Nếu Mỹ bố trí tại Hàn Quốc tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio, tương đương với việc triển khai ở “ngưỡng cửa” cách Trung Quốc 500 km khoảng 240 đầu đạn hạt nhân, với sức công phá mỗi đầu đạn lên tới 475.000 tấn TNT, mức đe dọa này thậm chí còn vượt qua hệ thống chống tên lửa THAAD.

25042515806 f07460fa43 c
Tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo lớp Ohio USS Henry M. Jackson đi qua Kênh Hood ngày 15/2/2016 (Nguồn: Official U.S. Navy Page / Flickr)

Khi Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đang thăm Mỹ, một quan chức cấp cao của Nhà Trắng bất ngờ tuyên bố Mỹ và Hàn Quốc đã đạt được thỏa thuận lớn giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên, theo đó Mỹ sẽ gửi một tàu ngầm hạt nhân đến Hàn Quốc. Tuyên bố đã làm dấy lên làn sóng dư luận.

Dù kế hoạch triển khai tàu ngầm hạt nhân tới Hàn Quốc được cho là để đối phó với mối đe dọa hạt nhân của Triều Tiên, nhưng bất kỳ ai có con mắt sáng suốt đều có thể thấy động thái này là nhằm vào Trung Quốc, nhất quán với động thái trước đó triển khai hệ thống tên lửa THAAD. So sánh với việc xuất khẩu cho Úc tàu ngầm hạt nhân tấn công, sức mạnh của tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo này vượt xa tàu ngầm hạt nhân tấn công của Úc.

Đến nay, Hải quân Mỹ chỉ có một tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio đang làm nhiệm vụ. Tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio này có lượng giãn nước 18.000 tấn và có thể lặn ở độ sâu tối đa 240 mét. Ngoài ra, chiếc tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio này còn có khả năng “im lặng” dưới nước cực mạnh nên nhiệm vụ tìm ra nó không hề dễ dàng. Đây là lý do tại sao nó đã phục vụ hơn 40 năm nhưng vẫn là một trong những tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo tiên tiến nhất trên thế giới.

Nhưng sức mạnh quân sự của tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio không nằm ở bản thân nó mà ở chỗ nó có thể mang theo 24 tên lửa liên lục địa Trident II D-5 với tầm bắn xa nhất từ 11.000 – 12.000 km. Tên lửa liên này có thể mang theo 8 – 12 đầu đạn hạt nhân W88, sức nổ của mỗi đầu đạn hạt nhân W88 tương đương khoảng 475.000 tấn TNT, gấp 31,6 lần sức công phá của quả bom nguyên tử trước đây Mỹ đã ném vào thành phố Hiroshima – Nhật Bản, đủ để phá hủy cả một thành phố.

Lưu ý là nếu một tên lửa liên lục địa Trident II có thể mang 10 đầu đạn hạt nhân dẫn đường, thì một tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio có thể mang tới 240 đầu, trong khi Hàn Quốc chỉ cách Trung Quốc khoảng 300 km. Trong trường hợp Mỹ triển khai tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio ở eo biển Tsushima hoặc biển Nhật Bản đối xứng phía nam Hàn Quốc thì khoảng cách đó khoảng 500 km.

Nói cách khác, nếu Mỹ triển khai tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio tới Hàn Quốc thì tương đương với việc triển khai 240 đầu đạn hạt nhân với sức công phá mỗi đầu đạn tương ứng 475.000 tấn TNT ở “ngưỡng cửa” cách Trung Quốc 500 km, mức độ răn đe vượt xa hệ thống chống tên lửa THAAD đã được lắp đặt.

Câu hỏi là Trung Quốc có đánh chặn được Trident II? Câu trả lời là “rất khó”! Dù Trung Quốc đã thực hiện 6 cuộc thử nghiệm thành công đánh chặn tên lửa tầm trung trên đất liền, nhưng chủ yếu nhằm vào tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa. Còn muốn đánh chặn tên lửa xuyên lục địa như Trident II D-5 phóng với tốc độ Mach 20 là rất khó, nhất là khi tên lửa trong phạm vi 1.000 km cách đồng bằng sông Dương Tử thì tốc độ bay tới rất nhanh (nhiều nhất là 5 phút), trong khoảng thời gian ngắn như vậy thì hệ thống chống tên lửa của Trung Quốc khó có thể chặn được.