Tổng thống Vladimir Putin hôm thứ Sáu (3/11) tuyên bố rằng số lượng các ca phá thai tại Nga là vấn đề có thể cần đòi hỏi chính phủ can thiệp. Ông cũng đưa ra một số gợi ý về việc giải quyết vấn đề ông gọi là “nhức nhối” này. Duma Quốc gia (tức Hạ viện Nga) được cho là cũng đang thảo luận về một gói đề xuất sửa luật để thắt chặn hơn nữa các hạn chế phá thai.

Tổng thống Putin, trong cuộc họp tại đại hội của Viện Dân sự tập hợp 168 cơ quan tư vấn chịu trách nhiệm giám sát chính phủ hôm 3/11, đã nói rằng: “Tất nhiên, vấn đề phá thai là rất nhức nhối. Câu hỏi đặt ra là: Sẽ phải làm gì về vấn đề này?

Tổng thống gợi ý rằng chính phủ Nga có thể “cấm bán thuốc phá thai hoặc cải thiện tình hình kinh tế xã hội của đất nước, tăng mức phúc lợi, lương thực lĩnh, dịch vụ xã hội, và hỗ trợ các gia đình trẻ mua nhà”. Ông Putin nhấn mạnh rằng có rất nhiều cách để “hỗ trợ các bậc cha mẹ và trẻ em”.

Ông Putin khuyến cáo rằng vấn đề này có thể không đòi hỏi chiến lược chính phủ hoặc Hội đồng An ninh Quốc gia xử lý. Ông lưu ý “mọi người nên quan tâm đến công việc của chính mình”. Tuy nhiên, tổng thống Nga nói thêm rằng ông sẽ suy nghĩ về chuyện đó, “bởi vì vấn đề [phá thai] này là cực kỳ quan trọng đối với tương lai của đất nước chúng ta”.

Ông Putin nói với các đại diện của Viện Dân sự tham dự đại hội hôm 3/11 rằng nước Nga đã trải qua một cuộc khủng hoảng tỷ lệ sinh vào năm 1991, so với thời kỳ tỷ lệ sinh cao năm 1943. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng chính phủ liên bang đã đang làm được nhiều việc trong những năm gần đây để khuyến khích làm cha mẹ.

Theo số liệu thống kê chính thức của chính phủ Nga, số ca phá thai ở nước này đã đang giảm mạnh kể từ khi ông Putin lên cầm quyền, giảm từ 2,13 triệu ca năm 2000 xuống còn 506.000 ca vào năm 2022.

Duma Quốc gia Nga hiện đang thảo luận tại ủy ban về một gói sửa đổi các luật phá thai, trong đó có các đề xuất của Giáo hội Chính thống Nga.

Theo báo cáo của truyền thông Nga vào tháng trước, các đề xuất đang được Duma Quốc gia thảo luận bao gồm: yêu cầu sự đồng thuận của chồng hoặc các thành viên gia đình trước khi phá thai; giới hạn phá thai từ thai nhi ở vào thời điểm 12-22 tuần xuống còn từ 8-12 tuần; cấm các phòng khám tư nhân thực hiện dịch vụ phá thai; và trừng phạt hành vi “khuyến khích” hoặc “tuyên truyền” về phá thai.

Tỷ lệ sinh đẻ tại Nga hiện tại là 1,43. Tỷ lệ này là tương đương với tỷ lệ sinh đẻ trung bình ở châu Âu, nhưng thấp mức tỷ lệ 2,1 – mức yêu cầu cho việc ổn định dân số.

Hải Đăng (Theo RT)