Hôm thứ Hai (1/1), Tòa án tối cao Israel bác bỏ một phần quan trọng trong cải cách tư pháp gây tranh cãi của Thủ tướng Benjamin Netanyahu. Quyết định này có nguy cơ mở lại cuộc chiến chống Hamas trước đây của nước này. Cuộc chiến được châm ngòi bởi các cuộc tấn công xuyên tại biên giới của Hamas.

GettyImages 1692259201 scaled
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tham dự cuộc họp nội các hàng tuần tại văn phòng của ông ở Jerusalem vào ngày 27 tháng 9 năm 2023. (Ảnh ABIR SULTAN/POOL/AFP, Getty Images)

Phán quyết của tòa án hôm thứ Hai (1/1) có nguy cơ khơi lại những căng thẳng vốn đã gây ra nhiều tháng biểu tình rầm rộ chống lại chính phủ, và làm lung lay sự gắn kết của quân đội hùng mạnh này.

Thủ tướng Netanyahu không có phản ứng ngay lập tức.

Trong phán quyết hôm thứ Hai (1/1), tòa án đã suýt lật ngược một đạo luật được thông qua vào tháng 7, ngăn cản các thẩm phán đảo ngược những quyết định của chính phủ mà họ cho là “vô lý”.

Những người phản đối cho rằng nỗ lực của ông Netanyahu nhằm loại bỏ các tiêu chuẩn hợp lý, đã mở ra cơ hội cho tham nhũng và việc bổ nhiệm không đúng đắn những thân tín không đủ tiêu chuẩn của ông vào các vị trí chủ chốt.

Đây là luật đầu tiên trong kế hoạch cải cách hệ thống tư pháp của Israel. Cuộc cải cách này đã bị đình trệ sau cuộc tấn công của Hamas vào ngày 7/10, khiến 1.200 người chết và 240 người bị bắt làm con tin. Israel ngay lập tức tuyên chiến và đang tiến hành cuộc tấn công mà các quan chức y tế Palestine cho biết đã giết chết gần 22.000 người ở Gaza.

Trước đó, lãnh đạo phe đối lập, cựu Thủ tướng Yair Lapid cảnh báo: “Nếu kế hoạch cải tổ được thông qua, nền kinh tế Israel sẽ bị thiệt hại nghiêm trọng, các công ty thành công nhất sẽ rời khỏi đây, cơ sở quốc phòng sẽ bị tổn hại, các binh sĩ Israel sẽ gặp rủi ro pháp lý, liên minh với Mỹ sẽ chấm dứt”.

Lãnh đạo Đảng Thống nhất Quốc gia, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Benny Gantz lại nêu bật mối đe dọa an ninh khi cho rằng Israel đang ở trong “chảo lửa”, nhưng liên minh cầm quyền lại tập trung nỗ lực vào việc “chia rẽ người dân và phá hủy nền dân chủ”.

Trong quyết định áp đảo 8 phiếu so với 7 phiếu, thẩm phán Tòa án Tối cao đã hủy bỏ luật này. Vì nó gây ra tác hại nghiêm trọng chưa từng có đối với đặc điểm cốt lõi của Nhà nước Israel với tư cách là một nền dân chủ.

Các thẩm phán cũng bỏ phiếu với tỷ lệ 12 phiếu so với 3 phiếu, rằng họ có thẩm quyền hủy bỏ “Luật cơ bản”, đạo luật chính đóng vai trò là hiến pháp của Israel.

Đây là một đòn giáng mạnh vào Thủ tướng Netanyahu và các đồng minh theo đường lối cứng rắn của ông. Họ cho rằng cơ quan lập pháp quốc gia, chứ không phải tòa án tối cao, phải có tiếng nói cuối cùng về tính hợp pháp của pháp luật và các quyết định quan trọng khác. Các thẩm phán cho biết Knesset (Quốc hội Israel) không có quyền lực “toàn năng”.

Ông Netanyahu và các đồng minh của ông đã công bố kế hoạch cải cách sâu rộng của họ ngay sau khi nhậm chức từ một năm trước. Kế hoạch này kêu gọi hạn chế quyền lực của các thẩm phán, từ việc hạn chế khả năng của Tòa án Tối cao trong việc xem xét các quyết định của quốc hội, đến việc thay đổi cách bổ nhiệm thẩm phán.

Thủ tướng và các đồng minh của ông cho biết, những thay đổi này nhằm mục đích củng cố nền dân chủ, bằng cách hạn chế quyền lực của các thẩm phán không được bầu chọn, và trao nhiều quyền lực hơn cho các quan chức được bầu.

Tuy nhiên, những người phản đối coi cuộc cải tổ này là hành động giành quyền lực của ông Netanyahu, người đang bị xét xử về tội tham nhũng và tấn công các cơ quan quản lý chủ chốt.

Trước chiến tranh Israel-Hamas, hàng trăm ngàn người Israel đã xuống đường mỗi tuần để phản đối chính phủ. Những người biểu tình bao gồm quân nhân dự bị, cả phi công chiến đấu và thành viên của các đơn vị tinh nhuệ khác. Họ cho biết sẽ từ chối đáp ứng lệnh gọi nhập ngũ nếu cải cách được thông qua. Lực lượng dự bị là xương sống của quân đội Israel.

Trong khi lực lượng dự bị nhanh chóng quay trở lại làm nhiệm vụ sau vụ tấn công ngày 7/10 để thể hiện tình đoàn kết, vẫn chưa rõ hậu quả sẽ ra sao nếu các nỗ lực cải cách được tiếp tục. Nếu binh lính từ chối trình diện để làm nhiệm vụ, việc nối lại các cuộc biểu tình có thể làm suy yếu sự đoàn kết dân tộc và ảnh hưởng đến khả năng trực chiến của quân đội.

Theo thể chế của Israel, thủ tướng cai trị thông qua liên minh đa số trong Knesset. Điều này mang lại cho ông quyền kiểm soát hiệu quả các nhánh hành pháp và lập pháp của chính phủ.

Do đó, Tòa án tối cao đóng vai trò giám sát quan trọng. Các nhà bình luận cho rằng bằng cách làm suy yếu cơ quan tư pháp, ông Netanyahu và các đồng minh của ông đang tìm cách làm suy yếu cơ chế kiểm tra và cân bằng của Israel, cũng như củng cố sự thống trị của ông đối với nhánh chính phủ độc lập thứ ba.

Đồng minh của ông Netanyahu bao gồm một loạt các đảng tôn giáo và chủ nghĩa dân tộc cực đoan có chung nhiều bất bình với tòa án.

Họ đã kêu gọi tăng cường xây dựng các khu định cư ở Bờ Tây sông Jordan, sáp nhập lãnh thổ bị chiếm đóng, miễn trừ quân dịch vĩnh viễn cho những người đàn ông cực đoan chính thống, hạn chế quyền của người LGBTQ+ và người Palestine.

Trước đây, Hoa Kỳ đã kêu gọi ông Netanyahu gác lại các kế hoạch, và tìm kiếm sự đồng thuận rộng rãi trên phạm vi chính trị.

Phán quyết của tòa án được đưa ra khi Tổng thống Esther Hayut sắp nghỉ hưu và thứ Hai (1/1) sẽ là ngày làm việc cuối cùng của bà.

Bình Minh, theo AP