Mỹ đã phát triển được loại cảm biến điện tử tinh vi được áp dụng trong định vị đường bay của tên lửa hạt nhân, giúp xác định chuẩn hơn thời gian vụ nổ. Đây được cho là bước phát triển quan trọng trong cạnh tranh quân sự.

p3032891a833927080
Một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Trident II D-5, được phóng lên khỏi mặt nước từ tàu ngầm tên lửa chiến lược chạy bằng năng lượng hạt nhân dưới nước Tennessee (SSBN-734). (Nguồn: PHCM David Campbell / Picryl).

Theo Daily Telegraph, loại cảm biến này đã được lắp đặt trong hàng trăm đầu đạn mạnh nhất của Mỹ, giúp chúng có khả năng tiêu diệt tên lửa mang đầu đạn hạt nhân của Nga hoặc Trung Quốc tốt hơn.

Công nghệ này cũng cung cấp khả năng tấn công đối với những mục tiêu khó khăn như silo tên lửa ngầm hoặc hầm trú ẩn trên núi, và boongke ngầm để chứa tên lửa của Triều Tiên.

Loại công cụ mới nhằm xác định độ cao tối ưu của một vụ nổ hạt nhân này đã tiêu tốn của Mỹ hàng tỷ đô la, vào tháng Bảy đã hoàn thành việc lắp đặt tên lửa trên tàu ngầm hải quân.

Chuyên gia ước tính loại ứng dụng mới này giúp sức công phá của hạm đội tàu ngầm Mỹ được nâng cao gấp đôi.

Tuy nhiên Bộ Quốc phòng Mỹ khi công khai loại linh kiện mới này, cho biết chỉ là cải tiến kỹ thuật thông thường đối với đầu đạn dòng W88, không mang lại những khả năng quân sự mới nào đáng kể.

Tài liệu ngân sách của Không quân cung cấp cho Quốc hội Mỹ đã mô tả đó là “sự thay thế tương đương liên quan vấn đề dẫn nổ đầu đạn hạt nhân hiện đang sử dụng”. Nhưng những người quen thuộc với chương trình hạt nhân rất nhạy cảm nói với Washington Post rằng nó sẽ làm cho các đầu đạn có sức công phá mạnh hơn trước đây.

Kỹ sư cơ khí Paul Hommert cho biết, “Đây là một công nghệ đáng kinh ngạc”. Ông từng phụ trách Phòng thí nghiệm Quốc gia Sandia (Sandia National Laboratories) của Chính phủ Mỹ. Ông nói rằng mặc dù vũ khí hiện có của Mỹ có độ chính xác cao, nhưng cảm biến do phòng thí nghiệm tạo ra thậm chí còn tốt hơn trong việc tính toán thời điểm phát nổ để tạo ra áp lực cao nhất lên mục tiêu.

Do những thỏa thuận vũ khí đạt được trong 20 năm qua, kho vũ khí hạt nhân của Mỹ đã giảm khoảng 1/3.

Bộ phận tham gia vào phát triển mô tả nó chỉ là hiện đại hóa nhẹ đối với một thành phần duy nhất, họ cho rằng không vi phạm cam kết năm 2010 của Tổng thống Obama là từ bỏ việc phát triển mới hoặc sửa đổi về vấn đề vũ khí hạt nhân để hỗ trợ các sứ mệnh quân sự mới.

Các thỏa thuận cắt giảm vũ khí giữa Mỹ và Nga thường sử dụng số lượng vũ khí hạt nhân mà hai nước sở hữu để đo sức mạnh quân sự tương đối của họ, chứ không phải sức công phá của những vũ khí này.

Nhưng hồi tháng Tư, Đô đốc Charles Richard thuộc Bộ Chỉ huy Chiến lược Mỹ quản lý kho vũ khí hạt nhân, nói với Ủy ban Quân sự Hạ viện rằng: “Quy mô kho dự trữ vũ khí của một quốc gia là thước đo sơ bộ về khả năng chiến lược tổng thể của quốc gia đó. Cần phải xem xét sức mạnh, tầm bắn, và độ chính xác của hệ thống liên quan”.

Một số chuyên gia bày tỏ lo ngại đối với xung đột trong tương lai, các nhà lãnh đạo của các nước sở hữu hạt nhân thù địch với Washington có thể có nhiều khả năng đánh đòn phủ đầu vì họ biết sức công phá mới của kho vũ khí Mỹ.

Nhà vật lý James Acton, đồng lãnh đạo chương trình chính sách hạt nhân của Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế, nói với Washington Post: “Nếu trong  bối cảnh có xung đột hoặc khủng hoảng, Trung Quốc hoặc Nga tin rằng chúng tôi sẽ tấn công hoặc phá hủy năng lượng hạt nhân và sở chỉ huy của họ, như vậy có thể thúc đẩy họ sử dụng vũ khí hạt nhân trước, hoặc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân”.

Thành Dung, Vision Times

Xem thêm: