Trong chuyến thăm của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tới Úc từ ngày 20/3 – 21/3, các học viên Pháp Luân Công tại đây đã tổ chức mít tinh ở Canberra và Sydney, để phản đối cuộc đàn áp gần 25 năm của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), và kêu gọi Chính phủ Úc đừng hy sinh nhân quyền, tự do và các giá trị phổ quát khác vì lợi ích kinh tế.

id14207694 88db111e058709eb76dd2eb58b31c212 600x400 1
Ngày 20/3/2024, học viên Pháp Luân Công ở Úc tập trung trước Quốc hội ở thủ đô Canberra để phản đối cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc. (Ảnh: An Bình Nhã / Epoch Times)

Khi Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đến thăm Sydney, các học viên Pháp Luân Công đã đến đây với hy vọng thu hút sự chú ý của chính phủ Úc về tội ác vi phạm nhân quyền tàn bạo của ĐCSTQ.

Sáng ngày 21/3, các học viên Pháp Luân Công ở Sydney đã tổ chức mít tinh trước Tòa thị chính.

Tiến sĩ Lucy Zhao, Chủ tịch Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Úc, phát biểu tại cuộc mít tinh rằng cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ đã kéo dài liên tục suốt 25 năm.

id14207703 44751aff1fd9e942c1bd3d216e38139a 600x400 1
Ngày 21/3/2024, Tiến sĩ Lucy Zhao, Chủ tịch Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Úc, phát biểu tại cuộc mít tinh. (Ảnh: An Bình Nhã / Epoch Times)

Tiến sĩ Lucy Zhao nói: “Lần này khi Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đến thăm Úc, chúng tôi hy vọng rằng Úc và ông ấy không chỉ thảo luận về vấn đề thương mại. Thương mại rất quan trọng, nhưng chúng ta không thể hy sinh nhân quyền, nhân phẩm và sinh mạng vì tiền bạc và thương mại”.

Bà giới thiệu rằng Pháp Luân Công là một phương pháp tu luyện ôn hòa của Phật gia, dưới sự chỉ đạo của nguyên lý “Chân – Thiện – Nhẫn”, có tác dụng kỳ diệu trong việc giữ gìn và khôi phục sức khỏe.

Sau khi được phổ truyền ở Trung Quốc vào năm 1992, chỉ trong vài năm đã có hàng trăm triệu người tập luyện. Điều này làm dấy lên sự ganh tỵ và lo ngại của cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân. Ông ta đã phát động chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công vào tháng 7/1999.

Bà Zhao nói: “Hàng triệu gia đình phải ly tán. Nhiều học viên Pháp Luân Công vô tội đã bị đưa đến các trung tâm giam giữ, nhà tù, bệnh viện tâm thần, thậm chí họ còn bị thu hoạch nội tạng ngay khi còn sống để kiếm lợi. Tội ác tàn bạo này đã diễn ra suốt 25 năm, một khoảng thời gian quá dài”.

Bà kêu gọi: “Tôi hy vọng Chính phủ Úc, các chính trị gia, công chúng và giới truyền thông sẽ chú ý đến sự tàn bạo về nhân quyền này ở Trung Quốc, và mạnh mẽ yêu cầu chính quyền Trung Quốc chấm dứt cuộc đàn áp Pháp Luân Công đã kéo dài 25 năm.”

id14207704 3e6dcd2a7675017b5b676e77f4f5a1d4 600x400 1
Ngày 21/3/2024, ông Triệu Hiểu Cương, một nhà hoạt động dân chủ kỳ cựu, phát biểu tại cuộc mít tinh. (Ảnh: An Bình Nhã / Epoch Times)

Ông Triệu Hiểu Cương, một nhà hoạt động dân chủ cấp cao, phát biểu tại cuộc mít tinh rằng Úc không nên vì thương mại mà cúi đầu trước ĐCSTQ.

Ông nói: “Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, Úc đã hiểu rõ rằng ĐCSTQ là một đối tác thương mại rất không đáng tin cậy. Bất cứ lúc nào họ cũng có thể vì mục đích chính trị, mà sử dụng các biện pháp thương mại để gây áp lực (lên các quốc gia khác). Vì vậy, Úc không nên tiếp tục ảo tưởng, mà nên khai thác thêm các thị trường khác, và hết sức cẩn thận với ĐCSTQ. Bởi vì hôm nay bạn cúi đầu trước họ, thì ngày mai họ cũng sẽ dùng thủ đoạn để ức hiếp và trấn áp bạn nhiều hơn.”

id14207695 480193cedc1b92faa9743dab2cc98544 600x400 1
Ngày 21/3/2024, học viên Pháp Luân Công ở Sydney tập trung trước Tòa thị chính để phản đối cuộc đàn áp của ĐCSTQ. (Ảnh: An Bình Nhã / Epoch Times)
id14207702 L1440318 600x400 1
Ngày 21/3/2024, học viên Pháp Luân Công ở Sydney tập trung trước Tòa thị chính để phản đối cuộc đàn áp của ĐCSTQ. (Ảnh: An Bình Nhã / Epoch Times)

Tại cuộc mít tinh vào ngày 21/3, nhiều học viên Pháp Luân Công đã nói về những trải nghiệm bị bức hại mà gia đình và người thân của họ phải chịu đựng.

Ngoài việc khiến người dân Úc coi trọng nhân quyền và tự do của mình hơn, các học viên Pháp Luân Công còn hy vọng Chính phủ Úc có thể làm nhiều hơn nữa, để đảm bảo quyền tự do ngôn luận và tôn giáo. Nhiều người dân có mặt tại hiện trường đã ký tên thỉnh nguyện, bày tỏ sự ủng hộ của họ đối với Pháp Luân Công.

id14207693 d58be3ed6281f3582f613a6dc4e70f5b 600x400 1
Ngày 21/3/2024, trước Tòa thị chính, học viên Pháp Luân Công ở Sydney nói rõ sự thật về Pháp Luân Công cho những người đi ngang qua và thu thập chữ ký. (Ảnh: An Bình Nhã / Epoch Times)
id14207692 a4dac33fcc3d38b5e75826309c8c27e4 600x740 1
Ngày 21/3/2024, cư dân bang Tasmania của Úc, cô Jennifer Manison, đi ngang qua cuộc biểu tình. (Ảnh: An Bình Nhã / Epoch Times)

Đoàn xe của ông Vương Nghị thường xuyên vấp phải sự phản đối

Sau cuộc mít tinh ngày hôm đó, các học viên Pháp Luân Công đã đi đến trụ sở của Quốc hội New South Wales, nơi ông Vương Nghị gặp Thống đốc Chris Minns của bang New South Wales.

Khi đoàn xe của ông Vương Nghị đi ngang qua, các học viên Pháp Luân Công đứng chật kín hai bên đường, giương biểu ngữ. Họ hô vang các khẩu hiệu như “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo”“Chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công”.

id14207701 ec209e8e2b18eb69c4a0b949351f419c 600x340 1
Ngày 21/3/2024, xe của ông Vương Nghị đi ngang qua các biểu ngữ của học viên Pháp Luân Công. (Ảnh: Video chụp màn hình)
id14207714 L1440242 600x400 1
Ngày 21/3/2024, học viên Pháp Luân Công ở Sydney phản đối cuộc đàn áp của ĐCSTQ tại Tòa nhà Quốc hội ở New South Wales, Úc. (Ảnh: An Bình Nhã / Epoch Times)
id14207713 71ff5f0cd8d851de465615a43f1fcc9c 600x330 1
Ngày 20/3/2024, học viên Pháp Luân Công ở Úc tập trung trước Tòa nhà Quốc hội ở thủ đô Canberra, kể về trải nghiệm bị bức hại của gia đình họ (Ảnh: An Bình Nhã / Epoch Times)
Phap Luan Cong 1 1
Ngày 20/3/2024, học viên Pháp Luân Công ở Úc tập trung trước Tòa nhà Quốc hội ở thủ đô Canberra. (Ảnh: An Bình Nhã / Epoch Times)

Ngày 20/3, học viên Pháp Luân Công từ nhiều nơi ở Úc đã tập trung tại thủ đô Canberra, để tổ chức mít tinh phản đối cuộc đàn áp của ĐCSTQ, và kêu gọi Chính phủ Úc không đánh đổi nhân quyền lấy lợi ích thương mại.

Vào sáng sớm, các học viên Pháp Luân Công giăng biểu ngữ ở phía trước và phía sau Khách sạn Hyatt tại thủ đô Canberra, nơi ông Vương Nghị ở, và biểu tình một cách ôn hòa.

Sau đó, họ đã tổ chức mít tinh trước Quốc hội. Vào buổi chiều, họ giăng biểu ngữ tại nhiều ngã tư đi qua Quốc hội và tại khách sạn Hyatt. Đoàn xe của ông Vương Nghị đã đi qua những nơi này nhiều lần.

id14207925 b6b138bd5535a13ce4093cbd9e488824 600x400 1
Ngày 20/3/2024, học viên Pháp Luân Công ở Úc giăng biểu ngữ tại khách sạn Hyatt, thủ đô Canberra của Úc, nơi Vương Nghị ở, và trước Tòa nhà Quốc hội Úc. (Ảnh: An Bình Nhã / Epoch Times)

Ngày 20/3/2024, Bộ trưởng Ngoại giao Úc Penny Wong đã không đề cập đến Pháp Luân Công trong vấn đề nhân quyền nêu ra với ông Vương Nghị. Ông John Deller, người phát ngôn của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Úc, bày tỏ sự thất vọng.

Cựu nhà ngoại giao ĐCSTQ Trần Dụng Lâm cho biết: “Chính phủ Đảng Lao Động (Úc) chỉ đưa ra những nhận xét hời hợt về các vấn đề nhân quyền. Trên thực tế, họ đang đánh đổi thương mại lấy nhân quyền, nhìn chung thái độ rất mềm mỏng. Người dân hiện nay có nhiều ý kiến ​​về nền kinh tế, vì vậy họ đang nỗ lực trong vấn đề này.”

Cùng ngày, Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Úc đã đưa ra một tuyên bố rằng: “Các học viên Pháp Luân Công là nhóm bị bức hại lớn nhất ở Trung Quốc. Kể từ tháng 7/1999, cuộc đàn áp kéo dài 25 năm đối với các học viên Pháp Luân Công của ĐCSTQ đã vi phạm các hiệp ước nhân quyền quốc tế”.

Tuyên bố kêu gọi: “ĐCSTQ phải ngay lập tức chấm dứt cuộc đàn áp Pháp Luân Công, ngừng thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống, và thả tất cả thành viên trong gia đình của các học viên Pháp Luân Công người Úc ở Trung Quốc Đại Lục”.