Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hôm 11/2 cho biết, tất cả những lý luận liên quan đến nguồn gốc virus corona mới (còn gọi là virus Trung Cộng, COVID-19), bao gồm cả giả thuyết virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm, đều đáng được điều tra thêm. Tuyên bố của ông Tedros đi ngược với sự phủ nhận thuyết “virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm” mà tổ chức của ông công bố 2 ngày trước đó. 

who who
Ông Tedros khóc trong khi kêu gọi đoàn kết quốc tế chống COVID-19. (Ảnh: WHO)

Theo tờ Daily Caller đưa tin hôm 11/2, tuyên bố của ông Tedros Adhanom được đưa ra sau 2 ngày kể từ cuộc họp báo chung của nhóm liên hợp WHO – Trung Quốc. Nhóm điều tra nguồn gốc dịch bệnh tại Vũ Hán này cho biết thuyết virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm là “rất khó xảy ra”, không đáng để tìm hiểu thêm. Họ ngược lại còn kiến nghị tiến hành nghiên cứu thêm về lý luận được phía Trung Quốc đưa ra, ví dụ như virus có khả năng là từ nơi khác được đưa vào Vũ Hán. 

Ông Tedros Adhanom nói: “Có người nhắc nhở một số vấn đề, liệu có một số giả thiết đã bị từ bỏ. Điều tôi muốn làm sáng tỏ là, tất cả các giả thuyết vẫn là mở, cần nghiên cứu thêm bước nữa”. 

Nhóm điều tra này của WHO vẫn chưa công bố báo cáo để giải thích vì sao họ lại nhận định rằng rất không nên tiến hành điều tra thêm về Viện Nghiên cứu Virus Vũ Hán (nơi đang tiến hành nghiên cứu virus corona trên dơi trước khi đại dịch bùng phát). 

Trong quá khứ đã từng có trường hợp virus chết người rò rỉ từ phòng thí nghiệm tại Trung Quốc. Năm 2014, virus SARS đầu tiên đã hai lần rò rỉ từ Viện Nghiên cứu Virus Trung Quốc ở Bắc Kinh.

Khoảng 1 năm sau khi Vũ Hán báo cáo trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên, WHO mới tiến hành cuộc điều tra thực địa về nguồn gốc COVID-19 tại Trung Quốc. Theo CNBC đưa tin, cuộc điều tra của nhóm điều tra này tại Trung Quốc luôn trong trạng thái bảo mật. 

Người phát ngôn của WHO Tarik Jasarevic nói với Daily Caller rằng báo cáo của WHO dự kiến sẽ được công bố trong “vài ngày tới”. 

Giới khoa học và chính quyền ông Biden đã lên án kết luận của WHO, bởi vì kết luận này nói rằng không nên tiếp tục bỏ tài nguyên và điều tra lý luận virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm.

Ông Richard H.Ebright, một nhà sinh học phân tử người Mỹ tại Đại học Rutgers, nói với Daily Caller rằng: “Đoàn đại biểu của WHO là một sự ngụy trang. Họ không đáng tin. Thành viên của họ nguyện ý – hơn nữa, ít nhất là trong một trường hợp, họ đã nhiệt tình – tham gia lan truyền thông tin giả. 

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price hôm 9/2 cho biết, chính quyền Biden sẽ không đưa ra bất cứ kết luận nào đối với kết quả của nhóm điều tra WHO cho đến khi họ công bố báo cáo hoàn chỉnh. 

Ngày 9/2, Tiến sĩ Peter Daszak, thành viên duy nhất từ nước Mỹ của nhóm điều tra của WHO cho biết, ông cảm thấy “thất vọng” với bình luận của phát ngôn viên Ned Price, đồng thời nói trong một tweet rằng không nên tin tưởng vào tình báo của Mỹ về nguồn gốc COVID-19. Trước khi Nhà Trắng kiểm tra báo cáo của WHO, thì nên tin tưởng hoàn toàn vào kết luận của nhóm điều tra WHO. 

Ông Peter Daszak đã bị lên án vì tham gia vào nhóm chuyên gia của WHO. Trước khi dịch bệnh bùng phát, ông đã từng hợp tác mật thiết với Viện Nghiên cứu Virus Vũ Hán và nhà nghiên cứu hàng đầu về virus corona trên dơi. 

Trong một cuộc phỏng vấn trên chương trình Podcast vài tuần trước khi trường hợp nhiễm COVID-19 đầu tiên ở Vũ Hán được báo cáo, ông Peter Daszak đã thảo luận về việc chỉnh sửa gen virus corona trên dơi trong phòng thí nghiệm dễ dàng như thế nào. Người hỗ trợ loại thí nghiệm này, cũng gọi là nghiên cứu tăng cường chức năng, nói rằng nó là một công cụ hữu ích để tạo ra các phương pháp điều trị cho các đợt bùng phát trong tương lai. Tuy nhiên, một số nhà virus học nói rằng điều này quá nguy hiểm, bởi vì nó mang đến rủi ro đưa một loại virus mới vào cơ thể người. 

Theo Wall Street Journal, ông Peter Daszak là chủ tịch của tổ chức phi lợi nhuận “Liên minh Sinh thái Sức khỏe” (EcoHealth Alliance). Tổ chức này đã sử dụng các khoản trợ cấp của người nộp thuế ở Mỹ để gửi gần 600.000 USD cho Viện Nghiên cứu Virus Vũ Hán từ năm 2014 đến năm 2019. Số tiền này được dùng cho dự án nghiên cứu về virus corona trên dơi ở Trung Quốc.

Bà Thạch Chính Lệ, ở Trung Quốc được gọi là “Người đàn bà dơi”, đã từng nói với tờ Scientific American vào tháng Ba năm ngoái rằng sau khi lần đầu tiên biết về dịch bệnh vào tháng 12/2019, bà đã lo lắng về việc virus bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm của bà ở Vũ Hán, do đó bà đã bị mất ngủ.

Thành Dung, Vision Times

Xem thêm: