Hơn một tháng kể từ cuộc chiến Nga – Ukraine bùng nổ, nhiều di tích văn hóa ở Ukraine đã bị thiệt hại nặng nề, các di tích văn hóa của nhà soạn nhạc Nga Pyotr Ilyich Tchaikovsky ở Ukraine cũng bị tàn phá vì chiến tranh.

p3129531a112300825
Người dân Ukraine đăng ảnh trước và sau khi ngôi nhà của Tchaikovsky bị phá hủy. (Nguồn: Ảnh chụp màn hình Facebook Olena Butenko / Facebook)

Chiến tranh tàn phá, ngôi nhà của nhà soạn nhạc Tchaikovsky trở nên hoang tàn

Nhà soạn nhạc lãng mạn người Nga Pyotr Ilyich Tchaikovsky là một trong những đại diện nổi tiếng thế giới của văn hóa âm nhạc Nga. Khi còn sống, ông từng có thời gian ngắn sinh sống ở Trostyanets, một thị trấn ở đông bắc Ukraine.  Nhưng theo báo cáo, nơi ở cũ của nhà soạn nhạc “Hồ thiên nga” đã bị phá hủy bởi chiến hỏa của quân Nga.

Theo AFP đưa tin, biệt thự nơi ông Tchaikovsky từng sống trong một thời gian ngắn trong quá khứ giờ đã trở thành đống hoang tàn.

Theo báo cáo, ông Tchaikovsky đã từng sống ở Trostyanets một khoảng thời gian, và đây là nơi mà ông gọi là nhà. Sau một tháng bị Nga chiếm đóng, biệt thự nơi ở trước đây của ông cũng trở nên hoang tàn.

“Classic FM”, 1 trong 3 đài phát thanh quốc gia lớn ở Anh, đưa tin rằng Tchaikovsky sống trong biệt thự này ở Trosdianets vào độ 24 tuổi, coi đây là nhà, biến nó thành nhà của mình và chính tại đây, ông đã sáng tác bản nhạc giao hưởng mở màn của vở kịch “The Tempest” (1864). Ngày nay, ngôi nhà này cũng giống như phần còn lại của Trosdianets, đã trở thành đống đổ nát trong cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine.

Trostyanets là lãnh thổ của Đế chế Nga vào giữa những năm 1800, nơi ông Tchaikovsky, ở tuổi 24, đã hoàn thành bản giao hưởng đầu tiên của mình (The Storm, Op. 76). Đây là tác phẩm Tchaikovsky lấy cảm hứng từ vở kịch cùng tên của nhà viết kịch người Nga Aleksandr Ostrovsky, trong thời gian ông nghỉ hè.

Nơi ở trước đây của ông Tchaikovsky (1840-1893), bị tàn phá bởi chiến tranh, là một biệt thự ở Trostyanes, đông bắc Ukraine, ông sống ở đây vào năm 1864. Điểm độc đáo của tòa biệt thự là nó được gọi là sân hình tròn. Cấu trúc giống như lâu đài này được xây dựng vào năm 1749. Tại đây, Tchaikovsky đã sáng tác tác phẩm giao hưởng đầu tiên của mình, bản nhạc dạo đầu “The Storm, Op. 76”, và nơi đây từng được mô tả là nhà của ông. Vị trí của biệt thự là lãnh thổ của Đế quốc Nga vào thế kỷ 19. Nó từng bị biến thành phế tích vào thời Xô Viết, sau khi Ukraine thành lập, vị trí của biệt thự được chuyển đổi thành Bảo tàng Tchaikovsky, bên cạnh là Trường Âm nhạc Tchaikovsky dành cho trẻ em và Công viên với tượng đài của ông. Vài năm trước, nơi đây được xây dựng lại với sự tài trợ của Liên minh Châu Âu. Hàng năm, Lễ hội âm nhạc Tchaikovsky để kỷ niệm mối quan hệ văn hóa với Nga cũng được tổ chức tại đây.

