Khi Ngoại trưởng Anh James Cleverly đến thăm Trung Quốc cách đây không lâu, Quốc hội Anh đã ban hành văn bản chính thức công nhận Đài Loan là một “quốc gia độc lập”. Đây không chỉ là động thái chưa từng có của Quốc hội Anh, mà còn là một bước đi lịch sử trong việc thúc đẩy “quốc tế hóa vấn đề Đài Loan”  và sự công nhận quốc tế đối với Đài Loan.

p3254371a17039103
Tổng thống Thái Anh Văn gặp mặt bà Alicia Kearns, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Quốc hội Anh. (Nguồn ảnh: flickr / Văn phòng Tổng thống Đài Loan)

Ngoại trưởng Anh, ông James Cleverly, bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc vào ngày 30/8. Đây là chuyến thăm đầu tiên của Ngoại trưởng Anh tới Trung Quốc sau 5 năm. Cùng ngày, theo thông tin được Đài Phát thanh Quốc tế Pháp (RFI) trích dẫn từ trang tin POLITICO của Mỹ, Ủy ban Đối ngoại Hạ viện của Quốc hội Anh đã công bố “Báo cáo Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” (sau đây gọi tắt là Báo cáo), ngoài việc lần đầu tiên công nhận Đài Loan là một quốc gia độc lập, nội dung Báo cáo cũng nhấn mạnh Vương quốc Anh nên phát triển quan hệ chặt chẽ hơn với Đài Loan, đồng thời kêu gọi ông James Cleverly với tư cách là Ngoại trưởng Anh, công khai tuyên bố rằng Vương quốc Anh sẽ bảo vệ và duy trì quyền tự quyết của Đài Loan.

Screenshot 2023 09 22 at 8.08.20 AM
(Ảnh chụp màn hình bài viết trên POLITICO)

Kêu gọi Ngoại trưởng bảo vệ quyền tự quyết của Đài Loan

POLITICO chỉ ra rằng, “Báo cáo Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Anh nêu rõ Đài Loan đã là một quốc gia độc lập và tên nước là Trung Hoa Dân Quốc. Đài Loan có đủ mọi tư cách là một quốc gia, bao gồm nhân khẩu thường trú, lãnh thổ giới định, chính phủ, và khả năng thiết lập quan hệ với các quốc gia khác, chỉ là thiếu sự công nhận rộng rãi hơn của quốc tế.

Báo cáo này cũng bao gồm một chương đặc biệt để xem xét mối quan hệ giữa Vương quốc Anh và các nước trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, trong đó Đài Loan được liệt kê đầu tiên. Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện Anh nhấn mạnh rằng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chưa bao giờ cai trị Đài Loan, mặc dù Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chính thức tuyên bố Đài Loan là một phần của Trung Quốc, nhưng trên thực tế chỉ có Đế chế nhà Thanh do người Mãn Châu thành lập từng đồng thời kiểm soát Trung Quốc ngày nay và Đài Loan. Trong thời kỳ đó, Đế quốc Anh kiểm soát cả Ấn Độ và Sri Lanka ngày nay. Thời kỳ lịch sử này không biến Sri Lanka ngày nay trở thành một phần của Ấn Độ. So sánh hai khu vực này cho thấy đạo lý do rất rõ ràng.

Báo cáo cũng chỉ trích Chính phủ Anh không đủ dũng cảm trong việc hỗ trợ Đài Loan, đồng thời kêu gọi Chính phủ và các đồng minh chuẩn bị áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc nhằm ngăn chặn Bắc Kinh có hành động quân sự và phong tỏa kinh tế đối với Đài Loan.

Bà Alicia Kearns, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Đảng Bảo thủ (đảng hiện đang cầm quyền ở Anh), cho biết Báo cáo này là lần đầu tiên Quốc hội Anh đưa ra tuyên bố như vậy, đồng thời chỉ ra: “Chúng tôi thừa nhận lập trường của Trung Quốc, nhưng chúng tôi không chấp nhận lập trường như vậy. Bộ trưởng Ngoại giao phải kiên định và công khai ủng hộ Đài Loan, nói rõ rằng đất nước chúng tôi sẽ bảo vệ quyền tự quyết của Đài Loan.” “Bản cam kết này không chỉ phù hợp với giá trị quan của Đài Loan, mà cũng gửi thông điệp sắc bén đến các chính quyền độc tài trên toàn cầu – không thể dùng bạo lực bức ép để đoạt lấy chủ quyền của nước khác.” 

Chính phủ Anh thiết lập chính sách “Nghiêng về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” (Tilt to the Indo-Pacific) lần đầu tiên vào tháng 3/2021. Vào tháng 9 năm đó, Ủy ban Đối ngoại đã mở một cuộc điều tra giám sát về chính sách “Nghiêng về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” của Chính phủ Anh nhằm xem xét hiệu quả của nó. Báo cáo Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương dài 87 trang hiện nay đã xem xét và tổng hợp các ý kiến ​​bằng miệng và bằng văn bản của các học giả, chuyên gia và nhà ngoại giao từ nhiều quốc gia.

[Nếu] ĐCSTQ dùng vũ lực xâm lược Đài Loan thì không phải là “thống nhất”

Trọng tâm của “Báo cáo Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” không chỉ là cảnh báo chính phủ hiện tại không nên hấp tấp theo đuổi đường lối xoa dịu ĐCSTQ, mà còn là lần đầu tiên tuyên bố với thế giới công nhận địa vị quốc gia độc lập của Đài Loan. Động thái này làm nổi bật căn cứ pháp lý quốc tế rằng ĐCSTQ xâm lược Đài Loan thì không phải là “thống nhất”.

Ngoài ra, báo cáo còn kêu gọi Chính phủ Anh và các đồng minh chuẩn bị các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc, nhằm ngăn chặn Bắc Kinh thực hiện các hoạt động quân sự và phong tỏa kinh tế đối với Đài Loan. Báo cáo ủng hộ “sự công nhận quốc tế rộng rãi hơn” đối với Đài Loan. Đối với Đài Loan mà nói, họ nên nắm bắt cơ hội hiếm có này để tận dụng xu hướng này, tích cực ủng hộ việc khôi phục địa vị chủ quyền của mình tại Liên Hợp Quốc và bác bỏ khẳng định kéo dài hàng thập kỷ của ĐCSTQ đối với việc giải thích sai lệch và tuyên truyền sai lệch về nghị quyết số 2758 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.

Báo cáo cũng cho thấy Ủy ban Đối ngoại chủ trương Chính phủ Anh nên có những hành động cụ thể để tiến hành hợp tác ba bên với Nhật Bản và Đài Loan trong các lĩnh vực như công nghệ mạng và phòng thủ không gian. Hơn nữa, sau khi Vương quốc Anh chính thức trở thành thành viên của CPTPP (Hiệp định Đối tác Toàn diện xuyên Thái Bình Dương), thì nên ủng hộ và thúc đẩy Đài Loan tham gia CPTPP để Đài Loan có thể tham gia tích cực hơn vào hợp tác khu vực. Báo cáo nhấn mạnh nếu Đài Loan có thể tham gia CPTPP, thì đó sẽ là tình thế đôi bên cùng có lợi cho Vương quốc Anh và Đài Loan, đồng thời có thể thúc đẩy thương mại tự do giữa Đài Loan, Vương quốc Anh và các nước thành viên CPTPP khác có năng lực khoa học công nghệ mạnh mẽ.

Báo cáo mất hai năm để thu thập bằng chứng và nghiên cứu, trong đó đặc biệt chỉ ra rằng “hành vi hiện tại của ĐCSTQ ngày càng thù địch với Vương quốc Anh” và nhấn mạnh rằng Bắc Kinh là “mối đe dọa đối với Vương quốc Anh”. Vương quốc Anh phải phát triển “ngoại giao răn đe” (deterrence diplomacy) để đối phó với mối đe dọa từ Trung Quốc, tăng cường khả năng phục hồi và hợp tác với các đồng minh để chống lại mối đe dọa từ Trung Quốc, thậm chí “bảo vệ quyền tự quyết của người dân Đài Loan”.

Trong báo cáo của mình, Ủy ban Đối ngoại cũng kêu gọi Chính phủ Anh thúc đẩy sự tham gia của Đài Loan vào các tổ chức quốc tế, bao gồm Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO), Tổ chức Hình cảnh Quốc tế (Interpol), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), v.v., và dùng việc này để gây áp lực lên Trung Quốc.

Báo cáo cho thấy Chính phủ Anh không có kế hoạch liên quan để “công nhận Đài Loan là một quốc gia”. Giờ đây, Ủy ban Đối ngoại mang tính đại diện đã thực hiện một bước đi lịch sử và ủng hộ việc công nhận nền độc lập của Đài Loan “dựa trên thực tế”, ngoài việc Chính phủ Anh khó có thể né tránh áp lực hồi đáp cụ thể về vấn đề này, thì cộng đồng quốc tế cũng không thể nhắm mắt làm ngơ.

Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện Anh đã phá vỡ điều cấm kỵ ngoại giao, Bắc Kinh bất ngờ bị vỗ mặt, với sự việc này, quá trình “quốc tế hóa vấn đề Đài Loan” đã tiến thêm một bước lớn. Dù thế nào, trong ngắn hạn thì mối quan hệ thực chất giữa Đài Loan và Vương quốc Anh sẽ có tiến triển cụ thể, các nước tiên tiến khác sẽ làm theo sẽ là xu hướng tất yếu.

Ngô Dịch Quân
(Bài viết thể hiện lập trường và quan điểm của cá nhân tác giả, đăng trên Dân Báo của Đài Loan, được trao quyền cho Vision Times đăng lại)