Một phụ huynh chịu đựng quá đủ “sự quan tâm” quá mức của trường học tư thục ưu tú Brearly School ở Manhattan (tiểu bang New York) đối với vấn đề phân biệt chủng tộc. Ông sẽ không đăng ký cho con học ở trường này vào mùa thu tới nữa. Ông chỉ trích trường học cố gắng dùng ý thức hệ “thức tỉnh” để “tẩy não” trẻ em, nhồi nhét tư tưởng, chứ không phải là “dạy chúng tự suy nghĩ như thế nào”. 

p2920371a727172269
Trường học ưu tú tư thục Brearly School ở Manhattan, tiểu bang New York. (Ảnh: Google Map).

“Sẽ phải có có người đứng ra làm”

Theo tờ Daily Mail tại Anh đưa tin hôm 18/4, ông Andrew Gutmann năm nay 45 tuổi, từng tuyên bố trong một bức thư đề ngày 13/4 rằng ông đã lựa chọn không tiếp tục đăng ký cho con gái mình học ở ngôi trường nữ sinh có học phí mỗi tháng 54.000 đô la Mỹ này nữa. Mới đây, ông cũng đã nói thêm về nguyên nhân viết bức thư này. Phóng viên Bari Weiss của Daily Mail đã công bố bức thư của ông Andrew Gutmann trên blog cá nhân của mình. 

Ông Gutmann kinh doanh ngành hóa chất của gia đình mình, ngày 17/4, ông nói với New York Times rằng ông đã viết bức thư 17.000 chữ và gửi cho 650 gia đình khác nhau, đó là bởi vì “cần phải có người đứng ra”. Ông nói, ông không hề hối hận khi gửi bức thư này đi. 

Ông Gutmann nói với tờ báo này rằng: “Nó (con gái của ông Gutmann) vẫn chưa bị trường học tẩy não, ở nhà nó có tôi chăm nom. Tôi không xác định được những đứa trẻ khác liệu có bị như thế không. Phải có ai đó làm việc này. Có người phải châm ngọn lửa này. Ai cũng rất sợ văn hóa xóa sổ. [Như thế này] chúng ta sẽ phá hủy cả một thành phố, chúng ta sẽ phá hủy cả một quốc gia.”

Tờ Washington Free Beacon đưa tin, sau khi các học sinh da đen đăng bài chỉ trích phân biệt chủng tộc trên tài khoản Instagram “Black at Brearley”, trường học đã bắt đầu cam kết chống phân biệt chủng tộc cần thiết. 

Ông Gutmann nói với New York Post rằng ông ngày càng lo lắng về sự việc tại trường học và ngày càng chán nản. Năm ngoái, ông đã từ chối ký vào đơn cam kết chống phân biệt chủng tộc của trường. Ông nói: “Tôi cho rằng khi đó họ sẽ đá con tôi ra khỏi trường, họ không làm thế, nhưng sang năm họ sẽ đem cam kết này viết vào trong hợp đồng hàng năm của trường học.”

Cam kết này yêu cầu phụ huynh của các học sinh giải thích về giá trị quan của gia đình họ, làm thế nào để nhất trí “ra sức xây dựng cộng đồng trường học chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và có tính bao dung”. Đơn nhập học còn chỉ ra, trường học “yêu cầu tất cả các thành viên, bao gồm cả ít nhất một phụ huynh / người giám hộ, tham gia bồi dưỡng và tiếp tục suy xét lại về chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.” 

Ông Gutmann nói, tất cả những điều này đối với ông mà nói đã chịu đựng quá đủ, cuối cùng ông đã cầm bút viết bức thư này. 

Trường học “hoặc là nói dối hoặc là làm tồi tệ hơn”

New York Post đưa tin, người cha đầy lo lắng này nói rằng trường học “từng hoàn toàn thay đổi chương trình giảng dạy nghiêm ngặt”, bởi vì người quản lý cho rằng mọi người đều không để ý trong lúc dịch bệnh đang lưu hành, “nên đã âm thầm nghĩ cách tăng thêm” việc nhấn mạnh vấn đề chủng tộc.

Ông nói với truyền thông rằng: “Tôi không biết rằng ai đang thực sự điều khiển việc này, không có ai biết.” Ông cũng nói rằng điều ông phản cảm nhất đối với trường Brearly là trường học đã “bắt đầu truyền bá tư tưởng, chứ không phải là dạy học sinh cách tự suy nghĩ như thế nào”. 

Hôm 16/4, bà Jane Fried, hiệu trưởng của trường Brearly đã gửi tin nhắn cho các phụ huynh, trong đó bà công kích thư của ông Gutmann là “cực kỳ có tính công kích và tính nguy hiểm”. 

Bà Jane Fried viết rằng: “Chiều nay (ngày 16/4), tôi và những người hợp tác mật thiết với học sinh cuối cấp đã có cuộc hội kiến với hơn 100 học sinh, trong số chúng có rất nhiều người nói với chúng tôi rằng chúng cảm thấy sợ hãi và lo lắng về bức thư này và việc nó được gửi trực tiếp đến nhà của các em.”

“Học sinh của chúng tôi chú ý đến việc khi bức thư phủ nhận sự tồn tại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc có hệ thống này được đưa đến nhà của mình, thì những bằng chứng về việc phân biệt chủng tộc (có hệ thống hoặc cách khác) mỗi ngày đều xuất hiện trong các tin tức hàng đầu của chúng ta.”

Ông Gutmann nói, học sinh trường Brearley không nên vì nhận được thư này tại nhà mà cảm thấy “sợ hãi”. 

Ông Gutmann nói hôm 17/4 rằng: “Học sinh cuối cấp sợ nhận được một lá thư ở nhà? Các em có sợ hãi và lo sợ không? Nhà trường tuyên bố rằng nhiệm vụ hàng đầu của họ là dạy các em gái trí dũng song toàn và dũng cảm tiến lên. Như vậy, hoặc là họ (nhà trường) đang nói dối. Hoặc là họ (nhà trường) đã làm một một cách rất tồi tệ.”

Hiện tại vẫn chưa rõ, ông Gutmann làm thế nào để có được địa chỉ các gia đình mà ông đã gửi 650 lá thư đi. 

Trong thư, ông Gutmann đưa ra 10 ý kiến phản đối

Trong thư, ông Gutmann miêu tả cái mà ông gọi là “ngôn luận phê phán kỳ thị chủng tộc” của trường Brearly. Ông nói đây là “chủ trương người da đen nên vĩnh viễn bị coi là người bị hại không có được sự giúp đỡ”. 

Một trong những ví dụ mà ông đưa ra đó là sự “ngụy biện” của nhà trường đối với phụ huynh và “áp đặt” chương trình giảng dạy chống phân biệt chủng tộc, cho đến cả phong trào “Người da đen đáng sống – BLM”. Những tài liệu đã dạy nhiều năm, hiện tại đột nhiên bị cho là có tính công kích. Ông không nói những sách nào bị gỡ xuống, nhưng nói rằng nó bao gồm cả tài liệu mà con gái năm thứ 4 của ông sử dụng. 

Ông Gutmann tức giận nói, các bé gái được dạy cần phải thù hận chính đất nước của mình, học sinh người da trắng bị phê phán do màu da, ông còn phủ nhận Mỹ tồn tại phân biệt chủng tộc có hệ thống, và nói rằng nó đã không còn tồn tại kể từ những năm 60 của thế kỷ trước.

Ông nói: “Tôi phản đối trường Brearly ủng hộ định nghĩa phân biệt chủng tộc có tính hệ thống, tức bất cứ người da đen nào có tính đại biểu cho thiếu sót của giáo dục, việc làm hoặc xã hội, thì đều là chứng cứ bước đầu của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc có tính hệ thống nói trên hoặc người da đen tối thượng và sự áp bức. Những niềm tin hời hợt và không có căn cứ như thế này hoàn toàn trái ngược với kiến thức và chân lý khoa học mà trường Brearly tuyên bố đại diện.”