Có thông tin cho rằng quân đội Nga đã chiếm đóng thành phố này vào ngày 1/3, và quân đội Ukraine đã tái chiếm thành phố vào ngày 26/3 sau một trận giao tranh ác liệt với quân đội Nga. Sau đó, người ta nhận ra địa điểm văn hóa này đã bị hư hại nghiêm trọng. Trong đó có cửa của bảo tàng lịch sử đã bị phá vỡ, một bộ phận đồ sưu tập bị hưng hỏng, nhưng sân hình tròn đặc trưng và đài kỷ niệm của công viên may mắn còn tồn tại, dù vậy những mảnh bom đạn rải rác khắp nơi và đang chờ được kiểm tra.

Hai mặt của hình thái ý thức chiến tranh: Quốc gia phương Tây “xóa sổ” Nga

Ông Tchaikovsky là một ‘nhạc sĩ báu vật quốc gia’ của Nga, nhưng một số dàn nhạc trên thế giới đã từ chối chơi các bản nhạc của vị nhạc sĩ cũng có mối quan hệ sâu sắc với Ukraine này, khi Nga bị trừng phạt bởi các lệnh trừng phạt quốc tế vì khai chiến với Ukraine.

Ngày 25/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chỉ trích “văn hóa xóa sổ” của phương Tây, đồng thời cho rằng “không thể tưởng tượng nổi” chuyện như vậy lại xảy ra ở Nga.

Ngày 25/3, ông Putin đã gặp gỡ giới tinh hoa văn hóa Nga, trong một cuộc họp qua truyền hình, ông Putin nói rằng phương Tây “đang cố gắng xóa sổ nền văn hóa thiên niên kỷ của chúng ta, xóa sổ nhân dân của chúng ta”, “họ đang tham gia vào văn hóa xóa sổ, và thậm chí xóa tên của Tchaikovsky, Shostakovich và Rachmaninov khỏi áp phích. Các nhà văn và sách của Nga hiện đã bị xóa sổ”.

Ông Putin không quên nhắc đến Đức Quốc xã một lần nữa, nói rằng “lần cuối cùng Đức Quốc xã phát động chiến dịch gây phản cảm khi tiêu hủy các tác phẩm văn học trên quy mô lớn như vậy ở Đức là cách đây gần 90 năm.” Chính quyền Nga vẫn luôn lấy việc hỗ trợ Ukraine “loại bỏ phát xít hóa” làm lý do để điều động binh lính đến Ukraine.

Giới tinh hoa văn hóa Nga gần đây đã bị “xóa sổ”: ông Valery Gergiev, chỉ huy trưởng của Nhà hát Mariinsky Nga, đã liên tiếp bị Dàn nhạc giao hưởng Rotterdam (Hà Lan) và Dàn nhạc giao hưởng Munich (Đức) hủy hợp đồng vì từ chối bày tỏ quan điểm của mình về cuộc xâm lược của Nga đối với Ukraine, đồng thời vì ông có mối quan hệ thân thiết với chính quyền Putin.

Ngoài ra, do sự nhạy cảm của tình hình, các tác phẩm của một số nghệ sĩ Nga đã qua đời cũng tạm thời bị từ chối. Dàn nhạc giao hưởng Cardiff đã hủy buổi hòa nhạc của nhà soạn nhạc người Nga Tchaikovsky dự kiến ​​diễn ra vào ngày 18/3 tại St David’s Hall ở trung tâm thành phố Cardiff, xứ Wales. Quyết định này đã vấp phải sự phê bình rộng rãi trong giới văn hóa phương Tây. Có người hình dung động thái của đoàn nhạc “sánh ngang với Phát xít đốt sách“, trong khi những người khác chỉ ra rằng Tchaikovsky đã dành nhiều thời gian ở Ukraine, và trong tác phẩm của ông ấy có lồng ghép nhiều câu chuyện và âm nhạc dân gian Ukraine.

Dàn nhạc sau đó cho biết, họ tin rằng việc biểu diễn các tiết mục của các nhà soạn nhạc Nga vào thời điểm Nga xâm lược Ukraine là không phù hợp, còn có người nhà của một thành viên trong đoàn nhạc cũng bị cuốn vào khói lửa chiến tranh. Ngoài ra, dàn nhạc cũng lo ngại rằng tiết mục gốc “Giao hưởng số 2, cung Đô thứ , Op. 17”, có biệt danh “nước Nga nhỏ“, có thể xúc phạm người Ukraine (trước đây Ukraine thường được gọi là “nước Nga nhỏ“, nhưng thuật ngữ này giờ đã có nhiều ý nghĩa xấu, ám chỉ những người Ukraine không có ý thức dân tộc).

Tuy nhiên, không chỉ ở phương Tây, mà ở Nhật Bản, nhiều buổi hòa nhạc đã hủy biểu diễn các bản nhạc chiến thắng của chiến tranh Nga. Phòng hòa nhạc Biwako (thành phố Otsu) thuộc Nhà hát nghệ thuật tỉnh Shiga, Nhật Bản, ngày 12/3 thông báo rằng bản nhạc dạo “1812″ của Tchaikovsky ban đầu dự kiến ​​biểu diễn tại Lễ hội âm nhạc cổ điển năm nay đã bị hủy bỏ và thay thế bằng chương trình biểu diễn bài thơ giao hưởng “Pine of Rome” của nhà soạn nhạc Respighi, người Ý. Ryujiri Numajiri, giám đốc nghệ thuật của phòng hòa nhạc, nói: “Tchaikovsky không có tội, nhưng tôi không nghĩ [bây giờ] có thể chơi giai điệu chiến thắng của Nga.”

Ông Putin cũng nói một cách mỉa mai trong cuộc họp ngày 25/3: “Gần đây họ đã xóa sổ tác giả thiếu nhi Joanne Rowling, người có cuốn sách bán được hàng trăm triệu bản trên toàn thế giới, nhưng không thỏa mãn cái gọi là hâm mộ tự do giới tính.”

Vào năm 2020, bà Joanne Rowling đã đăng lại một bài viết thảo luận về kinh nguyệt và điều kiện vệ sinh trên Twitter cá nhân của mình. Vì tiêu đề bài viết cố tình không sử dụng chữ “phụ nữ” để chỉ “những người có kinh nguyệt“, đã gây ra phản ứng dữ dội trong cộng đồng LGBTQ (không chỉ phụ nữ mới có kinh nguyệt, nam giới sau khi phẫu thuật chuyển giới cũng có kinh nguyệt). Những người chuyển giới cho rằng bà Joanne Rowling loại trừ công nhận thân phận “phụ nữ” của họ. Các nhà phê bình đã cáo buộc bà mắc chứng sợ chuyển giới, nhưng bà đã phủ nhận cáo buộc này.

Ông Putin nói: “Không thể tưởng tượng được điều đó lại xảy ra như vậy ở đất nước chúng ta, vì nền văn hóa của chúng ta, chúng ta có những đảm bảo về điều đó.” Ông cũng nói rằng không có vấn đề khoan nhượng đối với phân biệt chủng tộc ở Nga. “Trong nhiều thế kỷ, hàng chục dân tộc đã sống cùng nhau.”

Năm ngoái, khi ông Putin được hỏi ông có nhìn nhận thế nào về “các vấn đề trong xã hội phương Tây”, “văn hóa xóa sổ” và quan điểm về giới của Joanne Rowling. Ông Putin nói rằng ông “tuân theo cách tiếp cận truyền thống – phụ nữ là phụ nữ, đàn ông là đàn ông, và mẹ là mẹ, cha là cha”. Ông cũng ví sự đa dạng về giới và chuyển giới như một loại virus corona mới, cho rằng “những rắc rối mới đã xuất hiện, chúng ta không thể né tránh và cần phải tìm ra những cách hiệu quả để đối phó với chúng.”

Ông Andrei Kolesnikov, một nhà phân tích chính trị tại Trung tâm Carnegie Moscow, một tổ chức nghiên cứu tư vấn của Nga, cho biết cuộc nói chuyện của ông Putin với giới tinh hoa văn hóa Nga hôm 25/3 nhằm cho xã hội Nga thấy rằng 4 tuần sau khi Moscow xâm lược Ukraine, phương Tây đang tiến hành một cuộc chiến văn hóa song song chống lại Nga. “Ông Putin muốn nói với người Nga rằng họ cũng đang bị bao vây, về mặt văn hóa cũng bị bao vây như thế. Theo quan điểm của ông, phương Tây đang tiến hành một cuộc chiến tranh tàn khốc với các giá trị truyền thống của Nga.”