Anh Ethan Pease, nhân viên thời vụ của một nhà thầu phụ của Bưu điện ở Wisconsin, đã có mặt tại Washington vào ngày 1/12 để làm chứng trong buổi họp báo do “Dự án Amistad” của Công ty luật Thomas More Society tổ chức tại Washingtonrằng, bưu điện này đã yêu cầu thay đổi ngày trên dấu bưu điện của lá phiếu.

P1180461 600x400 1
Anh Ethan Pease, nhân viên tạm thời của một nhà thầu phụ của Bưu điện ở Wisconsin, đã có mặt tại Washington vào ngày 1/12 để làm chứng rằng Bưu điện này đã yêu cầu thay đổi ngày dấu bưu điện của lá phiếu. (Li Chen/ The Epoch Times).

Anh Pease bắt đầu làm việc cho bưu điện này vào ngày 26/8/2020, với tư cách là tài xế theo lộ trình và tài xế xe tải. Công việc của anh là lấy thư theo một lộ trình định sẵn, sau đó chuyển đến Dịch vụ Thư tín Thống nhất (UMS – United Mailing Services, một nhà thầu phụ của USPS) để phân loại và đo lường.

“Vào tháng 9 hoặc tháng 10, tôi bắt đầu chuyển các lá phiếu qua đường bưu điện từ UMS đến Bưu điện USPS.” Đây là một phần công việc giao phát buổi tối của anh.

Anh cho biết, ngày 2/11, một ngày trước hôm bầu cử, anh nhận thấy trong thùng đựng phiếu lần này chỉ có một lá phiếu cần gửi. Sang ngày 3/11 (Ngày bầu cử) anh thậm chí không tìm thấy lá phiếu nào trong thùng.

“Vào ngày 4/11, một quản lý cấp cao của bưu điện tên là Montee hỏi tôi rằng liệu tôi có để quên bất kỳ phiếu bầu nào vào đêm hôm trước hay không.”

“Montee giải thích, ‘Một lệnh từ chi nhánh Wisconsin/ Illinois của bưu điện USPS nói rằng 100.000 phiếu bầu bị mất tích.”

Montee nói với anh rằng bưu điện đã cử nhân viên đi tìm những lá phiếu bị mất tích vào khoảng 4 giờ sáng. Nhưng, chỉ có bảy hoặc tám lá phiếu được tìm thấy tại bưu điện UMS.

Tuy nhiên, cách giải thích của Montee không thể thuyết phục được Pease. Anh nói, “Dựa trên kinh nghiệm trước đây của tôi và thói quen liên tục kiểm tra phiếu bầu, tôi nghĩ đây là một lời nói dối.”

Ngày hôm sau, đã xảy ra một chuyện thậm chí còn kinh ngạc hơn. “Ngày 5/11/2020, tôi có một cuộc trò chuyện với một nhân viên USPS khác. Tên cô ấy là Rachel.”

“Trong cuộc trò chuyện, cô ấy thừa nhận rằng các nhân viên USPS đã được lệnh sửa lại ngày nhận của các lá phiếu đến muộn để được tính là hợp pháp.”

Pease nói rằng anh đã hỏi Rachel rằng liệu anh có “gặp rắc rối vì vấn đề của phiếu bầu (bị mất tích) vào đêm hôm đó không”.

“Không, anh sẽ không sao cả”, Rachel nói rằng, chỉ cần thêm 100.000 phiếu bầu nữa, “miễn sao họ sửa lại là ngày 3/11 là được. Đó là lý do tại sao họ muốn chúng ta làm điều này.”

Pease cho biết, anh đã không phản ánh chuyện này cho giám đốc USPS vào thời điểm đó, vì dựa trên quan sát của mình, anh cảm thấy “bưu điện USPS có thái độ thù địch đối với Tổng thống Trump và sự coi thường rõ ràng đối với luật pháp”.

“Tôi nghe nhân viên của bưu điện nói đùa về việc lấy ra những phiếu bầu qua thư của Trump và ném chúng đi”, Pease kể lại.

Pease tuyên bố rằng, bản thân mình không phải là người ủng hộ ông Trump cũng không phải là người ủng hộ ông Biden. Anh nói, “Thực ra, tôi không bỏ phiếu cho bất kỳ ứng cử viên tổng thống chính nào.”

“Tuy nhiên, trong cuộc bầu cử tổng thống, một chuyện vô cùng sai trái đã xảy ra ở Wisconsin, và người dân Mỹ có quyền biết điều này.”

Trước anh Pease còn có câu chuyện về anh Richard Hopkins, 32 tuổi là một nhân viên bưu tá của Bưu Điện Hoa Kỳ tiểu bang Pennsylvania. Người cũng đã dũng cảm đứng ra tố cáo với tổ chức Project Veritas về việc Bưu Điện ra lệnh cho nhân viên đóng dấu lùi ngày các thư phiếu bầu để gian lận. Sau đó,  anh Richard bị đặc vụ điều tra hăm dọa phải đi rút tố cáo. Tuy nhiên anh đã không rút lui và kiên trì bảo vệ công lý. Kết quả anh bị mất việc, bị cho nghỉ không lương. Sau đó, anh phải lên Internet quyên tiền để sống và anh đã quyên được 233.000 Đôla.

Bảo Minh (t/h)

Xem thêm: