Những món quà mà Chính quyền Biden đã đang trao cho Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong chỉ hai năm qua không có gì khác hơn là quá đắt và thường gây tổn hại cho nước Mỹ.

Những món quà đó bao gồm: hủy chương trình Sáng kiến Trung Quốc vốn đang đối phó với hoạt động gián điệp của ĐCSTQ trên đất Mỹ; cho phép khinh khí cầu do thám của ĐCSTQ thoải mái lởn vởn trên các cơ sở hạt nhân và quân sự chính của Mỹ để thu thập thông tin nhạy cảm gửi về cho Bắc Kinh trực tiếp theo thời gian thực; cho phép chủ đất của ĐCSTQ (không có chủ đất tư nhân tại Trung Quốc) mua sạch đất nông nghiệp Mỹ – đặc biệt các khu đất gần các căn cứ quân sự Mỹ – cùng với khả năng kiểm soát phân phối thực phẩm bên trong nước Mỹ hoặc thao túng các vụ mùa; đầu độc đến chết hơn 100.000 người Mỹ mỗi năm với fentanyl và các loại ma túy khác; đặt ít nhất 6 đồn cảnh sát của ĐCSTQ bên trong các thành phố của Mỹ; lảng tránh trách nhiệm lừa dối về nguồn gốc và lây lan COVID-19; bỏ qua thu thập dữ liệu và tuyên truyền tới trẻ em Mỹ bằng ứng dụng TikTok; không làm gì khi ĐCSTQ thiết lập các cơ sở hải quân và quân sự khác tại Thái Bình Dương, Campuchia, Guinea Xích đạo, châu Phi, Djibouti, Sri Lanka, Ấn Độ Dương, Biển Đỏ, Mexico, Argentina và đã đang thiết lập sự hiện diện đáng kể ở cả hai bờ Kênh Panama. Chính quyền Biden cũng đã đang ngồi yên và chỉ xem khi ĐCSTQ thiết lập ảnh hưởng của nó không chỉ ở khắp Mỹ Latinh, mà còn ở khắp Caribe, cũng như xây dựng một cơ sở huấn luyện quân sự tại bờ bắc của Cuba.

Bây giờ, Chính quyền Biden đang có ý định chi tiêu hơn nửa nghìn tỷ USD vào “năng lượng sạch và hành động khí hậu trong một thập kỷ tới”, theo Bộ Năng lượng.

Số tiền chi tiêu đó được cho là sẽ bao gồm các dự án về biến đổi khí hậu và các khoản đầu tư vào năng lượng tái tạo, chẳng hạn như các tấm pin mặt trời và tua-bin gió.

Vấn đề là: Những chính sách này tất cả đều là những món quà cho Trung Quốc.

Về năng lượng mặt trời, theo S&P Global, Trung Quốc sản xuất khoảng 70% đến 98% nguyên liệu thô dựa trên silicon của thế giới và các linh kiện khác cho pin mặt trời – một sự độc quyền vững chắc trên toàn thế giới.

Theo Bộ Năng lượng Mỹ: “Từ khi Tổng thống Biden bước vào nhiệm sở, gần 5 tỷ USD về đầu tư sản xuất pin mặt trời đã được loan báo, trong đó có 47 nhà máy sản xuất. Nhìn chung, những khoản đầu tư này là đủ để cung cấp điện cho thêm 7 triệu hộ gia đình mỗi năm”.

Sẽ mất thời gian cực kỳ lâu trước khi Mỹ có thể sản xuất bất cứ thứ gì mà sách được với sự độc quyền hiện tại của Trung Quốc. Đó là lý do tại sao chính sách của Chính quyền Biden sẽ đem lại lợi ích cho Trung Quốc trong những năm tới.

Theo USA Facts: “Hầu hết pin mặt trời được nhập khẩu, với ¾ của sản lượng nhập khẩu đó có nguồn gốc từ các chi nhánh sản xuất của Trung Quốc tại các quốc gia Đông Nam Á. Bất chấp thuế nhập khẩu cao, Mỹ chưa theo kịp sự tăng trưởng sản xuất pin mặt trời và đã mất đi 80% thị phần toàn cầu từ năm 2009 đến năm 2019. Vào năm 2004, Mỹ chiếm khoảng 13% các chuyến hàng pin mặt trời toàn cầu, nhưng đã giảm xuống chỉ còn chiếm 0,5% vào năm 2017”.

Hơn nữa, đầu tư vào sản xuất pin mặt trời tại Mỹ là không đủ. Tình trạng này đã đang khiến công ty nghiên cứu năng lượng Wood Mackenzie đặt câu hỏi rằng liệu thị trường Mỹ sẽ có thể đáp ứng được các mục tiêu cao ngất của chính quyền Biden hay không hay pin mặt trời sẽ chủ yếu đến từ Trung Quốc.

Ngoài ra, Chính quyền Biden đã đang đặt cược lớn vào xe điện. Mục tiêu là 50% xe mới được bán ra tại Mỹ vào năm 2030 nên là xe điện. Vấn đề là: Điều đó cũng trực tiếp đem lại lợi ích cho Trung Quốc. Xe điện cần pin lithium-ion. Trung Quốc hiện gần như là độc quyền sản xuất pin lithium-ion trên toàn cầu. Năm 2020, Trung Quốc sản xuất 76% sản lượng pin lithium-ion toàn cầu. Mỹ sản xuất chỉ 8%. Một vấn đề khác là xe điện đắt, chỉ riêng thay bộ pin của xe điện có thể tiêu tốn tới 18.000 USD và giá thành hiện đang tăng.

Chi phí trung bình của nguyên liệu thô, gồm lithium, nickel và cobalt là hơn 8.000 USD cho mỗi chiếc xe điện vào tháng 6/2022. Số tiền đó là tăng hơn 140% từ năm 2020, dẫn đến chi phí sản xuất một chiếc xe điện tăng 125% so với sản xuất một chiếc xe động cơ đốt trong. Bao nhiêu người tiêu dùng Mỹ có khả năng mua được những chiếc xe ô-tô đắt như thế? Hơn nữa, xe điện có xu hướng dễ bốc cháy. Nhưng không có vấn đề nào trong số đó dường như có thể làm phiền lòng Chính quyền Biden.

Về năng lượng gió, theo Bộ Năng lượng Mỹ: “Chính phủ Mỹ đã đang đặt ra mục tiêu tham vọng triển khai 30 gigawatt gió ngoài khơi vào năm 2030, đủ để cấp điện cho 10 triệu hộ gia đình, tạo ra 77.000 việc làm, và thúc đẩy đầu tư toàn chuỗi cung ứng. Bộ Năng lượng, thông qua kế hoạch năng lượng sạch của Tổng thống Biden, đã đang ủng hộ sáng kiến này với gần 50 triệu USD chi vào quỹ nghiên cứu, phát triển và chứng minh”.

Tuy nhiên, có nhiều vấn đề với tua-bin gió. Một vấn đề là Mỹ vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu nước ngoài để làm ra chúng, trong đó có nhập khẩu từ Trung Quốc. Một vấn đề khác là tua-bin gió gây hại cho động vật hoang dã như chim và cá voi.

Chính quyền Biden ngoài ra đã đang đặt mục tiêu đạt được cắt giảm 50-52% phát thải carbon từ các mức năm 2005 vào năm 2030 và toàn nền kinh tế phát thải khí nhà kính về không vào năm 2050. Chính quyền Biden cũng đã đang đặt ra mục tiêu “đạt được ngành điện không gây ô nhiễm carbon vào năm 2035”. Tất cả những biện pháp này rõ ràng trói chân Mỹ và giảm năng lực cạnh tranh của Mỹ, trong khi đó Trung Quốc vốn là quốc gia tiêu dùng nhiên liệu hóa thạch lớn nhất thế giới đã loan báo rằng đến năm 2030 nước này sẽ đạt mức đỉnh về phát thải khí carbon dioxide.

Trung Quốc năm ngoái đã xây các nhà máy điện đốt than nhiều hơn tất cả các nước khác trên thế giới xây dựng loại nhà máy điện này cộng lại, tương đương 2 nhà máy điện đốt than được xây mới tại Trung Quốc mỗi tuần. Thực tế, theo các tổ chức dữ liệu năng lượng Giám sát Năng lượng Toàn cầu (Global Energy Monitor) và Trung tâm Nghiên cứu về Năng lượng và Không khí sạch (Centre for Research on Energy and Clean Air), Trung Quốc đã tăng gấp 4 lần số lượng nhà máy điện than được phê duyệt năm 2022 so với năm 2021.

Cuối cùng, là một phần của các chính sách biến đổi khí hậu của Chính quyền Biden, Cơ quan Bảo vệ Môi trường đã đang đề xuất chương trình nhằm giới hạn các nhà máy điện đốt than và gas có thể được phát thải bao nhiêu khí carbon dioxide.

Đề xuất nêu trên có nghĩa rằng các nhà máy điện của Mỹ sẽ phải chuyển đổi cách thức mà họ vận hành, hoặc là phải tiêu tốn thêm hàng tỷ USD đầu tư vào thiết bị mới, hoặc phải đóng cửa hoàn toàn nhà máy.

Tất cả những chính sách của Tổng thống Biden gần như là may đo để giảm khả năng cạnh tranh của Mỹ trên trường quốc tế, trong khi lại trao cho Trung Quốc nhiều không gian hơn để phát triển nền kinh tế của họ và giành được lợi thế lớn hơn Mỹ.

Cũng nên nhắc lại rằng, theo ông John Kerry – đặc phái viên khí hậu của Chính quyền Biden, dù cho Mỹ có đơn phương làm bất cứ điều gì, nếu không có hành động tương tự từ Trung Quốc và các nền kinh tế lớn khác, thì hoàn toàn là vô nghĩa.

Ông Kerry vào tháng 1/2021 đã thừa nhận rằng ngay cả khi Mỹ sẽ giảm phát thải carbon về không, thì “gần 90% của khí thải toàn cầu trên hành tinh này đến từ bên ngoài biên giới Mỹ. Chúng ta có thể kéo phát thải carbon về không vào ngày mai và vấn đề này vẫn không được giải quyết”.

Tác giả: Robert Williams

Tân Bình biên dịch

(Xem bài gốc tiếng Anh đăng trên trang web của Viện Gatestone tại đây)