Ngay khi vừa kết thúc công bố Giải thưởng Nobel năm nay, vào ngày 15/10, nghị sĩ Guri Melby thuộc đảng Tự do của Quốc hội Na Uy đã thông báo rằng bà đã đề cử tất cả người dân Hồng Kông tranh giải Nobel Hòa bình năm 2020, mục đích khích lệ người dân Hồng Kông tiếp tục đấu tranh “hình thức bất bạo động”.

Nobel Hòa bình, Hồng Kông
Ngày 16/6/2019, khoảng 2 triệu người Hồng Kông đã biểu tình chống Dự luật dẫn độ. Thời gian này xuất hiện xe cứu thương đi qua, mọi người tự động tránh qua bên để nhường đường cho xe cứu thương. Cảnh này được gọi là “Moses rẽ Biển Đỏ” phiên bản Hồng Kông. (Ảnh: Epoch Times)

Kể từ khi người dân Hồng Kông phát động chiến dịch biểu tình ôn hòa chống Dự luật dẫn độ, lòng kiên trì của người dân Hồng Kông trong theo đuổi dân chủ đã nhận được đồng cảm và hưởng ứng từ nhiều nước dân chủ.

Mới đây, trên Facebook cá nhân, bà Guri Melby – thành viên đảng Tự do Na Uy cho biết: “Tôi đã đề cử những người Hồng Kông liều mạng mỗi ngày để bảo vệ quyền ngôn luận, dân chủ và tự do, tranh giải Nobel Hòa bình năm 2020. Tôi hy vọng điều này sẽ khích lệ hơn nữa người Hồng Kông trong phong trào này.”

Bà cũng cho biết, những gì người Hồng Kông đã làm được vượt xa so với chính bản thân họ, ảnh hưởng đến các nơi khác trên thế giới. Bà nói: “Mục tiêu chính của tôi là khuyến khích phong trào, cổ vũ người Hồng Kông tiếp tục đấu tranh bất bạo động.”

Theo Aftenposten của Na Uy đưa tin, bà Melby cho biết trong toàn bộ chiến dịch của người Hồng Kông này hoàn toàn không có nhà lãnh đạo, mọi hành động và quyết định đều được thảo luận trong diễn đàn thảo luận trực tuyến, vì vậy bà Melby đã chọn đề cử tất cả người dân Hồng Kông.

Tuần trước bà Melby cũng đã đến Hồng Kông, bà cho rằng người Hồng Kông rất thân thiện, họ kể với bà rằng đây là “phong trào của tất cả mọi người”. Bà nhắc lại, “Cuộc đấu tranh của người dân Hồng Kông nên giành giải thưởng Nobel Hòa bình.”

Hôm thứ ba, tất cả các thành viên của Hạ viện Mỹ nhất trí thông qua Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông, đồng thời trong cùng ngày Hạ viện cũng đã thông qua hai dự luật hoặc nghị quyết khác liên quan đến Hồng Kông.

Trong một cuộc thảo luận trước toàn thể Hạ viện, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi nói rằng cả hai Đảng hai Viện đều ủng hộ cuộc đấu tranh dân chủ của người dân Hồng Kông. “Nếu vì lợi ích thương mại mà Mỹ bỏ qua vấn đề nhân quyền của ĐCSTQ thì chúng tôi sẽ đánh mất tất cả các quyền lực đạo đức để lên tiếng vì quyền con người ở bất cứ đâu trên thế giới.”

So với phiên bản sơ khởi hồi tháng Sáu, phiên bản “Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông” thông qua này đã trình bày chi tiết hơn về vấn đề quyền tự trị của người Hồng Kông, phạm vi đối tượng bị trừng phạt đa dạng hơn, và đơn xin thị thực cho người Hồng Kông tham gia biểu tình cũng thuận tiện hơn.

Biểu tình Hồng Kông
Người Hồng Kông diễu hành hôm 29/9/2019 tại đường Hennessy nhằm chống Dự luật dẫn độ và thể chế toàn trị của Trung Quốc. (Ảnh: Epoch Times)
Biểu tình Hồng Kông
Tối hôm 14/10 tại công viên Chater, người dân Hồng Kông đã tổ chức mít tinh kêu gọi Chính phủ Mỹ thông qua “Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông”. (Ảnh: Epoch Times)
Biểu tình Hồng Kông
Ngày 1/10/2019, thị dân Hồng Kông đã diễu hành tại Admiralty để phản đối chính quyền bạo ngược. (Ảnh: Epoch Times)

Huệ Anh

Xem thêm: