Có quan điểm cho rằng, hiệu quả các biện pháp trừng phạt của phương Tây mà tiêu biểu là Mỹ còn hạn chế do việc các nước như Trung Quốc và Ấn Độ tiếp tục trao đổi kinh tế và thương mại với Nga, cũng như việc trốn tránh các hạn chế thương mại dầu mỏ đã giúp nền kinh tế Nga không sụp đổ.

GettyImages 1248943675
Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Điện Kremlin ở Moscow vào ngày 21/3/2023. (Nguồn ảnh: SERGEI KARPUKHIN/SPUTNIK/AFP qua Getty Images)

Ngày 23/3 nhân kỷ niệm 2 năm cuộc chiến Nga xâm lược Ukraine bên cạnh đó là vấn đề cái chết bất ngờ của thủ lĩnh đối lập Nga Navalny (trong tù), Mỹ đã công bố các lệnh trừng phạt bổ sung đối với Nga liên quan gần 600 thực thể và cá nhân, bao gồm các tổ chức tài chính, quan chức chính phủ và giám đốc điều hành doanh nghiệp. Tuy Mỹ và châu Âu đã áp đặt nhiều đợt trừng phạt kể từ khi chiến tranh bùng nổ, nhưng Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nga trong năm nay sẽ đạt 2,6%, cao hơn mức 2,1% của năm ngoái.

Theo WSJ, làn sóng trừng phạt mới nhất của Mỹ cho thấy chính quyền Tổng thống Mỹ Biden có những lựa chọn hạn chế để đưa ra những phản ứng cần thiết, thêm nữa là gặp khó khăn với dự luật hỗ trợ Ukraine đến nay vẫn chưa thể được Quốc hội thông qua; lo lắng về tác động việc thực hiện lệnh cấm vận dầu mỏ toàn diện đối với Nga trong năm bầu cử có thể gây ra hậu quả kinh tế, bên cạnh đó cũng có vấn đề không sẵn sàng gánh chịu rủi ro bị trả đũa do tịch thu tài sản của Nga. Không những vậy, để tránh gây thiệt hại cho nền kinh tế phương Tây nhằm đảm bảo cho Mỹ có thể thực hiện các chính sách và biện pháp mong muốn, điều đó khiến Điện Kremlin tiếp tục duy trì xuất khẩu năng lượng – nguồn thu chính của Nga.

Nhập khẩu hàng hóa thay thế từ các nước khác

Ban đầu, nền kinh tế Nga do các lệnh trừng phạt đã bị thiệt hại nặng nề vì xuất khẩu sụt giảm và khó khăn trong việc duy trì tài chính, hàng hóa, dịch vụ, nhưng đã hồi phục vào cuối năm 2022. Theo thống kê của Bộ Tài chính Nga, trong bối cảnh nguồn thu phi dầu mỏ tăng cao giúp tổng thu ngân sách của chính phủ Nga đạt mức cao mới vào năm 2023. Ngoài ra, các công ty Nga đã chuyển sang nhập hàng thay thế từ các nước như Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất; bằng cách mua lại tàu chở dầu cũ (trực tiếp và gián tiếp) để tạo “đội tàu ngầm” cho phép dầu mỏ được vận chuyển đến các nước mà không bị hạn chế về giá cả. Đồng thời, hiệu quả của các biện pháp trừng phạt đối với tài sản ở nước ngoài của các cá nhân Nga là không rõ ràng, thậm chí còn trở thành huy hiệu danh dự cho lòng trung thành với Nga.

Trung Quốc và Ấn Độ chộp lấy dầu giá rẻ của Nga

Theo Washington Post, chính phủ Trung Quốc đã mở rộng mua dầu giá rẻ của Nga và xuất khẩu sang Nga một lượng lớn linh kiện công nghiệp, hàng xa xỉ và sản phẩm công nghệ, thậm chí Ấn Độ cũng trở thành khách hàng tích cực mua dầu của Nga.

