Cảm giác lớn nhất khi đến vùng đất tự do ở Hoa Kỳ từ Trung Quốc, một đất nước khép kín là gì? Một số người Trung Quốc vượt biên nói rằng điều sốc nhất khi họ đến Hoa Kỳ là nhìn thấy bảng hiệu “Trung tâm thoái ĐCSTQ toàn cầu”.

p3362503a478136628
Điều sốc nhất khi người Trung Quốc vượt biên đến Hoa Kỳ là nhìn thấy tấm biển “Trung tâm thoái ĐCSTQ toàn cầu”. (Ảnh: Lâm Đan /Trung tâm thoái ĐCSTQ Toàn cầu)

Từ cuối năm ngoái, rất nhiều người Trung Quốc đã vượt biên giới Mỹ-Mexico vào Hoa Kỳ. Sau khi đến Hoa Kỳ, nhiều người trong số họ đã chọn định cư ở Flushing, New York.

Ngày 15/7, ông Tống Thiếu Hoa, người vừa mới đến Hoa Kỳ, nói với phóng viên của Trung tâm Thoái ĐCSTQ rằng: “Khi nhìn thấy biển hiệu và bảng thông báo của Trung tâm Thoái ĐCSTQ, tôi cảm thấy như mình đã đến một vùng đất tự do. Dòng chữ ‘Đả đảo ác ma ĐCSTQ’ được viết trên đó, rất sốc.”

Ông nói: “Chỉ cần đến New York và hiểu tiếng Trung Quốc, bạn sẽ bị sốc khi nhìn thấy tấm biển này, đặc biệt là những người đến từ Trung Quốc Đại Lục.”

Flushing được mệnh danh là “Thủ đô Hoa kiều”, dân số Hoa kiều ở đây chiếm đa số. Tại đây có nhà hàng Hoa kiều, siêu thị Hoa kiều, phòng khám Hoa kiều, văn phòng luật sư, văn phòng kế toán, ngân hàng Hoa ngữ, công ty bảo hiểm y tế.

Người Hoa sống ở Flushing không có rào cản về ngôn ngữ và văn hóa, nên Flushing đã trở thành lựa chọn hàng đầu của những người Hoa mới vượt biên giới Mexico tới Mỹ định cư.

Trụ sở của “Trung tâm thoái ĐCSTQ toàn cầu” tọa lạc tại vị trí đắc địa của Phố Main St. thuộc khu vực trung tâm của Flushing. Nơi đây có lượng xe cộ qua lại đông đúc, là nơi đông dân thứ hai tại thành phố New York. Lưu lượng người qua lại mỗi ngày hơn 100.000 người, chỉ đứng sau Quảng trường Thời đại ở Manhattan.

Tại khu Tam giác vàng trên Phố Main St. ở Flushing, tấm biển “Trung tâm Thoái ĐCSTQ Toàn cầu” đứng sừng sững. Một màn hình LED màu lớn bắt mắt treo trên bức tường bên ngoài của tòa nhà Trung tâm Thoái ĐCSTQ, liên tục phát các thông điệp “Trời diệt Trung Cộng”, “vạch trần bản chất của ĐCSTQ“, và kêu gọi người Trung Quốc thoái ĐCSTQ. Ví dụ:

“ĐCSTQ hủy diệt nhân loại”;
“Thoái ĐCSTQ tà ác, tránh xa virus Trung Cộng (COVID-19)”;
“Virus Trung Cộng gây hại cho thế giới, Thần nhân phẫn nộ, Trung Cộng ắt vong”;
“Virus đang hoành hành khắp thế giới, Trung Cộng là thủ phạm chính”;
“ĐCSTQ là kẻ tạo ra và lan truyền bệnh dịch”;
“Chào mừng bạn đến với Trung Quốc mới không có ĐCSTQ”,
“ĐCSTQ đã che đậy dịch bệnh và mang đến tai họa cho toàn thế giới”…

p3362502a792924077
Màn hình LED trên bức tường bên ngoài của tòa nhà “Trung tâm thoái ĐCSTQ toàn cầu” ở Flushing, New York (Ảnh: Lâm Đan /Trung tâm thoái ĐCSTQ Toàn cầu)

Ở Trung Quốc Đại Lục, ông Tống Thiếu Hoa đã vượt tường lửa Internet, xem các trang web hải ngoại hơn 10 năm. Ông cảm thấy rất gần gũi khi nhìn thấy dòng chữ “Trung tâm thoái ĐCSTQ”. Ông ấy có cảm giác như được trở về nhà.

Một ngày nọ, ông đã đến điểm nói rõ sự thật (giảng chân tướng) của Pháp Luân Công. Dưới sự hướng dẫn của các tình nguyện viên, ông đã đến “Trung tâm thoái ĐCSTQ” để bày tỏ lòng cảm kích.

Lúc đó, cô Cao của Trung tâm thoái ĐCSTQ đang trực. Ông nói với cô ấy rằng: “Cách đây rất lâu, tôi đã đọc thời báo Epoch Times và vượt tường lửa xem Dongtaiwang.com. Tôi rất biết ơn Pháp Luân Công, bởi tôi đã tìm thấy phần mềm Freegate do Pháp Luân Công phát triển. Vì vậy tôi phải đến đây để bày tỏ lòng biết ơn của mình.”

Tống Thiếu Hoa cho biết, ông không dám lên tiếng ở Trung Quốc vì sợ sẽ bị ĐCSTQ đàn áp. Trong thời gian phong tỏa dịch bệnh COVID-19, bạo lực của ĐCSTQ đã được phơi bày một cách trần trụi. Ông cảm thấy rất chán nản và muốn rời khỏi đất nước này.

“Trước đây, tôi luôn trốn tránh ĐCSTQ và xã hội này. Tôi sợ bị đàn áp. Tôi rất nhát gan. Trong đợt dịch bệnh (COVID), tôi cảm thấy rất chán nản. Tôi nghĩ mình phải chạy trốn. Nếu không chạy trốn, tôi cảm thấy mình sẽ chết ở đó. Tôi nhất định phải trốn thoát.”

Ông nói rằng ông thực sự đã dùng từ “trốn thoát” để mô tả việc rời khỏi tổ quốc Trung Quốc của mình. “Tôi chỉ muốn trốn thoát, chứ không phải vì theo đuổi một cuộc sống tốt đẹp … Khi đến Hoa Kỳ, trái tim tôi cuối cùng cũng trở nên thanh thản. Tôi tìm thấy một nơi tự do, và cuối cùng tôi cũng dám lên tiếng.”

Ông nói rằng ở Trung Quốc, các học viên Pháp Luân Công và nhiều người dân tốt bụng đã bị đàn áp, bị buộc phải sống lang thang: “Tôi thông cảm nhưng tôi không có cách nào để bày tỏ điều đó. Bây giờ, khi ở trong một môi trường tự do, chúng ta phải dũng cảm lên tiếng vạch trần sự tà ác của ĐCSTQ. Không có ĐCSTQ, người dân Trung Quốc mới có được một cuộc sống tốt đẹp. Tất cả những tội ác xấu xa ở Trung Quốc đều bắt nguồn từ ĐCSTQ.”

Tống Thiếu Hoa rất mừng vì khi còn ở Trung Quốc, ông đã sớm vượt tường lửa Internet và đọc đượcCửu Bình về ĐCSTQ(9 bài bình luận về ĐCSTQ).

Ông nói: “Mọi người nên đọc cuốn sách này, từng chữ đều là thiên cơ, ngắn gọn và sâu sắc, rất hay. Sau khi đọc cuốn sách này, bạn mới có thể hiểu sâu hơn về bản chất của ĐCSTQ. Ngôn ngữ của cuốn sách này rất ngắn gọn, nhưng phần tóm tắt rất hay.

Người Trung Quốc đã bị hệ thống ĐCSTQ tẩy não từ mẫu giáo đến khi trưởng thành. May mắn thay, cuối cùng chúng ta cũng nhận ra sự tà ác của họ. Tôi muốn cảm ơn Pháp Luân Công, vì vậy khi đi trên đường, tôi thích trò chuyện với các chị ở quầy của Pháp Luân Công.”

Ông Tống Thiếu Hoa đã tham gia cuộc diễu hành kỷ niệm 24 năm do Pháp Luân Công tổ chức tại Khu phố Tàu, Manhattan, New York vào ngày 15/7.

Không giống như các cuộc tuần hành trước đó, có nhiều người không phải học viên Pháp Luân Công như ông Tống Thiếu Hoa cũng tham dự. Họ gia nhập vào hàng ngũ của các học viên Pháp Luân Công, giương cao các biểu ngữ và khẩu hiệu bày tỏ sự ủng hộ đối với Pháp Luân Công và thoái ĐCSTQ.

Ông Tống cũng đưa Lý Ninh, một người bạn vượt biên vừa đến Hoa Kỳ, tham gia cuộc tuần hành. Lý Ninh cũng nói với phóng viên rằng khi lần đầu tiên đến Flushing, ông ấy cũng bị sốc trước tấm biển của Trung tâm thoái ĐCSTQ: “Giữa ban ngày ban mặt, lại viết rằng ĐCSTQ rất tà ác. Nếu ở Trung Quốc mà dám treo biển thế này sẽ là chuyện tày trời. Tôi đã lập tức chụp lại cảnh tượng này.”

Ông Tống Thiếu Hoa cũng giới thiệu với những người đồng hương cùng vượt biên khác về cảnh tượng mà ông cho là đáng chú ý nhất ở Flushing. “Tôi cũng chỉ cho những người vượt biên khác về tấm biển và quảng cáo này. Họ cảm thấy rất sốc sau khi nhìn thấy nó.”

Ông thậm chí còn đề xuất: “Biển báo ‘Thoái ĐCSTQ’ nên làm lớn hơn và hiệu quả hơn, để người Trung Quốc cảm thấy như họ đã tìm thấy nhà của mình khi nhìn thấy biển báo này.”

p3362501a332936172
Ông Lý Ninh, một người Trung Quốc vượt biên vừa đến Hoa Kỳ, đã tham gia cuộc tuần hành. (Ảnh: Lâm Đan / Trung tâm Thoái ĐCSTQ Toàn cầu)

Lâm Đan, Vision Times

  • Mời xem thêm video: Người Trung Quốc mạo hiểm vượt biên vào Mỹ tăng vọt