Ông phê bình, “Trường Brearly sử dụng từ ngữ ‘công bằng’, ‘tính đa dạng’ và ‘tính bao dung’ một cách trống rỗng, không xác đáng và điên cuồng. Nếu trường học này thực sự quan tâm đến cái gọi là ‘công bằng’, thì họ nên ưu tiên cân nhắc tuyển sinh học sinh truyền thống, anh chị em của các học sinh khác hoặc con gái của những gia đình giàu có.”

Ông Gutmann nói tiếp, trường học đang truyền bá vào các bé gái “một loại phương thức tư duy đơn nhất”, “dễ khiến người ta liên tưởng đến Cách mạng Văn hóa của Đảng Cộng sản Trung Quốc nhất”. 

Ông viết: “Tôi phản đối trường Brearly phát ngôn thay cho các đoàn thể và phong trào như BLM. BLM là một tổ chức chủ nghĩa Mác, phản gia đình, thù địch dân tộc khác, chống người gốc Á và chống người Do Thái. Họ đã không đại biểu cho đại đa số cộng đồng người da đen của quốc gia này, cũng không dùng bất cứ phương thức, hình thái hoặc hình thức nào đề đại biểu cho lợi ích tốt nhất của họ.”

Ông Gutmann nói: “Tôi không thể chịu đựng được việc một trường học không chỉ dùng màu da của con gái tôi để phê phán nó, mà còn khuyến khích và chỉ đạo con gái dùng màu da của người khác để phê phán người khác.”

Ông nói, “Thông qua góc nhìn màu da và chủng tộc để xem xét mỗi một nhân tố giáo dục, mỗi một phương diện lịch sử và xã hội, chúng ta đang khinh nhờn di sản của Tiến sĩ Martin Luther King Jr., triệt để làm trái với phong trào mà những lãnh tụ dân quyền tin tưởng và ngưỡng mộ, phấn đấu và hy sinh.” (Ông Martin Luther King, Jr. là Mục sư Baptist, nhà hoạt động nhân quyền người Mỹ gốc Phi, và là người đoạt Giải Nobel Hoà bình năm 1964.)

Ông viết rằng: “Trong vài tháng qua, tôi đích thân nói chuyện cùng với nhiều phụ huynh của trường Brearly và cả phụ huynh của các trẻ từ các cơ sở giáo dục tương đương. Điều tôi rất rõ ràng là đại đa số phụ huynh cho rằng chính sách chống phân biệt chủng tộc của trường Brearly là sai lầm, chia rẽ và có tác dụng ngược, hơn nữa là mang tính ung thư.” 

Ông bổ sung thêm: “Rất nhiều người nhận thức giống tôi rằng những chính sách này cuối cùng sẽ hủy hoại cơ sở giáo dục mà đến gần đây vẫn luôn là trường ưu tú.”

Ông nói, ông đã nhận được thư ủng hộ của những phụ huynh trên toàn thành phố. Ông nói với New York Post rằng: “Có một phong trào dường như hoàn toàn đang ngầm diễn ra”.

Hiện tại đã có hơn 850 người bình luận dưới bài được đăng trên blog của phóng viên Bari Weiss, trong đó có một người nói: “Đây là kiệt tác, tôi mời người này uống một ly.”

Trường Brearly là trường học K-12, hiện có 761 học sinh, những cựu học sinh nổi tiếng của trường như tác gia Caroline Kennedy, nữ diễn viên Tea Leoni, nữ diễn viên Jill Clayburgh, người sáng lập Bảo tàng Nghệ thuật Mỹ Whitney – Gertrude Vanderbilt Whitney, doanh nhân Elisabeth Murdoch, doanh nhân Alice Gore King. Khi còn sống, bà Dorothy Schiff là chủ của New York Post, còn bà Alice Gore King là một doanh nhân nhà giáo dục nổi tiếng ở Mỹ, từng là phó hiệu trưởng của trường Brearly.

Con gái của nhà văn Chelsea Clinton, nhà viết kịch kiêm diễn viên hài Tina Fey, diễn viên kiêm đạo diễn Drew Barrymore và diễn viên kiêm nhà văn Steve Martin, v.v, đều học tập tại trường Brearly.

Thành Dung, Vision Times

Xem thêm: