hệ thống ngân hàng ngầm lớn nhất thế giới

Sau cuộc khủng hoảng fentanyl, cần sa đã trở thành nhân tố mới thúc đẩy các nhóm tội phạm Trung Quốc tàn phá nước Mỹ. Trong thập kỷ qua, thế giới ngầm ở Trung Quốc đã trở thành đường dây rửa tiền lớn cho các tập đoàn ma túy Mỹ Latinh, chuyên bán các loại ma túy, trong đó có fentanyl, loại thuốc đã giết chết hàng trăm ngàn người Mỹ.

Ông Donald Im, cựu quan chức cấp cao của DEA, nói với ProPublica rằng doanh thu khổng lồ từ việc buôn bán cần sa đã thúc đẩy những cỗ máy rửa tiền này, vốn là “mạng lưới ngân hàng ngầm lớn nhất thế giới”.

Ông Donald Im là một trong những kiến ​​trúc sư của cuộc trấn áp tội phạm có tổ chức ở Trung Quốc của Cục Quản lý Chống Ma túy Mỹ. Ông nói: “Lợi nhuận cao từ việc buôn bán cần sa đã cho phép các mạng lưới tội phạm có tổ chức của Trung Quốc mở rộng hệ thống ngân hàng ngầm toàn cầu của họ cho các tập đoàn ma túy và các tổ chức tội phạm khác”.

id13983366 165677
Vào ngày 28/3/2023, các sĩ quan từ Khu 109 của Sở Cảnh sát Thành phố New York đã cho thấy hơn 100 pound cần sa bị thu giữ. (Ảnh: Sở cảnh sát thành phố New York Khu vực 109)

Các băng nhóm Trung Quốc thống trị hoạt động buôn bán cần sa bất hợp pháp ở Mỹ

Các cuộc điều tra của ProPublicaThe Frontier đã phát hiện ra rằng các nhóm tội phạm có tổ chức của Trung Quốc từ California đến Maine đã thống trị phần lớn hoạt động buôn bán cần sa bất hợp pháp ở Mỹ. Khi ngành công nghiệp tội phạm này bùng nổ, hoạt động băng đảng cũng bùng nổ: bạo lực, buôn bán ma túy, rửa tiền, cờ bạc, hối lộ, giả mạo tài liệu, gian lận ngân hàng, hủy hoại môi trường và trộm cắp điện nước.

Nạn nhân còn bao gồm hàng ngàn người nhập cư Trung Quốc, nhiều người vượt biên giới Mỹ – Mexico bất hợp pháp và được tuyển dụng để làm việc tại các trang trại.

Ông Christopher Urben, cựu quan chức cấp cao của Cục Quản lý Thực thi chống ma túy, hiện là đối tác quản lý của công ty điều tra toàn cầu Nardello & Co., nói với ProPublica rằng số tiền thu được từ cần sa đại diện cho “một số tiền khổng lồ” có thể được sử dụng để tài trợ cho tội phạm cấp cao của Trung Quốc. Các hoạt động bất hợp pháp khác có liên quan đến nhau, chẳng hạn như rửa tiền và đưa lậu người di cư.

Theo các quan chức tiểu bang và liên bang, các băng đảng xã hội đen người Hoa hoạt động như những liên minh lỏng lẻo nhưng có kỷ luật, được giám sát bởi thế giới ngầm có trụ sở tại New York. Những nhóm tội phạm này, được gọi là “Hội Tam Hợp”, nắm giữ quyền lực trong và ngoài nước và duy trì một số liên minh với Chính phủ Trung Quốc.

Các quan chức ước tính rằng việc trồng cần sa bất hợp pháp ở Oklahoma trị giá từ 18 tỷ đến 44 tỷ USD mỗi năm. Các nhà điều tra nhà nước đã phát hiện các băng nhóm nước ngoài có liên quan đến hơn 3.000 hoạt động trồng trọt bất hợp pháp và hơn 80% nhóm tội phạm có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Các băng nhóm Trung Quốc có liên hệ với chính phủ độc tài Đảng Cộng sản Trung Quốc

Tất cả những hoạt động phi pháp này đều được che đậy dưới cái bóng của ĐCSTQ. Như ProPublica đã đưa tin trước đây, giữa chính quyền độc tài ĐCSTQ và thế giới ngầm tại Mỹ được cho là có một liên minh cùng có lợi. Các quan chức an ninh quốc gia phương tây, tài liệu tòa án, các nhà bất đồng chính kiến ​​​​Trung Quốc và các nhóm nhân quyền cho biết các băng nhóm người Hoa cung cấp các dịch vụ như chuyển tài sản ở nước ngoài bất hợp pháp cho các quan chức cấp cao của ĐCSTQ, giúp giám sát cũng như đe dọa cộng đồng người Hoa ở nước ngoài để đổi lấy sự bảo vệ từ Chính phủ ĐCSTQ.