Theo nhà sử học Mudd của Đại học Cornell, phương Tây không còn là lực lượng kinh tế quyết định, mình chứng là Ấn Độ và Trung Quốc đủ sức khiến Nga trụ vững. Theo dữ liệu hải quan Trung Quốc, khối lượng thương mại song phương giữa Trung Quốc và Nga năm ngoái đã tăng từ 147 tỷ USD trước chiến tranh lên mức cao mới là 240 tỷ USD.

Sức bền kinh tế đáng ngạc nhiên của Nga có thể nhìn vào chi tiêu quốc phòng. Trong bối cảnh cuộc chiến giữa Nga và Ukraine ngày càng leo thang, chi tiêu quốc phòng của Nga trong năm nay dự kiến ​​sẽ tiêu tốn 28% ngân sách chính phủ. Tuy nhiên, mô hình được gọi là “chủ nghĩa Keynes quân sự” (chỉ việc chính phủ tăng chi tiêu quân sự để thúc đẩy phát triển kinh tế) không phải không có cái giá phải trả, ví dụ như tỷ lệ thất nghiệp ở Nga đã đạt mức thấp kỷ lục do một số lượng lớn thanh niên bị đưa ra chiến trường, gây thiếu hụt lao động; tỷ lệ lạm phát năm ngoái vượt quá 7%, buộc ngân hàng trung ương Nga phải nâng lãi suất cơ bản lên 16%; chiến tranh buộc gần 1 triệu thanh niên Nga phải rời quê hương, hao hụt nguồn lực người có trình độ cao làm tổn hại đến sự phát triển trong tương lai của nước Nga.

Mối quan hệ ngày càng sâu sắc giữa Trung Quốc và Nga

Nga được hưởng lợi từ nguồn tài nguyên rừng phong phú và là nước sản xuất giấy quan trọng. Theo Nikkei dẫn dữ liệu trong báo cáo của Hiệp hội Giấy Nhật Bản, sản lượng giấy của Nga đã vượt 10 triệu tấn vào năm 2021, đứng thứ 9 trên thế giới; Nga đã xuất khẩu giấy sang các nước tiêu biểu là Trung Quốc và Ấn Độ các loại giấy: giấy in ấn tin tức, báo chí; giấy độ cứng cao để sản xuất hộp carton, thùng carton; giấy để bọc, bảo vệ sản phẩm khi vận chuyển và lưu trữ.

Hiện nay Nga đã là nhà cung cấp giấy in báo quan trọng cho Trung Quốc. Theo dữ liệu thương mại của Trung Quốc, với việc số hóa các phương tiện truyền thông khiến lượng mua giấy in báo của Trung Quốc từ nước ngoài năm 2023 giảm 35,2% so với cùng kỳ năm 2022 (còn 464.000 tấn), thế nhưng nhập khẩu từ Nga lại tăng 11,6% đạt 375.000 tấn, chiếm 80,7% tổng sản lượng, còn thị phần tăng 33,2%.

Từ tháng 1 – 5/2023, thị phần nhập khẩu giấy in báo của Trung Quốc từ Nga tiếp tục tăng, đạt 96,5%, gần như Nga chiếm độc quyền.

Ấn Độ và châu Âu từng là khách hàng lớn của Nga về giấy in báo, tuy nhiên sau khi chiến tranh Nga xâm lược Ukraine bùng nổ, các lệnh trừng phạt kinh tế liên quan và sự gián đoạn vận chuyển đã khiến lượng nhập khẩu của các nước này giảm, hệ quả khiến Nga phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc.

Một người trong ngành nói với Nikkei rằng, Trung Quốc đã tăng cường mua hàng từ Nga ngay cả trong bối cảnh ngày nay tình hình kinh tế trì trệ, điều này tương đương việc hỗ trợ thực tế cho Nga.

Do kinh tế Trung Quốc suy thoái, sau 4 năm vào năm 2022 mức tiêu thụ giấy và bìa cứng tại Trung Quốc lần đầu tiên giảm. Tuy nhiên nhập khẩu giấy của Trung Quốc từ Nga tăng so với cùng kỳ năm trước: 17,5% bìa carton và 37,3% giấy đóng gói. Do hàng Nga tràn vào Trung Quốc khiến tình trạng dư cung ngày càng gia tăng, cho nên giá giấy bìa carton hiện có xu thế giảm dần.