Mới đây, vụ án những “em bé ma” ở Hàn Quốc đã gây chấn động thế giới, Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc hôm thứ Ba (18/7) cho biết, có hơn 2.100 “em bé ma” không có hộ khẩu trên cả nước, trong đó 249 được xác nhận đã chết.

shutterstock 42478147
(Ảnh minh họa: Nikita Vishneveckiy/ Shutterstock)

Hàn Quốc tìm thấy hơn 2.100 “em bé ma”, 249 trẻ đã chết, sẽ sửa luật để trừng phạt nghiêm khắc tội giết trẻ sơ sinh

Sau khi truyền thông Hàn Quốc phanh phui vụ “em bé sơ sinh chết trong tủ lạnh ở Suwon” vào tháng trước, Chính phủ Hàn Quốc đã mở cuộc điều tra trên toàn quốc. Cái gọi là “em bé ma” dùng để chỉ em bé có hồ sơ sinh tại bệnh viện nhưng không đăng ký hộ khẩu, hay còn gọi là “em bé không hộ khẩu”.

Một cuộc khảo sát của Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc cho thấy, tổng cộng có 2.123 “em bé ma” được sinh ra từ năm 2015 đến 2022, trong đó 1.025 trẻ được xác nhận là còn sống và 249 trẻ đã chết.

Theo Yonhap dẫn lời Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc cho biết, cảnh sát đang điều tra 814 trường hợp “em bé (trẻ sơ sinh) ma”, trong đó có 7 trường hợp nghi là vi phạm pháp luật đã được giao cho cơ quan công tố xử lý.

“Vụ em bé sơ sinh chết trong tủ lạnh ở Suwon” gây chấn động dư luận Hàn Quốc. Cảnh sát Hàn Quốc vào tháng trước cho biết, nghi phạm trong vụ án này là một phụ nữ ở Suwon, ở hơn 30 tuổi và đã bị bắt. Cô ta lần lượt sinh một bé gái và một bé trai vào tháng 11/2018 và tháng 11/2019. Cô ta đã giết đứa bé ngay sau khi sinh và giấu xác trong tủ đông ở nhà trong vài năm. Theo nghi phạm cho biết, cô ta giết đứa bé vì khó khăn kinh tế, và nói dối chồng rằng đã sảy thai.

Vụ án “em bé ma” bắt nguồn từ “vụ án xác trẻ sơ sinh trong tủ lạnh” gây chấn động Hàn Quốc, sau khi một người mẹ ngoài 30 tuổi lần lượt sinh con vào năm 2018 và 2019, cô ta đã tự tay giết chết con rồi giấu xác trong tủ lạnh ở nhà, và ở cùng với gia đình gần 5 năm…

Sau khi vụ việc được phanh phui, Chính phủ Hàn Quốc đã bắt đầu điều tra toàn diện hơn 2.000 “em bé ma” không đăng ký hộ khẩu, và kết quả còn gây sốc hơn. Cơ quan Giám sát và Thanh tra Chính phủ Hàn Quốc đã phát hiện ra, từ năm 2015 đến năm 2022, có 2.236 trẻ sơ sinh đã có hồ sơ sinh nhưng không đăng ký khai sinh. Nói cách khác, những trẻ sơ sinh này xác thực là được sinh ra trong bệnh viện, nhưng cha mẹ của chúng không đăng ký hộ khẩu, đứa trẻ “không tồn tại” kể từ đó, chưa từng xuất hiện trong bất kỳ hệ thống chính thức nào của chính quyền, và trở thành những “đứa trẻ ma”.

Nhiều trẻ sơ sinh vô danh trong số này đã bị người thân bỏ rơi, thậm chí giết chết. Hiện có 34 trẻ sơ sinh đã được xác nhận là đã tử vong.

Có em bị cha mẹ bỏ rơi trong núi sâu sau khi sinh ra vì mắc hội chứng Down;

Một số trẻ em đã bị giết sau khi sinh, và cơ thể nhỏ bé của chúng được chôn cất trong vườn nhà;

Cũng có nhiều trẻ em bị bỏ rơi trong thùng trẻ em và được “chuyển tay” thông qua các giao dịch trực tuyến…

Các trường hợp mà cảnh sát có thể tìm ra tung tích chỉ là con số rất nhỏ, và thuật sự có rất nhiều trẻ nhỏ biến mất như bóng ma.

Với việc đi sâu vào điều tra “những em bé ma”, nhiều vụ lạm dụng trẻ em và giết người có chủ ý đã xuất hiện. Ngày 14/7, cảnh sát Hàn Quốc thông báo rằng một phụ nữ ở thành phố Gwangju đã bị buộc mưu sát do liên quan đến việc giết hại một em bé sơ sinh mới 6 ngày tuổi. Ban đầu, cô ta nói dối về việc vứt đứa bé đã chết đi, nhưng sau đó thừa nhận rằng cô ta cố tình làm đứa bé chết ngạt rồi bỏ xác vào túi rác.

Sau khi những vụ án tương tự lần lượt bị phanh phui, xã hội Hàn Quốc yêu cầu phải trừng trị nghiêm khắc những tội ác liên quan đến trẻ sơ sinh. Vào ngày 18/7, Quốc hội Hàn Quốc đã bỏ phiếu thông qua sửa đổi “Luật hình sự”, theo đó sẽ tăng hình phạt đối với những kẻ giết và bỏ rơi trẻ sơ sinh, mức án cao nhất có thể là tử hình. Đây là lần đầu tiên Hàn Quốc sửa đổi các luật liên quan sau 70 năm, luật sửa đổi sẽ chính thức được thực thi sau 6 tháng.

Vụ án trẻ sơ sinh chết trong tủ lạnh ở Suwon

Tổng hợp thông tin được truyền thông Hàn Quốc đưa tin, vào ngày 21/6, cảnh sát được giao nhiệm vụ đã lục soát nhà của A và tìm thấy hai đứa trẻ sơ sinh đã chết trong tủ lạnh của cô. A bị bắt khẩn cấp tại chỗ, “chứng cứ” quan trọng nhất đã được tìm thấy, cô ta không hề có ý định che giấu tội ác của mình mà trực tiếp khai nhận những việc mình đã làm với cơ quan cảnh sát.

“Do kinh tế khó khăn nên đã phạm tội (giết hại 2 đứa trẻ sơ sinh và giấu xác).”

Lời khai của A chắc chắn là cú sốc rất lớn đối với những người thân và hàng xóm xung quanh.

Một người ngoài 30 tuổi như A, nhìn bề ngoài có vẻ là một người mẹ gần gũi và ôn hòa, cô cùng người chồng B ngoài 40 tuổi nuôi dưỡng 3 đứa con: con gái lớn 12 tuổi, con trai thứ hai 10 tuổi và con gái thứ 3 được 8 tuổi.

Điều kiện nhà của họ không tốt lắm, ban đầu họ sống ở tầng bán hầm, sau khi bố mẹ chồng chuyển nhà, đến cuối năm ngoái họ mới chuyển đến chung cư mà bố mẹ chồng từng ở, cũng chính là nơi ở hiện tại của họ.

Gia đình 5 người đang phải sống trong cảnh túng thiếu, nuôi con ở Hàn Quốc không hề rẻ, tiền ăn, mặc, nhà ở, đi lại, học hành của 3 đứa trẻ chiếm phần lớn chi tiêu của gia đình.

Sau khi vụ thảm án kinh hoàng được phanh phui, cả xã hội Hàn Quốc bàng hoàng, hai em bé sơ sinh mới một ngày tuổi đã biến mất không tiếng động, thi thể non nớt bị đông lạnh trong tủ lạnh và hàng ngày vẫn ở bên gia đình.  Ngoài người mẹ tận tay giết hại chúng ra, không ai biết sự tồn tại của chúng.

Xã hội Hàn Quốc bị sốc mạnh:

“Điên rồi.”

“Xin hãy nói cho tôi rằng tôi đã đọc sai bài báo này.”

“Khi nào có thể thực sự nuôi dưỡng tốt những đứa trẻ sinh ra trước, thì hãy nói đến vấn đề tỷ lệ sinh.”

“Những chuyện như thế này xảy ra hàng ngày, bây giờ tôi không còn ngạc nhiên nữa. Thật sự khiến người ta đau lòng, như thế này thì còn sinh con gì nữa đây?”

Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc thông báo sẽ hợp tác với Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hàn Quốc, cảnh sát và chính quyền địa phương để điều tra toàn bộ 2.236 “em bé ma” đã biến mất trong hệ thống.

Để ngăn chặn thêm nhiều trẻ sơ sinh bị giết hại, Chính phủ Hàn Quốc cũng đang cải cách hệ thống khai sinh cho trẻ em. Ngày 30/6, phiên họp toàn thể của Quốc hội Hàn Quốc đã thông qua dự luật “Hệ thống thông báo khai sinh”, để ngăn chặn tình trạng cha mẹ cố tình không đăng ký cho con từ đó sinh ra “đứa trẻ ma”, dự luật quy định người phụ trách một cơ sở y tế phải khai báo cho trẻ trong vòng 14 ngày kể từ ngày trẻ sinh ra, việc thông báo chính thức thông tin khai sinh sẽ tránh cho trẻ “bị biến mất”.

Tuy nhiên, một số người chỉ ra rằng nếu hệ thống thông báo sinh được triển khai, một số bà mẹ sẽ không thể đến bệnh viện để sinh con vì nhiều lo ngại, điều này sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và con.