Dân biểu Mike Johnson, đảng viên Cộng hòa xếp thứ bảy tại Hạ viện Mỹ, nổi lên chỉ sau một đêm với tư cách là Chủ tịch Hạ viện mới. Hạ viện đã nhanh chóng thoát khỏi tình trạng hỗn loạn sau 22 ngày không có chủ tịch. Làm thế nào mà ông Johnson vươn lên từ người không được biết đến trở thành nhân vật quyền lực thứ ba trên chính trường Mỹ?

Mike Johnson 1
Ngày 25/10/2023, Dân biểu Mike Johnson bang Louisiana trở thành Chủ tịch Hạ viện Mỹ. (Ảnh: Lev radin/ Shutterstock)

Trước khi toàn thể Hạ viện bỏ phiếu bầu chủ tịch mới vào ngày 25/10, Chủ tịch Hội nghị Đảng Cộng hòa Elise Stefanik đã giới thiệu ông Johnson, nói rằng vị ứng cử viên cho vị trí chủ tịch Hạ viện của Đảng Cộng hòa là “bạn của tất cả mọi người, không phải là kẻ thù của bất cứ ai”. Đảng Cộng hòa đã dành cho ông Johnson sự hoan nghênh nhiệt liệt.

Người đàn ông 51 tuổi đến từ Louisiana đã quét sạch đối thủ chỉ trong một vòng bỏ phiếu, giành chiến thắng chóng vánh với tỷ số 209/220 và trở thành Chủ tịch Hạ viện thứ 56. Ông Johnson đã giành được sự ủng hộ của tất cả mọi người, ngoại trừ một nghị sĩ Đảng Cộng hòa không có mặt, điều mà không ai trong số 3 ứng cử viên trước đó không thể làm được như vậy, vì họ hoặc là đã rút lui hoặc là đã thất bại khi bỏ phiếu.

Cựu Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy và 3 ứng cử viên chủ tịch Hạ viện trước ông Johnson (bao gồm lãnh đạo Đảng Cộng hòa số đứng thứ 2 tại Hạ viện và là Lãnh đạo đảng Đa số Hạ viện Steve Scalise; Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Hạ viện Jim Jordan; và nhân vật đứng thứ trong 3 trong Đảng Cộng hòa tại Hạ viện Tom Emmer) đều có nhiều ân oán phe phái khác nhau với những người thuộc Đảng Cộng hòa của họ và các loại gánh nặng chính trị, trong khi đó những thứ này gần như không liên quan đến ông Johnson.

Đồng thời, ông Johnson, người có hồ sơ bảo thủ rõ rệt, lại nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ cựu Tổng thống Trump, điều này khiến huyền thoại nổi tiếng chỉ sau một đêm của ông Johnson dường như có thể giải thích là việc vừa bất ngờ vừa hợp lý.

Ông Mike Johnson – người không có tiếng tăm gì

Johnson lần đầu tiên vào Hạ viện vào năm 2017 và hiện đang ở nhiệm kỳ Hạ viện thứ 4. Trước khi được bầu làm Chủ tịch Hạ viện, ông từng giữ chức Phó Chủ tịch Hội nghị Đảng Cộng hòa tại Hạ viện lần thứ hai. Ông đứng thứ bảy trong số các đảng viên Đảng Cộng hòa tại Hạ viện.

Vị nghị sĩ này được mô tả là “ôn hòa lịch sự”, “hòa nhã dễ gần”“nói chậm”, luôn không được chú ý trong nhiệm kỳ của mình tại Quốc hội. Ông tập trung vào công việc của ông tại Ủy ban Tư pháp Hạ viện và Ủy ban Dịch vụ Vũ trang Hạ viện.

Một trong những nhiệm vụ đầu tiên của ông Johnson sau khi nhậm chức Chủ tịch Hạ viện là lãnh đạo Hạ viện và làm việc với Thượng viện để thúc đẩy các dự luật, nhiệm vụ trước mắt là tránh nguy cơ chính phủ liên bang lần nữa đóng cửa vào ngày 17/11. Nhưng một số thượng nghị sĩ hôm thứ Tư (ngày 25/10)  cho biết họ biết rất ít về vị tân chủ tịch Hạ viện này.

Lãnh đạo thiểu số Thượng viện Mitch McConnell (Đảng Cộng hòa) cho biết ông chưa bao giờ gặp ông Johnson. Lãnh đạo đa số Thượng viện Chuck Schumer (Đảng Dân chủ) cũng cho biết ông hoàn toàn không biết ông Johnson.

Thượng nghị sĩ Mike Rounds cũng cho biết: “Tôi hoàn toàn không biết ông ấy. Thực sự, đây là lần đầu tiên tôi nghe thấy tên ông ấy trong tuần này”.

Để tìm hiểu về chủ tịch Hạ viên mới, trước tiên họ tìm kiếm thông tin trên mạng: “Tôi đã tìm kiếm trên Google về ông ấy.”

Có hồ sơ bảo thủ vững chắc và ít có gánh nặng chính trị hoặc ân oán phe phái

Đối với các đảng viên Đảng Cộng hòa tại Hạ viện, ông Johnson đã đạt được điểm cao về lòng trung thực bảo thủ và không có gánh nặng chính trị cá nhân, điều mà không ai trong số ứng cử viên trước trước ông có thể làm được.

Các đồng nghiệp cho biết, một phần sức hấp dẫn của ông Johnson bắt nguồn từ niềm tin của họ vào tính cách của ông. Là một người sùng đạo Baptist miền Nam (Southern Baptist), ông Johnson đến từ một vùng phía bắc Louisiana được gọi là “Vành đai Kinh thánh”. Ông Johnson thậm chí còn thành lập một “Nhóm văn minh cốt lõi” (Civility Caucus) tại Quốc hội và soạn thảo một cam kết với cựu Dân biểu Đảng Dân chủ Charlie Crist, tuyên bố rằng “các đối thủ chính trị của chúng ta trong Quốc hội không phải là kẻ thù của chúng ta”.

Trong số những thành viên Đảng Cộng hòa tại Hạ viện, những người theo đường lối cứng rắn thường từ chối một chủ tịch Hạ Viện có lập trường cứng rắn hơn, còn những người bảo thủ ôn hòa thường không muốn một chủ tịch có đường lối cứng rắn. Ông Johnson đã giành được sự ủng hộ của tất cả các đảng viên Cộng hòa, điều này cho thấy người Louisiana sùng đạo và điềm tĩnh này hầu như không có kẻ thù trong đảng của mình và có sức thu hút để đoàn kết các phe phái khác nhau trong đảng.

“Với mọi thứ (cựu Chủ tịch Hạ viện) Kevin McCarthy đã làm, dù tốt hay xấu, luôn có gánh nặng chính trị,” Dân biểu Đảng Cộng hòa Wesley Hunt nói.

Ông Johnson cũng từng là chủ tịch Ủy ban Nghiên cứu Đảng Cộng hòa (RSC), nhóm bảo thủ lớn nhất tại Hạ viện và có thành tích bỏ phiếu bảo thủ rõ rệt, chẳng hạn như kiên định phản đối việc phá thai và phản đối hôn nhân đồng giới.

Ông Tom Emmer bị coi là thiếu chân thành đối với “MAGA” (ám chỉ nền cương lĩnh “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại” (Make America Great Again) của ông Trump). Johnson là đồng minh trung thành của ông Trump, ông là luật sư chuyên về các vấn đề hiến pháp và đã lãnh đạo một bản tóm tắt thân thiện nhằm đoàn kết các đảng viên Cộng hòa để thách thức kết quả của một số bang quan trọng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020.

Vào tháng 3 năm nay, ông Johnson từng đăng trên nền tảng X: “Ở nước Mỹ, mọi người đều vô tội cho đến khi được chứng minh là có tội. Trừ khi bạn là Donald Trump, hoặc một trong những đảng viên Cộng hòa không được chào đón mà Đảng Dân chủ nhắm tới.”

Trong Đảng Cộng hòa, ông Johnson có thái độ thận trọng và có chiến lược đối với liên minh trong đảng. Vị trí thấp của ông Johnson so với các nhà lãnh đạo hàng đầu của Đảng Cộng hòa đã cho phép ông hầu như không bị chú ý và tránh xảy ra xung đột đối với các phe phái thường gây chiến trong nội bộ đảng.

Ông Steve Scalise và ông Jim Jordan thất bại trong cuộc tranh cử chức chủ tịch Hạ viện, một phần do có nhiều ân oán với các phe phái khác trong Đảng Cộng hòa, còn ông Johnson đã không thể khơi dậy bất kỳ sự thù địch nào giữa các phe phái khác nhau của các đồng nghiệp của mình. Bà Elise Stefanik, chủ tịch Hội nghị Đảng Cộng hòa tại Hạ viện, ca ngợi Johnson là “bạn của tất cả mọi người và không phải là kẻ thù của bất cứ ai” trong bài phát biểu đề cử Johnson làm chủ tịch Hạ viện.

Đảng Cộng hòa tại Hạ viện phát hiện ra ông Johnson là một nhà lập hiến bảo thủ có sức quyến rũ của miền Nam, họ cũng cần chấm dứt tình trạng hỗn loạn không có chủ tịch Hạ viện càng sớm càng tốt, và Johnson do đó đã nhận được sự ủng hộ nhất trí từ Đảng Cộng hòa.

Sự ủng hộ trong đảng hướng về ông Johnson chỉ sau một đêm

Vào khuya thứ Ba (ngày 24/10), sau khi cuộc bỏ phiếu nội bộ Đảng Cộng hòa kết thúc, ông Johnson đã giành được đề cử cho vị trí chủ tịch Hạ viện. Ngay lập tức, sự ủng hộ trong đảng bắt đầu đổ dồn vào ông Johnson, bao gồm cả ông Steve Scalise và ông Jim Jordan, cả hai đều ủng hộ ông Johnson làm chủ tịch Hạ viện mới.

Các dân biểu Đảng Cộng hòa đã chụp ảnh “selfie” xung quanh ông Johnson tại cuộc họp báo sau đó để thể hiện sự ủng hộ của họ, đồng thời hô vang tên ông Johnson “Mike! Mike! Mike!”. Sự nổi tiếng của Johnson nhanh chóng tăng lên.

Ông Johnson cũng nhận được lời khen ngợi từ Dân biểu Matt Gaetz. Ông Gaetz ca ngợi ông Johnson là một “người tốt bụng và ngoan đạo”.

Ông Gaetz cũng cho biết vào tối thứ Ba: “Chúng tôi một lòng hướng về ông ấy, tôi nghĩ ông ấy sẽ làm một công việc tuyệt vời cho đất nước vì những lý do chính đáng.”

Ông Gaetz đã thúc đẩy và lãnh đạo nỗ lực bãi nhiệm cựu Chủ tịch Hạ viện McCarthy vào đầu tháng này, sử dụng dự luật chi tiêu tạm thời mà ông McCarthy đã thỏa hiệp với các đảng viên Đảng Dân chủ để lật đổ ông McCarthy. Nhưng cho đến nay, ông Gaetz dường như không hề ngạc nhiên trước cách ông Johnson xử lý dự luật chi tiêu mới để ứng phó với thời hạn hết tiền vào ngày 17/11 sắp tới. Ông  Gaetz cho biết, ông Johnson hứa với đảng Cộng hòa về việc sẽ giới thiệu dự luật chi tiêu “mang lại cho chúng tôi rất nhiều hy vọng”.

Một đảng viên Cộng hòa khác liên quan đến việc lật đổ ông McCarthy, dân biểu bang Tennessee, ông Tim Burchett, cho biết ông Johnson là một “người tốt có trách nhiệm với người dân” và nói rằng ông tự hào khi bỏ phiếu cho ông Johnson.

Dân biểu Georgia, bà Marjorie Taylor Greene, một đồng minh thân cận của ông McCarthy, cũng đã bỏ phiếu cho ông Johnson và đăng một bức ảnh với Johnson trên nền tảng X ngay sau cuộc bỏ phiếu để chúc mừng Johnson đắc cử chủ tịch Hạ viện.

Johnson là người hòa nhã dễ gần, rất được yêu mến, các đồng nghiệp nhanh chóng bắt đầu ủng hộ chủ tịch Hạ viện mới của họ. Tương tự như vậy, tên của ông nhanh chóng thay thế tên của ông McCarthy trên một tấm biển bên ngoài Văn phòng Chủ tịch Hạ viện ở Điện Capitol.

“Tôi nghĩ ông ấy (Johnson) sẽ là một chủ tịch Hạ viện tuyệt vời”, ông Trump nói khi được giới truyền thông hỏi ở bên ngoài tòa án New York hôm 25/10.

Ông Biden và Đảng Dân chủ cũng chìa cành ô liu về phía ông Johnson

Sau khi Johnson được bầu làm chủ tịch Hạ viện, Tổng thống Joe Biden đã gọi điện để chúc mừng ông. Ông Biden cho biết “bây giờ là lúc tất cả chúng ta phải hành động có trách nhiệm” bằng cách tài trợ cho các hoạt động của chính phủ và cung cấp viện trợ cho Ukraine và Israel để giúp họ đối mặt với những thách thức tương ứng.

“Chúng ta cần phải hành động nhanh chóng” ông Biden nói trong một tuyên bố.

Tại cuộc họp báo với Thủ tướng Úc Anthony Albanese hôm 25/10, một phóng viên đã hỏi ông Biden rằng liệu ông có lo lắng rằng nếu ông tái đắc cử trong cuộc bầu cử năm 2024, liệu ông có lo lắng tân Chủ tịch Hạ viện Johnson sẽ thách thức kết quả của cuộc bầu cử như cuộc bầu cử năm 2020, một lần nữa khởi động một thách thức pháp lý đối với chiến thắng năm 2024 của ông hay không. Ông Biden đáp lại bằng một nụ cười và nói rằng ông không lo lắng.

Lãnh đạo đảng Dân chủ tại Hạ viện và ứng cử viên chủ tịch Hạ viện, Dân biểu Hakeem Jeffries, người đã chỉ trích ông Johnson là người tạo ra các hành động pháp lý của ông Trump nhằm lật ngược cuộc bầu cử tổng thống năm 2020. Sau khi ông Johnson giành được chiếc búa của chủ tịch Hạ viện, ông Jeffries nói rằng vì “lợi ích quốc gia”, các đảng viên Đảng Dân chủ tại Hạ viện sẽ cố hết sức có thể để tìm “điểm chung” với Đảng Cộng hòa.

Johnson thực tế là một người theo đường lối cứng rắn và diều hâu với Trung Quốc

“Hạ viện của nhân dân đã hoạt động trở lại,” ông Johnson tuyên bố ngay sau khi tiếp nhận cây búa của Chủ tịch Hạ viện.

Các nhà lập pháp nhanh chóng triệu tập lại để tiếp tục công việc và nhanh chóng thông qua nghị quyết nói rằng Mỹ “sát cánh với Israel” “lên án cuộc chiến tàn khốc của Hamas”. Tiếp theo, họ sẽ chuyển sang dự luật ngân sách chính phủ đang bị đình trệ để giải quyết khả năng chính phủ đóng cửa vào giữa tháng 11.

Bản thân ông Johnson là người trung thành ủng hộ Israel nhưng tỏ ra thận trọng trong việc hỗ trợ Ukraine. Ông đã ủng hộ “Đạo luật Cho vay – Cho thuê Phòng vệ Dân chủ Ukraine 2022” (Ukraine Democracy Defense Lend-Lease Act), nhưng tháng trước ông đã bỏ phiếu chống lại khoản viện trợ mới 300 triệu USD cho Ukraine. Ông cũng ủng hộ việc sửa đổi dự luật phân bổ ngân sách quốc phòng hồi tháng trước, trong đó kêu gọi cấm viện trợ an ninh cho Ukraine. Ông Johnson yêu cầu “sự thẳng thắn và minh bạch” trong cách sử dụng tiền của người nộp thuế Mỹ ở Ukraine.

Khi thúc đẩy các chính sách của Đảng Cộng hòa, ông Johnson không chỉ là người bảo thủ và theo đường lối cứng rắn mà còn là một người diều hâu với Trung Quốc, ông có lập trường cứng rắn với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và tin rằng ĐCSTQ là mối đe dọa và đối thủ số một đối với Mỹ.

Ông Johnson là thành viên của “Nhóm Đài Loan cốt lõi của Quốc hội” (Congressional Taiwan Caucus). Ông Johnson là một trong những nhà lập pháp tại Quốc hội đã thúc đẩy việc buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm sau khi đại dịch virus corona năm 2020 bùng phát. Ông cũng kêu gọi áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với tất cả các quan chức cấp cao của Bộ Mặt trận Thống nhất của ĐCSTQ.

Khi khinh khí cầu do thám tầm cao của ĐCSTQ bay qua không phận Mỹ vào cuối tháng 1 và đầu tháng 2 năm nay, ông Johnson cho rằng ĐCSTQ đang “kiểm tra khả năng ứng phó của các quan chức Biden trước những hành vi xâm nhập gần đây vào không phận Mỹ”.

Sau khi khinh khí cầu do thám bị quân đội Mỹ bắn hạ, ông Johnson cho biết khinh khí cầu và vật thể bị bắn rơi không phải là “vật thể bay không xác định” (UFO) gì cả, mà đến từ Trung Quốc. Ông nói: “Khinh khí cầu bay qua các cơ sở quân sự của Mỹ, chụp ảnh và thu thập dữ liệu, sau đó truyền về Trung Quốc”.

Ông Johnson cho rằng ý đồ của ĐCSTQ là “phá hủy nước Mỹ”.