Tuần này, Mỹ công bố vấn đề chi tiêu thường niên đối với tình báo, theo đó dữ liệu công bố từ Lầu Năm Góc về chương trình tình báo quân sự 12 tháng tính đến ngày 30/9 cho thấy là 27,9 tỷ USD, còn trong một thông báo khác từ Giám đốc Tình báo Quốc gia Avril Haines tiết lộ rằng kế hoạch ngân sách năm ngoái cho tình báo quốc gia là 71,7 tỷ USD. Ngân sách tổng cho các chương trình tình báo Mỹ trong năm tài chính 2023 là 99,6 tỷ USD.

shutterstock 12102830291
Lầu Năm Góc (Ảnh: Ivan Cholakov / Shutterstock)

Theo Washington Times hôm 02/11, cả hai khoản ngân sách tình báo này trước đây đều được phân loại mật, nhưng số tiền chính hiện đã được tiết lộ theo luật liên bang năm 2019. Số tiền này đã được 18 tổ chức sử dụng, bao gồm Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia, CIA, 9 cơ quan Lầu Năm Góc và 7 cơ quan khác.

Nghi ngờ từ giới phê bình

Sau một thập niên mắc phải những sai lầm lớn về mặt tình báo, người nộp thuế Mỹ đang đặt câu hỏi liệu số tiền khổng lồ mà họ trả cho cộng đồng tình báo có xứng đáng không.

Nói trên Inside the Ring, cựu Chủ tịch Pete Hoekstra của Ủy ban Tình báo Thường trực (HPSCI) Hạ viện Mỹ cho hay, khó có thể tin khoản đầu tư của người nộp thuế Mỹ vào cộng đồng tình báo lại xứng đáng với số tiền họ bỏ ra.

Danh sách thất bại được cựu nghị sĩ Đảng Cộng hòa vạch ra bao gồm cuộc điều tra “không hiệu quả” về nguồn gốc Trung Quốc của đại dịch COVID-19 và cuộc tấn công ngày 7/10 của Hamas vào Israel.

Danh sách những thất bại này rất dài và đáng kể, bao gồm như: thông tin tình báo sai lầm về chương trình vũ khí hủy diệt hàng loạt của Iraq – nguyên nhân chính dẫn tới cuộc xâm lược của Mỹ năm 2003; các cuộc chiến giành địa bàn đầy quan liêu và việc không chia sẻ thông tin những kẻ khủng bố đứng sau vụ tấn công ngày 11/9/2001; bắt đầu từ năm 2010, Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) đã mất một nhóm điệp viên ở Trung Quốc do công tác phản gián kém; không phát hiện được sự phản bội của quan chức CIA như Aldrich Ames và đặc vụ FBI Robert Hansen, họ đã làm gián điệp cho Moscow trong nhiều năm và dẫn đến cái chết của một số quan chức Nga được [Mỹ] tuyển dụng; điệp viên Cuba Anna Montes đã thâm nhập Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ và chia sẻ bí mật quân sự Mỹ với Havana; nhân viên và nhà thầu phụ của CIA là Edward Snowden đã đã đánh cắp làm rò rỉ khoảng 1,7 triệu tài liệu mật và đào tẩu sang Nga.

Ông Hoekstra cũng cáo buộc trước cuộc bầu cử năm 2020 các cơ quan tình báo Mỹ tổ chức các cuộc họp hàng tuần với các công ty truyền thông xã hội, cuộc họp được cho là để chống lại thông tin sai lệch mà ông gọi là ‘hoạt động chính trị đáng ngờ’. Ông nói: “Đã đến lúc (các cơ quan tình báo) quay trở lại với công việc khó khăn là giữ an toàn cho nước Mỹ”.

Những người chỉ trích cho rằng CIA cũng như Cơ quan An ninh Quốc gia và Cơ quan Tình báo Quốc phòng đã không áp dụng những cải cách nội bộ cần thiết, một phần vì sự giám sát yếu kém của Quốc hội.

Tại Hillsdale College hôm 03/10, cựu chuyên gia Charles Faddis có 20 năm hoạt động tại CIA phát biểu: “Chúng ta cần CIA, nhưng chúng ta cũng cần thừa nhận một thực tế đáng lo ngại, đó là hoạt động của CIA không đạt mức độ mà chúng ta mong muốn, điều này cần được cải thiện nhưng khó mà nhanh chóng”.

Faddis cho biết trong vấn đề tuyên bố rõ COVID là kết quả của nghiên cứu tăng chức năng virus tại Viện Virus học Vũ Hán, cho thấy CIA có ý mô tả đại dịch COVID-19 có nguồn gốc tự nhiên. CIA không thể đưa ra bất kỳ cảnh báo nào về sự bùng phát của đại dịch cũng như bất kỳ thông tin hữu ích nào về nguồn gốc của nó.

Liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Benghazi – Libya năm 2012 [nhắm vào hai cơ sở của Chính phủ Mỹ], tuyên bố của Chính phủ khi đó thời Tổng thống Obama cho rằng nó bắt nguồn từ các cuộc biểu tình ôn hòa đã nhanh chóng được chứng minh là không đúng, quyền giám đốc CIA khi đó là Michael Morrell đổ lỗi cho việc chính trị hóa CIA.

Faddis nói: “Tóm lại, giám đốc CIA đã tự đưa mình vào một cuộc tranh chấp chính trị trong nước để che đậy những lời dối trá trắng trợn do Chính phủ bày ra”.

Những lời chỉ trích của ông Faddis bao gồm cuộc điều tra của FBI về chiến dịch tranh cử của ứng viên Donald Trump, cuộc điều tra này bắt nguồn từ chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016 của ứng viên Dân chủ Hillary Clinton; và trước thềm cuộc bầu cử năm 2020, có 51 cựu quan chức tình báo tiết lộ sai lầm rằng máy tính xách tay của ông Hunter Biden có thể là một chiến lược đưa thông tin sai lệch của Nga.

Chất vấn việc nối lại liên lạc quân sự với Trung Quốc

Chuyên gia có uy tín về nghiên cứu quân sự Trung Quốc là Larry M. Wortzel gần đây đã tham gia các cuộc thảo luận về nỗ lực của Lầu Năm Góc nhằm nối lại trao đổi quân sự với Trung Quốc.

Wurtzel nói với Inside the Ring rằng ngay cả khi Bắc Kinh nối lại quan hệ đã bị cắt đứt vào năm ngoái để phản đối chuyến thăm của người đứng đầu Quốc hội Mỹ tới Đài Loan, ông không nghĩ quân đội Mỹ và Trung Quốc sẽ có những trao đổi hiệu quả.

Tại Bắc Kinh hôm thứ Hai (30/10), Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc là Trương Hựu Hiệp (Zhang Youxia) cho biết rằng với một số điều kiện “tôn trọng lẫn nhau”, Trung Quốc có thể chấm dứt cuộc tẩy chay kéo dài 15 tháng và tổ chức các cuộc đàm phán với người đồng cấp Mỹ.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Austin đã không ngừng thúc đẩy việc quay trở lại liên lạc trực tiếp, cho rằng điều này sẽ giúp giảm bớt căng thẳng đang gia tăng và giảm bớt những hiểu lầm. Cuối cùng đến năm nay, ông Austin đã bắt tay với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc (Li Shangfu) – người gần đây vừa bị cách chức Bộ trưởng Quốc phòng.

Wurtzel – một chuyên gia kỳ cựu về Trung Quốc, từng phục vụ tại Trường Cao đẳng Chiến tranh Quân đội, Quỹ Di sản, và gần đây nhất là thành viên Quốc hội, cho biết sự mơ hồ của ông Trương Hựu Hiệp về việc nối lại đàm phán cho thấy khó có thể thay đổi các nguyên tắc hoặc hoạt động của nhà cầm quyền Trung Quốc. Bắc Kinh tiếp tục phản ứng giận dữ và gay gắt trước quyền tự do hàng hải, tàu chiến đi qua và tập trận của Hải quân Mỹ ở eo biển Đài Loan, Biển Hoa Đông và Biển Đông.

“Ngay cả khi một số dạng đường dây nóng hoặc hệ thống liên lạc khẩn cấp được thiết lập, dựa trên hệ thống quản lý từ trên xuống của Quân đội Trung Quốc cùng vấn đề lo ngại làm ông Tập Cận Bình tức giận, có nghĩa là ngay cả khi có ai đó trả lời hệ thống liên lạc thì quan chức phụ trách của phía nhà cầm quyền Trung Quốc cũng không thể đưa ra quyết định hoặc giúp giải quyết khủng hoảng”, ông Wurtzel nhận định.

Ông chỉ ra hoạt động trao đổi quân sự của Mỹ sẽ không làm thay đổi quan điểm của Quân đội Giải phóng Nhân dân hay Đảng Cộng sản cầm quyền Trung Quốc, họ vốn sẽ tiếp tục coi các hoạt động quân sự của Mỹ là gốc rễ của vấn đề.

Thiết bị mới kiểm tra nạn nhân hội chứng Havana

Có thông tin tiết lộ rằng quân đội Mỹ đang sử dụng một công cụ chẩn đoán mới để sàng lọc các quân nhân bị ảnh hưởng bởi cái mà chính phủ Mỹ gọi là “sự kiện sức khỏe bất thường” (AHI), còn gọi là Hội chứng Havana.

Hội chứng Havana lần đầu tiên được xác định ở Havana – Thủ đô của Cuba, nơi các nạn nhân nghi ngờ bị trúng một loại vũ khí chùm tia nào đó gây tổn thương não và các vấn đề thần kinh khác.

Công cụ mới này sẽ được Trung tâm Y tế Quân đội Walter Reed sử dụng để kiểm tra những người bị cho là trúng một số loại chùm tia điện tử hoặc vũ khí âm thanh, khiến họ gặp phải các triệu chứng về não và các chấn thương khác có thể. Tuy nhiên, công cụ này chưa được sử dụng để kiểm tra số lượng ngày càng tăng các sĩ quan tình báo và nhà ngoại giao được báo cáo mắc các triệu chứng giống Hội chứng Havana – vấn đề này có thể là tâm điểm mới trong các phiên điều trần Quốc hội Mỹ.

Quan điểm chính thức của cộng đồng tình báo Mỹ là những trường hợp y tế này không phải là kết quả của vấn đề thù địch, dù biết quân đội Trung Quốc nghiên cứu về vũ khí gây rối loạn não nhưng chưa rõ nguyên nhân cụ thể của những trường hợp y tế này.

Bộ Tư lệnh Tác chiến Đặc biệt và Phòng Thí nghiệm Nghiên cứu của Quân đội Mỹ đang nghiên cứu về những tác động của loại vũ khí gây rối loạn não từ Trung Quốc. Đến nay các cuộc tấn công bí ẩn trên khắp thế giới vẫn tiếp tục diễn ra, nhưng quân đội Mỹ hiện không có công nghệ phòng thủ, trong khi ứng phó từ các cảm biến và công nghệ hiện có chưa được hiệu quả.