Một phụ nữ châu Á bị tấn công ngẫu nhiên bởi một người vô gia cư có vấn đề về tâm thần vào sáng sớm thứ Bảy tuần trước (ngày 15/1), dẫn đến ngã vào đường ray tàu điện ngầm tử vong. Vụ việc khiến cộng đồng người Hoa tại New York vô cùng chấn động, kéo theo làn sóng kêu gọi thành phố này tăng cường luật pháp, trật tự và kiểm soát những người vô gia cư.

id13512318 155595 600x400 1
Thị trưởng New York Adams tham dự một sự kiện Ngày Martin Luther King vào ngày 17/1/2022. (Nguồn: Michael Appleton / Văn phòng Thị trưởng)

Ngày (15/1), tin dữ về cô Michelle Alyssa Go được lan truyền, nghi phạm Martial Simon, 61 tuổi, đã ra đầu thú với cảnh sát. Theo thông tin được cảnh sát công bố, nghi phạm Simon là một người vô gia cư. Theo nhiều kênh truyền thông đưa tin, Simon bị bệnh tâm thần, ông ta giả vờ nói rằng nạn nhân đã lấy trộm áo khoác của mình và thậm chí còn tự xưng là “Chúa” để lấy đó làm lý do phạm tội.

Bên cạnh việc yêu cầu chính quyền thành phố thắt chặt các biện pháp an ninh xã hội, dư luận cũng yêu cầu cần dựa vào pháp luật để kiểm soát những người vô gia cư có hành vi hung hãn, có vấn đề về thể chất và tinh thần.

Ông Phil Wong, chủ tịch Liên minh người Mỹ gốc Hoa tại New York (CACAGNY), và một số lãnh đạo cộng đồng người Hoa đã được New York Post phỏng vấn vào ngày người phụ nữ châu Á bị tấn công và ngã vào đường ray. Trong cuộc phỏng vấn, ông Phil Wong đã lên án những thiếu sót của Đảng Dân chủ trong chính sách an ninh xã hội.

Trong cuộc phỏng vấn với Epoch Times vào ngày 17/1, ông Phil Wong cho biết, mặc dù cảnh sát khởi tố lên cơ quan công tố địa phương về tội mưu sát, nhưng ông vẫn phải quan sát xem công tố viên Alvin Bragg của quận Manhattan cuối cùng sẽ đưa ra quyết định như thế nào. Ông Phil Wong cho rằng các công tố viên quận Manhattan từ lâu đã dung túng các vụ án phạm tội của những người vô gia cư có hành vi hung hăng và mắc bệnh tâm thần, nhưng “sự buông thả sẽ chỉ khiến nhiều người hơn nữa đến Manhattan, và người châu Á sẽ càng dễ bị tấn công hơn”.

Ông Phil Wong chỉ ra rằng nếu công tố viên quận Manhattan dung túng cho cho kẻ phạm tội, điều đó sẽ chỉ khiến nhiều người Hoa ủng hộ Đảng Cộng hòa hơn. Ông nói: “Tôi hy vọng ông Alvin Bragg sẽ tiếp tục là [công tố viên của quận], bởi vì như thế này thì sẽ có nhiều người hơn nữa muốn bỏ phiếu cho Đảng Cộng hòa.” (Ông Alvin Bragg thuộc đảng Dân chủ).

Tờ New York Post cũng đăng một bài xã luận hôm 16/1, một ngày sau khi xảy ra vụ việc, yêu cầu Thị trưởng New York nên tìm cách đưa những người vô gia cư nguy hiểm ra khỏi tàu điện ngầm và buộc họ ngừng lang thang trên đường phố.

Ông Trần Gia Linh (Chen Jialing), một thành viên của Ủy ban Cộng đồng Khu Phố Tàu Thứ ba của Manhattan, đã thông qua Twitter để nêu tên Thị trưởng New York Eric Adams, Công tố viên quận Manhattan Alvin Bragg, Dân biểu Grace Meng, và thành viên Hạ viện tiểu bang Yuh line Niu, kêu gọi các quan chức dân cử thực hiện “Đạo luật Kendra” (Kendra’s Law), yêu cầu những người vô gia cư mắc bệnh tâm thần và có hành vi hung hăng phải được tư vấn tâm lý bắt buộc và quan sát tại địa điểm quy định trong ít nhất một năm.

Hệ thống chính phủ này không an toàn”, ông Trần Gia Linh đã tweet. “Đây không phải là một thành phố an toàn trừ khi các thẩm phán và công tố viên địa phương không lo lắng về phản ứng chính trị, có can đảm sử dụng Đạo luật Kendra, vẫn giam giữ và chờ xét xử những người phạm trọng tội có khả năng có vấn đề về tâm thần.”

Đạo luật Kendra, có hiệu lực ở bang New York từ năm 1999, trao quyền cho các thẩm phán ban hành mệnh lệnh “hỗ trợ điều trị ngoại trú” (assisted outpatient treatment) sau khi xem xét tiền sử bệnh và tình trạng hiện tại của bệnh nhân, rằng họ không có khả năng sống sót an toàn trong cộng đồng trong tình huống không có sự giám sát, do đó yêu cầu những người mắc bệnh tâm thần đáp ứng các tiêu chuẩn nhất định phải được chăm sóc tâm thần thường xuyên.

Ông Tất Nhuận Toàn, một nhà quản lý chăm sóc dịch vụ xã hội, cho biết trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 17/1 rằng những bệnh nhân mắc bệnh tâm thần hung hãn cần được điều trị bắt buộc, nhưng vấn đề là hiện có rất nhiều người vô gia cư có tình trạng này. Rất khó để tìm ra ai có khuynh hướng bạo lực, nhưng nếu họ có danh tính hoặc từng gặp bác sĩ tâm thần thì có thể có hồ sơ để theo dõi.

Trong ngày khi nghi phạm gây án tại ga tàu điện ngầm Quảng trường Thời đại, ông ta vốn dĩ muốn tấn công một người phụ nữ khác nhưng người phụ nữ này tỉnh táo và rời khỏi hiện trường, nhờ đó mà tránh được tai họa. Ông Tất Nhuận Toàn nói rằng ông cảm thấy nghi phạm là một kẻ rất dễ ra tay, và ông ta sẽ không kết nối vụ việc này với tội ác thù hận của người châu Á.

“Thế giới bên ngoài khó biết bệnh nhân tâm thần đang nghĩ gì, bệnh tâm thần có rất nhiều loại, chỉ có một số ít có khuynh hướng bạo lực. Cũng có thể là tâm thần phân liệt, cộng thêm khuynh hướng bạo lực nên mới xuất hiện loại hành vi này.” Ông Tất Nhuận Toàn nói, “Rất khó để đánh giá thời điểm đối phương phạm tội, liệu đối phương có sử dụng ma túy hay danh tính thực sự của người đó là gì.”

Dựa trên kinh nghiệm làm nhân viên công tác xã hội ở Hồng Kông, ông Tất Nhuận Toàn chỉ ra rằng nếu những người vô gia cư có hồ sơ bệnh án nhưng có hành vi bạo lực, bác sĩ chăm sóc có thể phải chịu một số trách nhiệm nhất định.

Ông Tất Nhuận Toàn kể lại rằng sau khi một bệnh nhân tâm thần giết chết mẹ và em gái của ông ở Hồng Kông vào năm 1981, sau đó lại tấn công một trường mẫu giáo, dẫn đến nhiều trẻ em mất mạng. Do đó, Hồng Kông đã sửa đổi luật để yêu cầu các bác sĩ chăm sóc của bệnh nhân tâm thần phải chịu trách nhiệm và buộc bệnh nhân tâm thần có khuynh hướng bạo lực phải được điều trị và sống trong ký túc xá. Tại đó, các chuyên gia sẽ hỗ trợ tư vấn và quan sát xem liệu bệnh nhân có thể hòa nhập vào cộng đồng hay không.

“Tuy nhiên, tỷ lệ thành công của bệnh nhân hòa nhập cộng đồng nhìn chung không cao, do bệnh nhân thiếu hệ thống hỗ trợ và cũng không có sự hỗ trợ của người thân, bạn bè nên khó duy trì được trạng thái tinh thần.” Ông Tất Nhuận Toàn nói, “Người vô gia cư gốc Phi có nhiều vấn đề, vì rất có quan hệ với bối cảnh xã hội, gia đình, tình hình kinh tế. hãy nói chuyện với ông ta. Bởi vì bệnh tâm thần một mặt là vấn đề di truyền, một mặt khác là liên quan đến kinh nghiệm xã hội sau khi trưởng thành của bệnh nhân. Khi họ không thể hòa nhập vào xã hội hoặc vượt qua khó khăn thành công, thì tâm lý có thể xuất hiện vấn đề.”

Ông Tất Nhuận Toàn nói: “Nạn nhân rất không may mắn. Gia đình cô ấy có thể cần sự giúp đỡ về kinh tế hoặc tâm lý. Cần một quá trình để chữa lành chấn thương tâm lý. Họ cần học cách xử lý đau buồn này thì mới có thể thoát ra khỏi bóng tối.”

Theo thông tin do cảnh sát đưa ra, người phụ nữ gốc Á quá cố Michelle Alyssa Go, năm nay 40 tuổi, là cư dân của khu Upper West Side của Manhattan. Vào khoảng 9h37 phút sáng ngày xảy ra vụ việc (15/1), cảnh sát nhận được một cuộc gọi báo án từ tuyến tàu điện ngầm N / Q / R / W tại Ga Times Square trên Đại lộ Broadway và Đường 42 Tây. Khi cảnh sát đến, nhân viên cấp cứu phát hiện cô Michelle Alyssa Go bất tỉnh và không phản ứng, nằm trên đường ray với những vết thương, và tuyên bố cô đã chết tại hiện trường.

Cảnh sát hiện đang khởi tố lên công tố viên về tội mưu sát đối với nghi phạm Marshall Simon, và toàn bộ vụ việc vẫn đang được điều tra.

Tuần này, khu vực tư nhân đã phát động một chiến dịch tưởng niệm cô Michelle Alyssa Go. Tổ chức “Người gốc Á chống bất công” (Asian Fighting Injustice) sẽ tổ chức lễ tưởng niệm tại Red Step Plaza trên Đường 47 Tây ở Quảng trường Thời đại lúc 6h chiều Thứ Ba (18/1). Vào ngày 20/1, một sự kiện khác sẽ được tổ chức tại số 91 phía Tây Đại lộ Broadway lúc 2h chiều để tưởng niệm cô Michelle Alyssa Go và Yao Pan Ma, đồng thời kháng nghị việc Cục Dịch vụ Vô gia cư xây dựng một nơi tạm trú cho người vô gia cư tại địa phương. 

Lý Duyệt, Epoch Times