Vụ ‘chuyến bay giải cứu’: Hai cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và 52 bị can bị truy tố
- Khánh Vy
- •
Hai cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng và Vũ Hồng Nam cùng 19 bị can khác bị xác định nhận hối lộ 177,3 tỷ đồng trong vụ án “chuyến bay giải cứu”.
- Vụ chuyến bay giải cứu: Cựu Thứ trưởng Ngoại giao nhận hối lộ 21,5 tỷ đồng
- Vụ chuyến bay giải cứu: Cựu PGĐ công an Hà Nội nhận 42,8 tỷ đồng để chạy án
- Vụ ‘chuyến bay giải cứu’: Cựu đại sứ Việt Nam tại Malaysia bị bắt
Sáng ngày 19/4, sau khoảng 1 tuần Bộ Công an công bố kết luận điều tra, Viện KSND Tối cao đã hoàn tất cáo trạng truy tố 54 bị can trong vụ án “Chuyến bay giải cứu”.
Trong các bị can có 26 người thuộc Văn phòng Chính phủ và các bộ Ngoại giao, Y tế, GTVT và các cán bộ cựu công an. Những bị can còn lại thuộc UBND cấp tỉnh, doanh nghiệp và người trung gian.
Trong 54 bị can có 2 cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng và Vũ Hồng Nam; ông Nguyễn Quang Linh (nguyên Trợ lý Phó Thủ tướng), bà Nguyễn Thị Hương Lan (cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao) bị truy tố về tội “Nhận hối lộ”.
Cùng tội này, Viện KSND Tối cao cũng truy tố cựu Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chử Xuân Dũng, cựu Phó Chủ tịch UBND Quảng Nam Trần Văn Tân cùng 15 bị can bị khác.
4 bị can bị truy tố tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, gồm: Trần Việt Thái (cựu Đại sứ Việt Nam tại Malaysia) và 3 cán bộ thuộc cơ quan này là Nguyễn Lê Ngọc Anh, Nguyễn Hoàng Linh, Đặng Minh Phương.
29 bị can còn lại bị truy tố về một trong các tội “Đưa hối lộ”, “Môi giới hối lộ” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Riêng bị can Trần Thị Hà Liên (lao động tự do) bị truy nã về tội “Môi giới hối lộ”.
Theo cáo trạng, tháng 4/2020, dịch COVID-19 lan rộng trên toàn thế giới, nhu cầu về nước của công dân Việt Nam ở nước ngoài không ngừng tăng, ban đầu là hơn 10.000 người nhưng sau mỗi tháng con số tăng lên hàng chục nghìn người.
Sau khi đưa 30 công dân Việt Nam từ Vũ Hán (Trung Quốc) về Việt Nam vào tháng 3/2020, tháng 4/2020, Chính phủ Việt Nam cho phép thực hiện các chuyến bay “giải cứu”. Trên cơ sở đó, Tổ công tác 5 bộ (Ngoại giao, Y tế, Bộ GTVT, Công an, Quốc phòng) được thành lập để thực hiện chuyến bay combo đưa công dân hồi hương.
Theo đó, các cơ quan chức năng đã cấp phép và tổ chức hơn 1.000 chuyến bay đưa trên 200.000 người dân từ 62 quốc gia, vùng lãnh thổ về nước.
Trong quá trình thực hiện các cơ quan đã có sự chồng chéo, không rõ ràng về thẩm quyền. Từ đó, các bị can và những cá nhân có thẩm quyền ở các bộ, ngành đã gây khó khăn, nhũng nhiễu, làm khó doanh nghiệp tổ chức chuyến bay, tạo cơ chế xin cho buộc doanh nghiệp phải nâng giá vé máy bay và các chi phí phát sinh khác để ‘bôi trơn”, đưa hối lộ.
21 cán bộ nhận hối lộ 177,3 tỷ đồngTheo thống kê của Bộ Công an, tổng cộng 21 cán bộ đã nhận hối lộ với số tiền 177,3 tỷ đồng. Trong số này, đứng đầu danh sách nhận hối lộ với số tiền cao nhất là bị can Phạm Trung Kiên với số tiền bị cáo buộc là 42,6 tỷ đồng. Với vai trò là thư ký, giúp việc cho ông Đỗ Xuân Tuyên (Thứ trưởng Bộ Y tế), bị can Kiên đã yêu cầu doanh nghiệp phải chi tiền, tùy từng thời điểm mới chấp thuận chuyến bay theo đề nghị của Bộ Ngoại giao, Văn phòng Chính phủ hoặc Bộ Y tế ký văn bản chấp thuận cho khách lẻ được về nước. Cựu Phó trưởng phòng Tham mưu Cục Quản lý xuất nhập cảnh Vũ Anh Tuấn bị cáo buộc nhận hơn 27 tỷ đồng. Kết luận điều tra nêu, bị can Vũ Anh Tuấn đã thống nhất với ông Phạm Trung Kiên chủ động liên hệ với các doanh nghiệp, yêu cầu doanh nghiệp phải chi tiền, tùy từng thời điểm thì mới đồng ý đề xuất cho doanh nghiệp được thực hiện chuyến bay. Bà Nguyễn Thị Hương Lan, cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) bị cáo buộc nhận hối lộ hơn 25 tỷ đồng. Trên thực tế, tất cả các kế hoạch dự kiến lựa chọn doanh nghiệp tham gia tổ chức chuyến bay combo do Phòng bảo hộ công dân dự thảo đều phải xin ý kiến chỉ đạo của bị can Nguyễn Thị Hương Lan, trước khi ký, trình lãnh đạo Bộ Ngoại giao phê duyệt. Bà Lan bị cáo buộc đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp và chỉ tiếp xúc với các doanh nghiệp lớn, thân quen, hoặc doanh nghiệp có mối quan hệ với lãnh đạo các cấp. 8 đại diện doanh nghiệp đã hối lộ bà Lan hơn 25 tỷ để thúc đẩy việc được tham gia tổ chức các chuyến bay giải cứu combo. Cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng bị cáo buộc nhận 21,5 tỷ đồng tiền hối lộ. Với vai trò là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, quá trình thực hiện công vụ, ông Dũng đã chỉ đạo cấp dưới đưa doanh nghiệp thân quen, liên hệ nhờ vào danh sách kế hoạch thực hiện chuyến bay combo. Trong quá trình điều tra, cơ quan công an đã thu giữ 146 lượng vàng (5.475 gram, tương đương gần 5,5kg); 670.000USD; 2 thẻ ngân hàng… Các bị can trong vụ án cũng nộp lại hàng chục tỷ đồng và hàng trăm nghìn USD hưởng lợi bất chính. Trong đó, gia đình cựu Thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn nộp lại 460.000 USD; cựu Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng đã nộp 2 tỷ đồng tiền hưởng lợi bất chính. Gia đình cựu Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chử Xuân Dũng cũng nộp lại 50.000 USD và 600 triệu đồng tiền hưởng lợi bất chính… |
Khánh Vy (t/h)
Từ khóa Bộ Ngoại giao chuyến bay giải cứu vụ chuyến bay giải cứu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao