Tờ China Press của Malaysia đưa tin hôm 24/2, sau 9 ngày tiêm vắc-xin COVID-19 do Công ty Công nghệ Sinh học Sinovac của Trung Quốc sản xuất, một y tá Indonesia đã tử vong.

 

Embed from Getty Images

Vắc-xin COVDID-19 của công ty Sinovac Trung Quốc (Ảnh minh họa: Getty Images)

Gần đây, Trung Quốc đã bắt đầu xuất các lô hàng vắc-xin ngừa virus corona của họ như một phần trong nỗ lực “ngoại giao vắc-xin” nhằm xây dựng lại hình ảnh, đồng thời giành lại lợi thế trước các đối thủ phương Tây trong đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, do vắc-xin được đưa ra thị trường khá gấp gáp khi còn chưa hoàn thành thử nghiệm Giai đoạn III, tỷ lệ hiệu quả thấp, cùng với nhiều phản ứng phụ được báo cáo, nhiều người đang cảm thấy lo ngại về tính an toàn khi tiêm loại vắc-xin này.

Theo China Press của Malaysia, 9 ngày sau khi tiêm vắc xin CoronaVac của Sinovac, một y tá 33 tuổi tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực Ngudi Waluyo ở Blitar, East Java đã tử vong. Nạn nhân được xác nhận là Erny Kusuma Sukma Dewi, đã tiêm liều vắc-xin 2 mũi đầu tiên vào ngày 28/1.

Tuy nhiên, trước khi tiêm mũi thứ hai, cô bắt đầu sốt, khó thở và ho. Cô nhập viện ngày 5/2 và được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt ngày 6/2, đến ngày 14/2 thì qua đời. 

Trước khi chết, một mẫu xét nghiệm vi sinh bề mặt cho thấy cô đã nhiễm COVID-19, SINDOnews.com đưa tin.

Giám đốc bệnh viện Endah Woro Utami nói rằng người y tá này đã tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng quát trước khi tiêm mũi thứ hai.

Ông Woro cho biết ngoài việc bị đánh giá là béo phì, nữ y tá này hoàn toàn khỏe mạnh và không mắc chứng bệnh nào khác. Ông không rõ cô Erny Kusuma Sukma Dewi bị nhiễm virus corona như thế nào, bởi không có nhân viên nào khác được chẩn đoán nhiễm bệnh.

CNN Indonesia cho hay, phía chi nhánh Blitar thuộc Hiệp hội Y tá toàn quốc Indonesia đã xác nhận, “chẩn đoán mới nhất của bệnh nhân là nhiễm COVID-19, bị viêm phổi, đông máu nội mạch lan tỏa, và béo phì”

Sau khi nữ y tá qua đời, Bộ Y tế Indonesia đã gửi lời chia buồn sâu sắc nhưng từ chối bình luận về bất kỳ khả năng liên quan nào giữa vắc-xin Sinovac với cái chết của cô. Họ nhấn mạnh rằng sau lần tiêm đầu tiên, quá trình này có thể chỉ kích hoạt phản ứng miễn dịch một phần, và khoảng từ 14 – 28 ngày sau mũi tiêm thứ hai, cơ thể mới phát triển cơ chế miễn dịch với COVID-19.

Tháng 12/2020, Anvisa, Cơ quan Quản lý Y tế Brazil, đã chỉ trích chính phủ Trung Quốc do không đưa ra các tiêu chuẩn trong việc sử dụng khẩn cấp CoranaVac công khai từ hồi tháng 6. Ngoài ra, vắc-xin giả sản xuất tại Trung Quốc cũng đã bắt đầu trở thành một vấn nạn khó giải quyết. Nhà cầm quyền Trung Quốc trong tháng này đã bắt giữ kẻ cầm đầu được cho là lừa đảo hàng triệu đôla khi trộn dung dịch muối với nước khoáng ‘phù phép’ thành vắc-xin, sau đó bán chúng ở trong và ngoài nước.

Độ an toàn của vắc xin BBIBP-CorV do Trung Quốc sản xuất, một loại vắc xin bất hoạt của Tập đoàn Công nghệ sinh học quốc gia Trung Quốc (CNBG) – cũng là một chi nhánh của Tổng Công ty Dược phẩm Quốc gia Trung Quốc (Sinopharm), đã bị nghi ngờ với 73 phản ứng phụ đã được liệt kê trong sổ tay hướng dẫn. Ngoài ra, một nghiên cứu của Brazil về vắc xin do Công ty Công nghệ sinh học Sinovac sản xuất cũng phát hiện tỷ lệ hiệu quả của mũi tiêm chỉ đạt 50,4% – chỉ vừa đủ vượt qua ngưỡng 50% của Tổ chức Y tế Thế giới để được phê duyệt theo quy định.

Một khảo sát công bố hôm 23/2 cho thấy chỉ 1,3% người Đài Loan chấp nhận vắc xin COVID-19 do Trung Quốc sản xuất, trong khi 72% người lựa chọn vắc-xin sản xuất tại Đài Loan.

Còn tại Malaysia, sau khi nhận lô vaccine viêm phổi Vũ Hán từ hãng Sinovac, Trung Quốc, vào ngày 27/2, các cơ quan quản lý của quốc gia này cho biết, họ sẽ phải kiểm tra tính ổn định, qua đó bảo đảm rằng vaccine này an toàn rồi mới đưa ra sử dụng.

Trước đó, tháng 10/2020, Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro đã đặt nghi vấn về tính hiệu quả của các vaccine Trung Quốc và đã viết trên mạng xã hội rằng: “Người dân Brazil sẽ không phải là chuột bạch cho bất kỳ ai.”

Nhật Minh (T/h)

Xem thêm: