Ngày 10/6, nhân kỷ niệm 4 năm phong trào chống dẫn độ ở Hồng Kông, người Hồng Kông và các nhóm Đài Loan đã phát động một cuộc tuần hành tại Đài Loan. Nhiều người biểu tình Hồng Kông tham gia cuộc tuần hành, với hy vọng tiếp tục lên tiếng và kêu gọi ngoại giới quan tâm đến các vấn đề nhân quyền của Hồng Kông.

p3342851a101142719
Ngày 10/6, nhân dịp kỷ niệm 4 năm phong trào chống dẫn độ, hàng nghìn người Đài Bắc đã xuống đường ủng hộ Hồng Kông. (Ảnh: CNA)

Ông Lý Minh Triết (Lee Ming-che), một thành viên của Tổ chức phi chính phủ (NGO) đã bị cầm tù ở Trung Quốc trong 5 năm, nhấn mạnh rằng ông cần dùng hành động để nói với chính quyền Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), rằng người Đài Loan bác bỏ các phương pháp tàn bạo của ĐCSTQ, và sẽ bảo vệ phẩm giá sinh tồn của chính họ.

Theo báo cáo của CNA, chiều ngày 10/6, các nhóm nhân quyền như Hong Kong Outlanders (Thanh niên Ngoại thành Hồng Kông), Hiệp hội Hồng Kông Đài Loan và Hiệp hội Thúc đẩy Nhân quyền Đài Loan đã tổ chức sự kiện “Cuộc song hành Ngược chiều gió, Tạm biệt Hồng Kông – Tuần hành Đài Loan – Hồng Kông 2023”, kêu gọi những người quan tâm đến tình hình ở Hồng Kông xuống đường  kỷ niệm 4 năm phong trào “chống dẫn độ”.

Nhà lập pháp Hồng Thân Hàn (Hung Sun-han) từ Đảng Dân Tiến cho biết, trước kia, “Lễ tưởng niệm ngày 4/6” (vụ thảm sát Thiên An Môn) và “Cuộc diễu hành ngày 1/7” (ngày trao chủ quyền Hồng Kông cho ĐCSTQ) là những hoạt động dân chủ quan trọng nhất ở Hồng Kông, nhưng hiện giờ những hoạt động này đã không thể được tổ chức trên mảnh đất này.

Hiện giờ ngọn lửa và sức mạnh dân chủ từ Hồng Kông đã đến Đài Loan, ông hy vọng Đài Loan có thể nối tiếp tinh thần này.

Ông nói rằng nhóm người xuống đường hôm nay không phải vì lợi ích cá nhân, mà để đứng lên chống lại sự đàn áp và đe dọa của ĐCSTQ, và vì lợi ích tập thể. “Nếu chúng ta không thể đứng lên và ngăn chặn nó, tất cả mọi người sẽ đau khổ và tự do và dân chủ trong tay chúng ta sẽ biến mất.”

Ông Lý Minh Triết, người từng bị ĐCSTQ cầm tù 5 năm, cũng xuất hiện trong đội ngũ tuần hành hôm đó. Ông cho biết phong trào chống dẫn độ không chỉ gây ảnh hưởng ở Hồng Kông, mà còn có tác động đến toàn thế giới.

Vào thời điểm đó, Hồng Kông đứng trên tuyến đầu của thế giới, phản đối quyền bá chủ của ĐCSTQ và là chiến trường đầu tiên của thế giới chống lại ĐCSTQ.

Điều mà chiến trường này truyền tải đến thế giới là ĐCSTQ không tuân thủ chính sách “một quốc gia, hai chế độ” mà họ đã ký kết và hứa hẹn. Kiểu không tuân thủ pháp quyền này cho thấy sự đàn áp nhân quyền trong nước và coi thường các quy tắc của thế giới bên ngoài.

Ông Lâm Sướng Tá (Freddy Lim), người sáng lập và nhà lập pháp của “Liên minh hữu nghị Hồng Kông của Quốc hội Đài Loan”, cũng tham dự cuộc tuần hành hôm thứ Bảy (10/6).

Ông nói rằng bất chấp việc thắt chặt quyền tự do ngôn luận dưới thời chính phủ Trung Quốc, người dân Hồng Kông và các nhóm ủng hộ Hồng Kông sẽ vẫn tiếp tục vận động hành lang quốc tế, nhằm nâng cao sự chú ý của dư luận quốc tế, thúc đẩy nhiều quốc gia xây dựng các biện pháp chống lại sự áp bức của ĐCSTQ và hỗ trợ Hồng Kông.

Ông chỉ ra rằng sau khi Hoa Kỳ, Anh, Canada, Úc và các quốc gia khác ban hành luật xử phạt các quan chức chính phủ nước ngoài và những người ủng hộ họ vi phạm nghiêm trọng nhân quyền, gần đây Đài Loan cũng đã thông qua “Luật Xuất Nhập cảnh và Di dân sửa đổi”, nhằm theo dõi và hạn chế nhập cảnh đối với những người đã vi phạm nghiêm trọng các quyền con người được quốc tế công nhận.

“Tôi hy vọng rằng với sự hợp tác của phe dân chủ thế giới, chúng ta có thể gây thêm áp lực lên chế độ độc tài và trao quyền cho những người bị áp bức,” ông Lâm Sướng Tá nói.

Cuối cùng tự do sẽ chiến thắng

CNR (Đài phát thanh Quốc tế Đài Loan) đưa tin, trong một bài phát biểu tại hiện trường,  ông Tang Phổ (Sang Pu), Chủ tịch Hiệp hội Hồng Kông Đài Loan, cho biết ông hy vọng những người quan tâm đến Hồng Kông sẽ không quên nhiều điều đã xảy ra tại đây.

Ông lấy ví dụ như cuộc Cách mạng Ô dù, phong trào chống dẫn độ và việc thực thi Luật An ninh Quốc gia, cũng như những người vẫn đang ở trong tù, gồm nhà sáng lập Apple Daily Lê Trí Anh (Jimmy Lai); học giả Đới Diệu Đình (Benny Tai Yiu-ting) và Hoàng Chi Phong (Joshua Wong), cựu tổng thư ký của đảng dân chủ Demosisto.

Cuộc đấu tranh chống lại chế độ [độc tài] là cuộc đấu tranh giữa ký ức và sự lãng quên. Vì vậy ông tổ chức các hoạt động kỷ niệm chống dẫn độ hàng năm.

Ông Tang Phổ nói rằng ông không lo lắng về việc ĐCSTQ sẽ tấn công Đài Loan, nhưng lo ngại về việc Đài Loan bị xâm nhập. Ông hy vọng cộng đồng người Hồng Kông tại hải ngoại trên toàn cầu sẽ chú ý đến “sự xâm nhập ngược” này. Ông cũng nói sẽ đồng cam cộng khổ với Đài Loan, nếu có chiến tranh ở Đài Loan, ông sẽ ở lại và cùng nhau bảo vệ Đài Loan.

Ông Tang Phổ cho rằng đây là một cuộc chiến lâu dài. Ông dẫn lời cựu Thống đốc Hồng Kông Chris Patten nói rằng tự do cuối cùng sẽ chiến thắng mà không có ngoại lệ. Ông mong muốn mọi người hãy sẵn sàng và chờ vận may đến. “Tôi hy vọng mọi người sẽ cùng nỗ lực, Quang phục Hồng Kông, Cách mạng hóa thời đại.”

Ban tổ chức cho biết, chủ đề của cuộc tuần hành và mít tinh năm nay là “Cuộc song hành ngược chiều gió tạm biệt Hồng Kông”.

“Cuộc song hành ngược chiều gió” nói đến tinh thần của những người biểu tình Hồng Kông không bỏ cuộc trước nghịch cảnh, kiên định lập trường của mình và tiếp tục đấu tranh cho tự do dân chủ. Trong những thời điểm khó khăn, tinh thần đoàn kết và tiến về phía trước lại càng cần thiết hơn.

Trong khi, “Tạm biệt” Hồng Kông lại mang nghĩa kép: Không chỉ là sự từ biệt, mà còn là sự mong chờ ngày đoàn tụ, hy vọng người dân Hồng Kông lại được đoàn tụ, nền dân chủ và tự chủ của Hồng Kông một lần nữa tái sinh.