Hôm Chủ nhật (10/9), Tổng thống Mỹ Biden đã bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước lịch sử tới Việt Nam sau khi tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Ấn Độ. Ông cho biết, các vấn đề kinh tế yếu kém của Trung Quốc đã làm suy yếu khả năng xâm chiếm Đài Loan của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Embed from Getty Images

Ngày 10/9/2023, Tổng thống Mỹ Biden phát biểu tại cuộc họp báo ở Việt Nam. (Ảnh: Saul Loeb /AFP / Getty Images)

Ông Biden giới thiệu kết quả chuyến thăm Việt Nam ngay từ đầu cuộc họp báo, rằng đây là sự cải thiện hiện trạng mới trong tiến trình 50 năm quan hệ giữa hai nước từ xung đột đến bình thường hóa. Điều này sẽ trở thành một lực lượng mang lại sự thịnh vượng và an ninh tại một trong những khu vực quan trọng nhất trên thế giới.

Ông nói, Hoa Kỳ đã trực tiếp nâng tầm hợp tác của mình lên mức đối tác cao nhất với Việt Nam, tức “Đối tác chiến lược toàn diện”. Điều này có nghĩa là Hoa Kỳ tăng cường mối quan hệ với một đối tác Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương quan trọng khác.

Tổng thống cho biết, mục đích của chuyến công du châu Á lần này là khiến Ấn Độ hợp tác nhiều hơn với Hoa Kỳ, xích lại gần Hoa Kỳ hơn, và đưa Việt Nam đến gần Hoa Kỳ hơn. Điều này không phải là để kiềm chế Trung Quốc, mà là thiết lập một nền tảng ổn định ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Gần đây, Tổng thống Biden gọi sự yếu kém về kinh tế của Trung Quốc là “quả bom hẹn giờ”. Trong bài phát biểu tại Việt Nam hôm Chủ nhật (10/9), ông cho biết nguy cơ ĐCSTQ xâm chiếm Đài Loan có thể giảm bớt do nền kinh tế Trung Quốc đang suy thoái.

Ông Biden cho biết, hiện Trung Quốc đang phải đối mặt với vấn đề kinh tế khó khăn vì rất nhiều lý do. Những điều này liên quan đến sự thiếu tăng trưởng quốc tế, cũng như các chính sách mà Trung Quốc (ĐCSTQ) đang theo đuổi.

Ông không cho rằng điều này sẽ dẫn đến việc Trung Quốc (ĐCSTQ) xâm chiếm Đài Loan. Trên thực tế, có thể ngược lại, họ có thể không còn những khả năng như trước đây.

Tổng thống Biden nhiều lần đề cập đến điểm yếu kinh tế của Trung Quốc trong bài phát biểu của mình. Ông cho biết, ông Tập Cận Bình đang phải đối mặt với tình trạng suy thoái kinh tế, và đặc biệt là tình trạng thất nghiệp gia tăng trong giới trẻ.

Một phóng viên của BBC hỏi: “Trong 6 tháng qua, ngài đã ký kết các hiệp định, thỏa thuận với Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Australia và thậm chí cả các nước đảo Thái Bình Dương. Ngài đứng ở đây, đứng ở sân sau của Bắc Kinh. Ngài biết đó, Trung Quốc nói rằng đây là một phần của tư duy chiến tranh lạnh của các ngài. Họ (Bắc Kinh) nói có đúng không, thưa ngài Tổng thống. Đây có phải là mối nguy hiểm của Chiến tranh Lạnh không? Khi nào thì ngài gặp ông Tập?”

Tổng thống Biden đáp rằng ông hy vọng được gặp ông Tập càng sớm càng tốt. Ông đã dành thời gian với ông Tập trong 12 năm qua cộng lại nhiều hơn bất kỳ nhà lãnh đạo thế giới nào khác. Vì vậy, ông hy vọng có thể sớm gặp lại ông Tập.

Ông Biden cũng nói rằng nếu ông không nói chuyện trực tiếp với ông Tập thì cũng không xảy ra cuộc khủng hoảng nào, nhưng nói chuyện trực tiếp luôn tốt hơn. Ông Biden tin rằng theo quan sát, ông Tập đang bận rộn với nền kinh tế yếu kém.

Tổng thống Mỹ cũng nói với các phóng viên, nhóm của ông, nhân viên của ông vẫn đang họp với người của ông Tập và nội các của ông ấy. Ông Biden đã gặp Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường, nhân vật số 2 của ông Tập, ở Ấn Độ.

Vì ông Tập Cận Bình không tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20, nên Tổng thống Biden đã gặp Thủ tướng Lý Cường trong Hội nghị Thượng đỉnh G20. Ông Biden cho biết, ông và ông Lý Cường đã thảo luận về các vấn đề ổn định và các quốc gia ở miền Nam toàn cầu.

Tổng thống Biden nói Hoa Kỳ cung cấp một con đường mới có tên “Miền Nam toàn cầu”, giúp mọi người tiết kiệm tiền và tăng khả năng phát triển của “Thế giới thứ ba”. Hoa Kỳ sẽ xây dựng một tuyến đường sắt mới từ Ấn Độ đến Địa Trung Hải, các tuyến đường thủy và đường ống mới xuyên Địa Trung Hải, xuyên Châu Âu, nước Anh và hơn thế nữa.

Ông cho biết, tất cả những điều này là nhằm tăng trưởng kinh tế, không phải để làm tổn thương hay giúp đỡ Trung Quốc, mà là giải quyết mọi thứ từ biến đổi khí hậu, đến đảm bảo an ninh sự thành công và tăng trưởng kinh tế của các quốc gia này.

Tổng thống Biden cũng đề cập đến căng thẳng ngày càng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc về cạnh tranh công nghệ. ĐCSTQ đang tìm cách cấm nhân viên của các doanh nghiệp nhà nước sử dụng iPhone, và mở rộng hơn nữa phạm vi hạn chế. Đây là một đòn giáng mạnh vào Apple.

Ông nói rằng mình không muốn kiềm chế Trung Quốc, và thực lòng hy vọng cải thiện quan hệ Mỹ-Trung, nhưng Trung Quốc đang bắt đầu thay đổi luật chơi trong thương mại và các khía cạnh khác.

Tổng thống cho biết, ông sẽ không bán cho Trung Quốc những vật liệu có thể cải thiện khả năng chế tạo thêm vũ khí hạt nhân của Trung Quốc, cũng như sẽ không bán những vật liệu liên quan đến hoạt động quốc phòng của Trung Quốc. Vì những hoạt động này đi ngược lại những diễn biến tích cực trong khu vực.

Ông Biden cũng gửi thông điệp rõ ràng tới ĐCSTQ trong cuộc họp báo ở Việt Nam khi gọi Mỹ là “quốc gia Thái Bình Dương”.

Nhận xét của ông Biden có thể ám chỉ rằng Mỹ sẽ duy trì sự hiện diện quân sự ở khu vực Thái Bình Dương.

Vào tháng 6 năm nay, khi tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường lớp Burke USS Chung-Hoon của Hải quân Mỹ và tàu khu trục USS Montreal của Canada đang đi qua eo biển Đài Loan, một tàu chiến Trung Quốc bất ngờ cắt ngang qua mũi tàu USS Chung-Hoon.

Hai tàu cách nhau chưa đầy 150 thước Anh (khoảng 137m) khi đến gần nhất, buộc tàu chiến Mỹ phải giảm tốc độ để tránh va chạm.

Ông John Kirby, Điều phối viên truyền thông chiến lược của Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, đã trả lời vấn đề này rằng Hoa Kỳ là một cường quốc ở Thái Bình Dương và sẽ không đi đâu cả. Hoa Kỳ có những cam kết nghiêm túc ở khu vực này của thế giới.

Ông nói thêm rằng 5 trong số 7 liên minh hiệp ước của Hoa Kỳ là ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Phần lớn thương mại kinh tế quốc tế đều chảy qua Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Hoa Kỳ có nhu cầu thực sự ở đó và họ sẽ ở lại đó, sẽ tiếp tục củng cố và hồi sinh các liên minh và quan hệ đối tác này.

Bình Minh (t/h)