Nhiều phương tiện truyền thông nước ngoài đưa tin rằng lò hỏa táng ở Bắc Kinh đã quá tải, nhưng số người chết mà chính quyền công bố vẫn là con số không. Một giáo sư người Mỹ gốc Hoa đã tố cáo sự kém cỏi của ĐCSTQ và bị “ngũ mao” của Đảng miệt thị.

409233610956 600x400 1
Giáo sư Hoàng Á Sinh (Huang Yasheng, thứ ba từ trái sang), phó giáo sư Trường Quản lý Sloan của Viện Công nghệ Massachusetts. (Ảnh: Epoch Times)

AFP đưa tin hôm thứ Sáu (ngày 16/12) rằng hai lò hỏa táng ở Bắc Kinh xác nhận rằng họ mở cửa 24h/ngày để đáp ứng nhu cầu gia tăng và hiện đã quá tải, nhưng dữ liệu chính thức của chính quyền ĐCSTQ vẫn cho thấy không có thêm một ca tử vong do COVID-19 nào kể từ ngày 4/12. 

Một nhân viên của lò hỏa táng nói với AFP: “Chúng tôi rất bận rộn! Hàng chục trong số 60 nhân viên của chúng tôi đã xét nghiệm dương tính, nhưng chúng tôi không có lựa chọn nào khác, gần đây chúng tôi quá bận rộn.”

“Chúng tôi hỏa táng 20 thi thể mỗi ngày, chủ yếu là người già. Gần đây có rất nhiều người bị ốm.”

Một lò hỏa táng khác nói với AFP rằng họ đã có một danh sách chờ đợi kéo dài một tuần.

Ông Hoàng Á Sinh (Huang Yasheng), phó khoa và giáo sư kinh tế chính trị tại Trường Quản lý Sloan của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), đã đăng lại báo cáo của AFP vào thứ Bảy (17/12) và tweet: “Đây là một ví dụ về thất bại của hệ thống chủ quyền Westphalia.”

Năm 1648, các nước châu Âu xác lập nguyên tắc hòa thuận với nhau ở Westphalia, yêu cầu thiết lập trạng thái cân bằng quyền lực trong cộng đồng quốc tế, vận dụng nguyên tắc bình đẳng chủ quyền của luật pháp quốc tế và sự kiềm chế lẫn nhau giữa các cường quốc, mục đích là để ngăn chặn sự cân bằng quyền lực sau khi bị phá vỡ sẽ dẫn đến sự xuất hiện của chủ nghĩa bá quyền đế quốc, từ đó ngăn chặn toàn bộ thế giới bị thống trị bởi một quốc gia nào đó.

Ông Hoàng Á Sinh viết: “Khi nói đến các bệnh truyền nhiễm, sự thiếu minh bạch trong một hệ thống có thể có tác động lan tỏa đến các hệ thống khác. Các nước còn lại trên thế giới có quyền lợi chính đáng đối với tính chân thực của dữ liệu của Trung Quốc.”

 

Sau đợt bùng phát virus COVID-19 đầu tiên ở Vũ Hán vào năm 2020, ĐCSTQ đã trấn áp những người trong cuộc và che giấu sự bùng phát. Do chính quyền đặt ra các tiêu chí nghiêm ngặt để phân loại các trường hợp tử vong liên quan đến COVID-19, do đó nhiều trường hợp bệnh nhân dương tính tử vong đã không được báo cáo 

Ba năm sau, các quan chức ĐCSTQ vẫn đang che giấu dịch bệnh. Một thông báo chính thức từ Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc hôm thứ Sáu (ngày 16/12) cho biết không có trường hợp tử vong mới. Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc đã ngừng công bố số liệu tử vong kể từ ngày 7/12, khi Trung Quốc dỡ bỏ lệnh phong tỏa. Báo cáo cuối cùng về số ca tử vong là vào ngày 3/12.

Tuy nhiên, chỉ có trang tin Caixin, một kênh truyền thông tài chính tại Trung Quốc Đại Lục, đưa tin hôm thứ Sáu rằng hai nhà báo cấp cao của cơ quan truyền thông chính thức của ĐCSTQ tại Bắc Kinh đã chết vì dịch bệnh. Một trong số họ là ông Dương Lương Hoa (Yang Lianghua, 74 tuổi), cựu phóng viên của Nhân Dân Nhật Báo, đã qua đời vào thứ Năm (15/12). Người còn lại là Chu Chí Xuân (Zhou Zhichun, 77 tuổi), cựu phó chủ tịch kiêm phó tổng biên tập tờ Thanh Niên Trung Quốc, qua đời ngày 8/12.

Chỉ trích sự kém cỏi của ĐCSTQ, đau lòng cho hiện trạng của xã hội Trung Quốc

Sau đó, ông Hoàng Á Sinh lại tweet chỉ trích sự kém cỏi của ĐCSTQ. Ông nói, khi COVID-19 gây ra tổn thất khủng khiếp ở Trung Quốc, nếu có người đổ lỗi cho người biểu tình trong phong trào giấy trắng trước đó, “chứ không phải là sự kém cỏi của chính phủ, thì tôi sẽ không thấy ngạc nhiên”.

“Câu nói ‘chính phủ không thể làm sai’ có nguồn gốc sâu xa ở Trung Quốc,” ông nói.

Ảnh chụp màn hình các tiêu đề hoàn toàn khác của truyền thông ĐCSTQ Nhân dân Nhật báo  trong những tháng gần đây đã được lan truyền rầm rộ trên Twitter. Mọi người nói đùa rằng nội dung của báo cáo trong ngày thì cảm giác là chính xác, nhưng sẽ mâu thuẫn khi biến nó thành một cuốn sách đóng gáy .

Người dùng Twitter tiếng Trung cũng chỉ đích danh những người được gọi là chuyên gia y tế nổi tiếng ở Trung Quốc, những người này đã phóng đại sự nguy hiểm của virus biến thể Omicron để ủng hộ chính sách ‘zero COVID’ của chính phủ, nhưng họ đã nhanh chóng thay đổi giọng điệu sau khi chính sách zero COVID được nới lỏng.

Tờ New York Times hôm 15/12 đã đăng một bài viết có tiêu đề, “3 năm thực hiện zero COVID: Nỗi đau tập thể của người dân Trung Quốc và một chính phủ sẽ không bao giờ xin lỗi”.

Phóng viên Yuan Li nói rằng tất cả những người mà cô phỏng vấn đều tin rằng chính quyền ĐCSTQ nên xin lỗi vì chính sách này, nhưng không ai trông chờ rằng chính quyền sẽ làm như vậy. Họ nói rằng ĐCSTQ chỉ có thể là “vĩ đại, quang minh và chính xác”. Ngoài ra, nhà lãnh đạo tối cao Tập Cận Bình đã đàn áp hầu hết mọi ý kiến ​​bất đồng và chỉ trích tầng lãnh đạo của ĐCSTQ.

Một trong những người quản lý dự án của một công ty Internet ở Bắc Kinh nói rằng trong một xã hội bình thường, đối với những sai lầm chính sách nghiêm trọng như ‘zero COVID’, điều mà công chúng yêu cầu không chỉ là một lời xin lỗi.

“Đó không chỉ là một lời xin lỗi, mà còn phải là thay đảng cầm quyền khác. Nhưng trong ngữ cảnh này của chúng ta, thì lại không phải là vậy,” ông nói 

Ngay sau khi ông Hoàng Á Sinh đăng dòng tweet chỉ trích ĐCSTQ kém cỏi, Andy Boreham, một ‘ngũ mao’ người nước ngoài và là người New Zealand nổi tiếng trên mạng ở Trung Quốc, đã lên tiếng chỉ trích ông Hoàng Á Sinh: “Tại sao các ‘giáo sư’ luôn chia sẻ những quan điểm không hợp nhất? Mọi người biết đấy, nếu không thực sự có bất kỳ cái nhìn sâu sắc nào, thì không nên nói gì cả.” Twitter đã gắn nhãn tài khoản của Andy Boreham là “phương tiện truyền thông trực thuộc nhà nước Trung Quốc”.

Ông Hoàng Á Sinh khéo léo tiếp thu lời nói của Andy Boreham và mở rộng: “Tôi không biết anh là ai, nhưng tôi rất vui khi biết rằng anh đã không đổ lỗi tất cả những điều này cho những người biểu tình (trong Phong trào Giấy trắng).”

“Tôi liệu có nên suy đoán rằng anh có thể đổ lỗi cho sự kém cỏi của chính phủ không? (Đây là) một giả thuyết khác của tôi.”

“Nếu anh nghĩ vậy, chúng tôi hoàn toàn đồng ý và anh (cũng có thể) không đồng ý với lời khuyên của chính mình về bài đăng của tôi.”

Ý của ông Hoàng Á Sinh là nếu Andy Boreham không đồng ý với giả thuyết, vậy thì anh cũng không cần phải “đừng nói gì cả”.

Những cư dân mạng khác bắt đầu nói về Andy Boreham dưới cuộc trò chuyện giữa hai người họ. Rõ ràng, Andy Boreham đang “tự trách bản thân và đồng nghiệp của mình vì đã không cung cấp thông tin đáng tin cậy mới nhất”, một cư dân mạng cho biết.

Một cư dân mạng khác viết: “Andy Boreham khá nổi tiếng vì anh ấy thường diễn giải các bình luận của Thời báo Hoàn cầu. Điều này có nghĩa là anh ấy có thể sẽ vô duyên vô cớ biểu hiện một cách khá gay gắt… Vì một số lý do, anh ấy đã phản ứng quá mạnh mẽ và căng thẳng đối với phát ngôn của ông Hoàng Á Sinh.”

Theo Lâm Yến, Epoch Times

Ghi chú: “Ngũ mao đảng” (đảng 5 hào, hay đảng 50 xu) tai tiếng là danh từ mà cư dân mạng thường dùng để châm biếm những dư luận viên chuyên “bình luận thuê” có lợi cho Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hoặc “chửi thuê” các bên đối thủ để kiếm thù lao 50 xu cho mỗi bình luận.