Mặc dù thừa nhận không nên “phàn nàn quá nhiều”, ông Volodymyr Zelensky một lần nữa vẫn bày tỏ sự không hài lòng với lượng vũ khí phương Tây đưa vào Ukraine.

GettyImages 1774807584 scaled
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong cuộc họp báo chung với Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen vào ngày 4 tháng 11 năm 2023 tại Kyiv, Ukraine. (Ảnh: Viktor Kovalchuk/Global Images Ukraine, Getty Images)

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết không có đủ vũ khí ở Ukraine và đây là một yếu tố dẫn đến sự thất bại của ‘Cuộc tấn công mùa xuân’. Ông Zelensky cũng lưu ý đến việc thiếu nguồn cung cấp và cuộc chiến ở Israel cũng khiến một số nguồn cung mà ông hy vọng không đến được, tuy nhiên, tổng thống Zelensky nói với hãng tin AP trong một cuộc phỏng vấn rằng ông có kế hoạch khắc phục các vấn đề về nguồn cung của quốc gia.

Cân bằng cảm xúc của mình về tình hình nguồn cung, ông Zelensky một mặt cho biết thật tốt khi Ukraine đã không gục ngã trước cuộc xâm lược của Nga, đồng thời nhận xét: “Hãy nhìn xem, chúng tôi không lùi bước, tôi hài lòng. Chúng tôi đang chiến đấu với đội quân tốt thứ hai trên thế giới, tôi hài lòng”.

Nhưng Ukraine đang “mất đi nhân lực”, ông nói, và điều này là do không nhận được “tất cả vũ khí mà chúng tôi muốn, tôi không thể hài lòng nhưng tôi cũng không thể phàn nàn quá nhiều”.

Ông Zelensky tuyên bố rằng việc thiếu thiết bị từ nguồn cung cấp hạn chế của nước ngoài đã ảnh hưởng đến hiệu quả của Cuộc tấn công mùa xuân. Về cơ bản, cả Ukraine và phương Tây đều thừa nhận chiến dịch phản công này đã thất b ại, không đạt được bất kỳ đột phá đáng kể nào trên chiến trường. 

“Chúng tôi muốn có kết quả nhanh hơn. Từ góc độ đó, thật đáng tiếc là đã không đạt được kết quả mong muốn… Không có đủ sức mạnh để đạt được kết quả nhanh hơn như mong muốn. Nhưng điều này không có nghĩa là chúng tôi bỏ cuộc hay đầu hàng”, ông Zelensky bày tỏ. 

Thay vì đặt câu hỏi trực tiếp về con đường hỗ trợ Ukraine của Hoa Kỳ, tổng thống Ukraine nói rằng sẽ có những hậu quả rất thực tế đối với phương Tây nếu đất nước của ông rơi vào tay Moscow. Giả thuyết về việc Nga sẽ lấy sự sụp đổ của lực lượng kháng chiến do thiếu sự quan tâm của phương Tây làm đèn xanh để xâm chiếm sườn phía đông NATO, ông Zelensky nói: “Và khi đó trẻ em Mỹ sẽ chiến đấu”.

Cho đến nay, đây không phải là lần đầu tiên ông Zelensky đưa ra những cảnh báo nghiêm trọng như vậy, rằng nếu Ukraine sụp đổ thì tiếp theo là các quốc gia thành viên EU và NATO. Vào tháng Mười, ông đã hỏi một cách khoa trương tại một cuộc họp của các nhà lãnh đạo châu Âu rằng liệu các quốc gia có mặt có chắc chắn rằng họ có đủ đường sắt ngầm trong thành phố của họ để di dời trường học con cái họ ra khỏi tầm bắn của máy bay không người lái và tên lửa hay không, và nếu không, liệu họ có thực sự là không đủ khả năng viện trợ cho quân đội Ukraine hay không.

“Kẻ xâm lược sẽ bị vô hiệu hóa một cách hiệu quả nhất bằng thất bại trong chiến tranh”, ông Zelensky nói, đông thời đưa ra nhận định: “Không ai trong chúng ta muốn biết mọi chuyện sẽ như thế nào nếu NATO phải bảo vệ chúng ta. Chúng ta phải giành chiến thắng ở Ukraine để Putin không thể mở rộng gây hấn”.

Với việc cuộc chiến đang xảy ra ở Israel, tình hình cung cấp đạn dược dường như kém chắc chắn hơn bao giờ hết đối với Ukraine, một chủ đề mà ông Zelensky đã than thở. Tuy nhiên, Tổng thống có kế hoạch để khắc phục điều này: tăng cường sản xuất nội địa của Ukraina. Vấn đề là ông ấy cần thêm viện trợ và hỗ trợ tài chính của phương Tây để biến giấc mơ đó thành hiện thực.

Ông nói với AP rằng ông muốn các nhà máy vũ khí của Ukraine sản xuất vũ khí của phương Tây, nhưng để đạt được điều này, ông cần có giấy phép và các khoản vay. Ông nói: “Đây là lối thoát”, đồng thời giải thích rằng Nga không có gì lo sợ hơn việc Ukraine có thể tự sản xuất vũ khí. “Hãy cho chúng tôi những cơ hội này, và chúng tôi sẽ xây dựng… Dù cần bao nhiêu nỗ lực và thời gian, chúng tôi sẽ làm và chúng tôi sẽ làm rất nhanh”, ông Zelensky nói và yêu cầu các điều khoản tín dụng ưu đãi để đạt được điều đó.

Nhìn rộng hơn, việc sản xuất công nghiệp các loại vũ khí mới đang là một vấn đề lớn đối với các quốc gia NATO, vốn đã thu được “cổ tức hòa bình” trong thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh bằng cách tiết kiệm tiền mua sắm và dự trữ quân sự. Trên thực tế, điều này có nghĩa là đóng cửa các nhà máy sản xuất vũ khí và cạn kiệt nguồn dự trữ, khiến các đồng minh NATO phải tranh giành nguồn cung cấp hạn chế mà giờ đây họ đột nhiên cần đến.

Tình trạng khan hiếm này đã ảnh hưởng đến cả công nghệ cao và thấp. Một trong những mặt hàng thiếu hụt nhất ở Ukraine là đạn pháo, thiết kế của loại đạn này không thay đổi đáng kể trong một thế kỷ nhưng hiện đang bị thiếu nguồn cung trầm trọng do quân đội Ukraine dùng những gì mà một số nhà máy còn lại ở phương Tây vẫn sản xuất được.

Những thiếu hụt đó cũng được nhận thấy ở đầu bên kia của quy mô, ngay cả một hệ thống vũ khí hoàn toàn mới như tên lửa chống tăng ‘NLAW’ cũng đang gặp các vấn đề nghiêm trọng về chuỗi cung ứng. Chính phủ Anh năm nay tiết lộ rằng sau khi hệ thống ‘NLAW’ được sử dụng với hiệu quả ngoạn mục như trước đó trong cuộc chiến Ukraine, họ đã cố gắng đặt mua thêm tên lửa để bổ sung vào kho dự trữ, nhưng rồi phát hiện ra một số công ty sản xuất linh kiện đã ngừng giao dịch.