Ngày 31/3, trang tin quân sự Defense One đã đăng bài phỏng vấn Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, tướng Mark Milley. Theo đó, một lần nữa ông chỉ ra không có khả năng trong năm nay Ukraine có thể đánh đuổi toàn được bộ quân Nga xâm lược, nhưng ông không phủ nhận rằng quân Nga đã bị đánh bại cả về chiến lược, chiến thuật và hành động.

p2587511a228023430
Ngày 11/9/2017, Tổng thống khi đó là ông Donald Trump đã bắt tay với tướng Mark Milley sau lễ tưởng niệm ngày 11/9. (Nguồn: Wikipedia)

Tướng Milley nói rằng quân Nga đã thất bại trước Ukraine cả về mặt chiến lược và hành động, bây giờ họ lại thất bại về mặt chiến thuật, nhưng do vẫn còn hàng trăm ngàn binh sĩ Nga tại các khu vực do Nga chiếm đóng ở Ukraine nên trong năm nay quân đội Ukraine khó có thể trục xuất hết được toàn bộ quân Nga, có thể nói đây là một nhiệm vụ quân sự trọng đại và là một nhiệm vụ quân sự rất khó khăn.

Tháng 11 năm ngoái Tướng Milley đã cho biết, cơ hội của Ukraine muốn trong ngắn hạn chiếm lại Crimea và đánh bật toàn bộ quân đội Nga là không cao, nhưng khi đó vấn đề đã biến tướng thành áp lực cho Tổng thống Zelensky trong việc đàm phán với Nga.

Khi được hỏi liệu Mỹ có kế hoạch hỗ trợ Ukraine Hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS) hay không, tướng Milley cho hay hiện nay Mỹ không có ý định đó, nhưng ông không thể chắc chắn điều đó sẽ không xảy ra trong tương lai. Tướng Milley thẳng thắn nói rằng kho ATACMS của Mỹ cũng hạn chế, trước tiên Mỹ phải đảm bảo Mỹ có thể có đủ số lượng, ngoài ra thì vấn đề hiệu quả của ATACMS cũng hơi bị phóng đại, thực tế vẫn còn những hệ thống khác có tầm hoạt động tương tự, chẳng hạn như máy bay không người lái (UAV).

Tướng Milley đề cập rằng cuộc xung đột Ukraine – Nga cho thấy vấn đề tiêu hao vũ khí nhanh chóng như thế nào khi có chiến tranh, tình hình này sẽ còn kinh khủng hơn nhiều nếu nổ ra chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên hoặc nếu chiến tranh giữa Mỹ, Nga và Trung Quốc. Do đó, quân đội Mỹ đã đánh giá chủng loại và số lượng vũ khí mà quân đội Mỹ cần cho các cuộc xung đột tiềm ẩn trong tương lai, đồng thời ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ có thể mất vài năm để bổ sung kho phương tiện và phải tăng sản lượng.

Một cựu quan chức ngoại giao cấp cao của Mỹ phụ trách tình hình cuộc chiến Nga xâm lược Ukraine cho biết, sở dĩ chính quyền Tổng thống Biden không sẵn sàng cung cấp ATACMS chủ yếu là do lo ngại xung đột leo thang, dù Ukraine luôn tỏ ra rất đáng tin cậy và tuân thủ các điều kiện viện trợ do Mỹ đặt ra. Tuy nhiên động thái Mỹ tuyên bố “Crimea là lãnh thổ của Ukraine”, khiến Crimea thành mục tiêu (tấn công) hợp pháp của Ukraine.

Bộ trưởng Quốc phòng Đức: Không còn đủ vũ khí để tiếp tục cung cấp cho Ukraine

Theo Reuters dẫn ý kiến giới chuyên gia cho hay, do đầu tư của Đức hạn chế trong hàng chục năm sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc khiến quân sự của Liên bang Đức suy yếu, hiện nay do hầu hết vũ khí và đạn dược viện trợ cho Ukraine không được cập nhật nên tình trạng của quân đội Đức còn tệ hơn một năm trước.

Bộ trưởng Quốc phòng Đức, ông Vladimir Pistorius chia sẻ: “Giống như các nước khác, chúng tôi cũng có lượng dự trữ hạn chế, chúng tôi không thể trao mọi thứ cho người khác.”

Khi ông Pestorius được bổ nhiệm làm Bộ trưởng, ông đã tuyên bố rằng nhiệm vụ chính của ông là tăng ngân sách vũ khí lên 2% GDP, hiện nay là khoảng 1,5%.