Cuộc điều tra cho thấy lãnh đạo các hiệp hội người Hoa ở Oklahoma và các bang khác có liên quan đến buôn bán cần sa bất hợp pháp và cũng có liên quan đến các quan chức chính phủ của ĐCSTQ.

Donnie Anderson, giám đốc Cơ quan Chống Ma túy Oklahoma, cho biết: “Nếu bạn cảm thấy Chính phủ Trung Quốc (ĐCSTQ) không biết tội phạm có tổ chức của Trung Quốc đang làm gì ở Mỹ, hoặc Chính phủ Trung Quốc (ĐCSTQ) không có mối liên hệ nào với tội phạm có tổ chức, vậy thì quá ngây thơ.

id13872030 162298
Vào ngày 22/11/2022, Cục Điều tra Bang Oklahoma đã công bố trên mạng xã hội những bức ảnh về vụ bắt giữ nghi phạm giết người ở trang trại cần sa Chen Wu ở Florida do Cơ quan Thống chế Hoa Kỳ cung cấp. Nghi phạm Chen Wu nhận được thẻ xanh thông qua hôn nhân, sau đó tham gia đầu tư và vận chuyển trồng cần sa bất hợp pháp, do vấn đề tài chính nên anh ta đã giết hại dã man một số người Phúc Kiến là đối tác, rồi trốn đến Florida để chuẩn bị rời khỏi Mỹ trái phép. (Ảnh: Cảnh sát Tư pháp Mỹ)

Người Mỹ thuộc mọi tầng lớp suy nghĩ lại về việc hợp pháp hóa cần sa

Liu Ping, một Hoa kiều đã sống ở Oklahoma hơn 30 năm, nói với ProPublica: “trước khi hợp pháp hóa cần sa, Oklahoma là một nơi khá yên bình. Chưa có băng đảng tội phạm Trung Quốc nào từng đến đây cả”.

Ông Robert Corry, một luật sư ở Denver, Colorado, đã viết trên phương tiện truyền thông ở bang Connecticut là The CT Mirror rằng ông đã giúp soạn thảo dự luật hợp pháp hóa cần sa ở Colorado, nhưng ông không tự hào về điều đó. Đặc biệt là sau khi chứng kiến ​​ngành công nghiệp buôn bán ma túy cần sa nổi lên ở Colorado 10 năm sau đó. Ông Corry thẳng thắn nói rằng việc hợp pháp hóa ban đầu chỉ là một mánh lới quảng cáo chính trị.

Ông chỉ ra rằng phần trăm doanh thu thuế mà bang Colorado thu được từ cần sa là rất nhỏ. Nhưng chi phí điều trị, năng lực sản xuất bị giảm và các yếu tố bên ngoài khác làm tăng tình trạng ngộ độc ma túy và nghiện ngập, cũng như tác hại đối với trẻ em, đang tăng lên đáng kể.

Ông Robert Corry nói: “Colorado đã trở thành một trò đùa quốc gia. Colorado hiện tại là đồng nghĩa với cần sa”. Ông cũng nói thêm rằng đó sẽ là một “tổn thất ròng” từ việc hợp pháp hóa cần sa.

Trong đại dịch COVID-19 năm 2020, một số lượng lớn người Hoa thất nghiệp phát hiện ra rằng ngành công nghiệp cần sa đang bùng nổ và họ đổ xô từ New York đến các trang trại cần sa ở các bang khác để theo đuổi “giấc mơ trở nên giàu có nhờ trồng cần sa”. Nhưng nó không kéo dài được lâu và một số người đã quay lại vì không kiếm được tiền.

Ông Lu, người đứng đầu một tổ chức người Hoa hỗ trợ lẫn nhau ở New York, nói với tờ Epoch Times rằng có khoảng 4 lý do dẫn đến thất bại: Cảnh sát “trấn áp” các đồn điền trái phép và bắt người để tiêu hủy cây giống; cần sa trồng không bán được; chi phí đầu tư cho việc trồng cần sa lớn nhưng chất lượng thành phẩm kém, không kiếm được tiền; bị kẻ khác lừa lấy mất, cần sa bị lấy đi ngay trước ngày thu hoạch, vì kinh doanh trái pháp luật nên họ không dám báo cảnh sát.